Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 93 - 100)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn GTGT trên địa bàn huyện Lương Sơn

3.2.3. Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra thuế

Giải pháp này góp phần thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN; phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong quá trình thực thi chính sách phát luật thuế của người nộp thuế. Thông qua công tác kiểm tra, tuyên truyền chính sách thuế, nâng cao ý thức chấp hành về thuế và hạn chế thấp nhất thất thu thuế.

Lý do đưa ra giải pháp:

Với việc người nộp thuế tự kê khai, tự tính và tự giác nộp thuế bằng phương thức điện tử qua ngân hàng vào Kho bạc Nhà nước đã nâng cao ý thức chấp hành Pháp luật của người nộp thuế, quy trình này đã giảm tới mức tối thiểu mối quan hệ trực tiếp giữa cán bộ thuế với người nộp thuế. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn ngày càng phát triển mở rộng và đa dạng, địa bàn giáp danh với các huyện, thị của thành phố Hà Nội, nơi có giao thương đa dạng và phong phú vì vậy việc trốn lậu thuế trở nên tinh vi và nghiêm trọng hơn. Với lực lƣợng có hạn trong bộ máy quản lý thuế có thể tập trung vào việc kiểm tra phát hiện và xử lý những trường hợp sai phạm

85

Nội dung giải pháp:

Để công tác kiểm tra thuế thực sự phát huy hiệu quả trong cơ chế quản lý thuế hiện nay, Chi cục Thuế Lương Sơn cần thiết phải thực hiện một số biện pháp sau:

- Lập kế hoạch kiểm tra hàng năm trên cơ sở phân tích rủi ro về thuế, thực hiện đúng phần mềm Hỗ trợ công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra (TPR). Để thực hiện được trên ứng dụng TPR thì trước hết phải thực hiện tốt việc cập nhật dữ liệu trên phần mềm quản lý thuế (TMS), phần mềm nhập báo cáo tài chính (BCTC), hệ thống tập trung và khai thác thông tin người nộp thuế (TPH).

- Đẩy mạnh kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế để phát hiện các dấu hiệu sai phạm trong kê khai thuế, đây là cơ sở quan trọng cho việc quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

- Duy trì thường xuyên công tác kiểm tra nội bộ ngành về việc chấp hành Luật thuế được quy định cho người nộp thuế. Công tác kiểm tra xử lý phải bám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của toàn ngành.

- Có biện pháp xử lý nghiêm minh và kịp thời đối với những trường hợp vi phạm, đặc biệt đối với các tình trạng vi phạm nghiêm trọng kiên quyết truy tố trước Pháp luật để giáo dục răn đe các đối tượng khác.

- Kiểm tra các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, những ngành nghề, lĩnh vực thường sảy ra vi phạm về hóa đơn như: kê khai âm thuế liên tục, kê khai lỗ nhƣng vẫn mở rộng đầu tƣ, doanh nghiệp có khả năng về tài chính nhƣng nợ thuế kéo dài, quy mô sản xuất kinh doanh lớn nhƣng nộp thuế thấp;

có số thuế hoàn lớn và liên tục nhiều kỳ trong năm; doanh thu phát sinh lớn bất thường; doanh thu thấp, chi phí lớn, lỗ nhiều năm; bị cưỡng chế hóa đơn nhƣng vẫn sử dụng; doanh thu phát sinh đột biến sau đó tạm ngừng kinh doanh; có nghi vấn sử dụng hóa đơn trái phép.

86

- Phối hợp với các cơ quan chức năng nhƣ Công an, Thanh tra, Quản lý thị trường, Sở Tài nguyên và môi trường … rà soát chặt chẽ các đối tượng kinh doanh buộc doanh nghiệp phải kê khai đầy đủ đúng kỳ hạn đầu ra, đầu vào, bán hàng phải xuất hoá đơn, nhằm chống thất thu có hiệu quả.

87

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, ngành thuế nói chung và Chi cục Thuế huyện Lương Sơn nói riêng đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý thuế, đặc biệt là công tác quả lý hóa đơn GTGT. Bằng việc giao quyền chủ động cho các doanh nghiệp trong việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn, cơ quan thuế chỉ in và cấp cho các đối tƣợng là hộ gia đình và cá nhân kinh doanh; đồng thời, nâng cao trách nhiệm cho cơ quan quản lý thuế địa phương trong việc in ấn, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn. Từ việc cơ quan thuế in hóa đơn bán cho người nộp thuế chuyển sang để người nộp thuế tự in hoặc tự đặt in hóa đơn. Với cơ chế này, người nộp thuế sử dụng nhiều hóa đơn sẽ rất thuận lợi, không phải mất thời gian để làm các thủ tục mua hóa đơn, chủ động trong việc in và phát hành hóa đơn, đồng thời cơ quan thuế cũng giảm bớt nguồn nhân lực xử lý trong việc giao nhận và bán hóa đơn, cơ quan thuế chỉ tập trung vào theo dõi, quản lý quá trình phát hành, in ấn và sử dụng hóa đơn.

Hoạt động tuyên truyền về chính sách thuế, hóa đơn đƣợc đăng tải sâu rộng thông qua các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ chưa thực sự đi vào chiều sâu, chưa được thường xuyên, liên tục, chƣa xây dựng đƣợc nội dung hỗ trợ trực tuyến trên trang web. Công tác kiểm tra hóa đơn chưa được tăng cường kiểm tra việc tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về tạo hóa đơn, in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn góp phần đề cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về thuế và chế độ kế toán của các tổ chức, cá nhân khi mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Công tác quản lý kiểm tra hồ sơ tại bàn chưa sâu sát để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp.

88

Công tác rà soát doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm trong việc quản lý và sử dụng hóa đơn đã có nhiều giải pháp để tăng cường kiểm tra phát hiện, xử lý vi phạm về mua bán, in, phát hành quản lý và sử dụng hóa đơn hàng hóa, dịch vụ. Ngăn chặn kịp thời tình trạng các tổ chức mua bán hóa đơn trái phép; tăng cường kiểm soát, kịp thời phát hiện các sai phạm; triển khai các nội dung phối hợp đấu tranh chống gian lận, tội phạm về thuế, đặc biệt là lĩnh vực mua bán hóa đơn trái phép.

Qua việc nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá thực tiễn công tác quản lý hóa đơn GTGT trên địa bàn huyện Lương Sơn, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế. Đó là các giải pháp: Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn để ngăn chặn gian lận về thuế do các hành vi vi phạm về hóa đơn gây nên; tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong quá trình thực thi chính sách pháp luật thuế của người nộp thuế ;

Để có thể thực hiện đƣợc các giải pháp nêu trên tôi mạnh dạn đề xuất các khuyến nghị đối với Chính phủ nhƣ sau:

Thứ nhất, tăng chế tài xử phạt đối với các hành vi cố tình gian lận tiền thuế thông qua việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn; thành lập doanh nghiệp để mua đi bán lại hóa đơn lấy chênh lệch nhằm trục lợi bất chính.

Thứ hai, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền trao quyền điều tra thuế cho cơ quan thuế. Việc giao quyền điều tra không những giúp cơ quan thuế có điều kiện làm tốt hoạt động quản lý, tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện mà còn tạo điều kiện làm tốt hiệu quả quản lý thuế nói chung; có biện pháp xử lý hoặc đề xuất xử lý theo thẩm quyền kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý thuế, hóa đơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính (2014), Thông tƣ số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính Phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, Hà Nội.

2. Bộ Tài Chính (2014), Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, Hà Nội.

3. Bộ Tài Chính (2013), Thông tư số 219/2013/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng, Hà Nội.

4. Bộ Tài Chính (2013), Thông tư 156/2013/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế; luật sửa đổi bổ sung luật quản lý thuế và nghị định 83/2013/NĐ-CP, Hà Nội.

5. Bộ tài Chính (2017), Dự thảo Tờ trình Chính phủ kèm theo công văn số 5395/BTC-TCT ngày 25/4/2017 của Bộ Tài chính về đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, Hà Nội.

6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định số 51/2010/NĐ- CP ngày 14/5/2010 của Chính Phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, Hà Nội.

7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2014), Nghị định số 04/2014/NĐ- CP ngày 17/01/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Hà Nội.

8. Chi cục Thuế huyện Lương Sơn (2015 - 2017), Báo cáo tổng kết công tác thuế hàng năm.

9. Chi cục Thuế huyện Lương Sơn, số liệu tại Đội Kê khai - Kế toán thuế và tin học; Đội HC-NS-TV-AN bộ phận quản lý ấn chỉ;

10. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Hà Nội.

11. Trường nghiệp vụ thuế - Bộ Tài chính (2009), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thuế cho công chức mới, Hà Nội.

12. Tổng cục Thuế (2013), Luật quản lý thuế mới sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

13. Tổng cục Thuế (2015), Quy trình kiểm tra hóa đơn số 1403/QĐ-TCT ngày 28/07/2015, Hà Nội.

14. Tổng cục Thuế (2010), Chiến lược hoàn thiện hệ thống chính sách thuế giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội.

16. Các website: http://www.gdt.gov.vn; http://www.hoabinh.gov.vn;

http://hoabinh.gdt.gov.vn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)