Thực trạng công tác quản lý hóa đơn GTGT theo nội dung

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 63 - 80)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng công tác quản lý hóa đơn GTGT

3.1.2. Thực trạng công tác quản lý hóa đơn GTGT theo nội dung

* Tình hình sử dụng hóa đơn GTGT

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế tỉnh Hòa Bình cũng như huyện Lương Sơn có nhiều khởi sắc, các thành phần kinh tế đang dần đƣợc mở rộng. Bên cạnh các chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước, sự dễ dàng và thông thoáng của Luật doanh nghiệp đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Kéo theo đó là đối tƣợng sử dụng hóa đơn GTGT trên địa bàn cả nước nói chung và tại huyện Lương Sơn nói riêng ngày càng tăng.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng hóa đơn GTGT (2015-2017)

ĐVT: Số đối tượng

Loại hình đối tƣợng

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số DN

DN khấu

trừ

Tỷ lệ (%)

Số DN

DN khấu

trừ

Tỷ lệ (%)

Số DN

DN khấu

trừ

Tỷ lệ (%)

DN tƣ nhân 43 41 95 52 50 96 64 62 97

Công ty TNHH 202 202 100 228 228 100 262 262 100 Công ty Cổ phần 70 70 100 82 82 100 96 96 100 Tổng cộng 315 313 99 373 371 99 436 434 99

(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Lương Sơn)

Từ Bảng 3.1 trên ta thấy số lƣợng doanh nghiệp khấu trừ (doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, sử dụng hóa đơn GTGT để kê khai và tính nộp thuế) tăng lên đáng kể, năm 2016 tăng 18,5% so với năm 2015, năm 2017 tăng 17% so với năm 2016. Đối tƣợng sử dụng hóa đơn GTGT chiếm 99% tổng số doanh nghiệp trong các năm, tập chung chủ yếu là Công ty TNHH và Công ty cổ phần. Còn lại một lƣợng nhỏ sử dụng hóa đơn trực tiếp là các doanh nghiệp tƣ nhân hoạt động ở địa bàn xa trung tâm huyện, điều kiện kinh tế khó khăn nên thực hiện không đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định.

Bảng 3.2. Số lƣợng hóa đơn GTGT sử dụng (2015-2017)

ĐVT: số hóa đơn

STT Diễn giải Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

So sánh tăng (%) 2016/2015 2017/2016

(1) (2) (3) (4) (5) (6=(4-

3)/3*100)

(6=(5- 4)/4*100) 1 Tổng số HĐ sử dụng 240.658 252.285 442.838 5 90 2 Trong đó, HĐ GTGT 226.995 238.568 422.265 5 97

3 Tỷ lệ HĐ GTGT (%) 0,94 0,95 0,95 - -

4 Hóa đơn đặt in 206.356 208.485 255.886 1 23

5 Hóa đơn tự in 20.419 26.462 42.620 30 61

6 Hóa đơn điện tử 220 3.621 123.759 1.546 3.318 (Nguồn: Chi cục thuế huyện Lương Sơn) Bảng số liệu trên cho thấy số lƣợng hóa đơn GTGT chiếm tỷ lệ đa số trong tổng số hóa đơn sử dụng tại Chi cục Thuế và tăng dần qua các năm, đặc biệt là năm 2017 (năm 2017 số lƣợng hóa đơn GTGT sử dụng tăng 97% so

với năm 2016). Trong tổng số hóa đơn GTGT sử dụng năm 2017, hóa đơn đặt in tăng 23%, hóa đơn tự in tăng 61% so với năm 2016. Đặc biệt hóa đơn điện tử đƣợc sử dụng tăng lên đáng kể, năm 2016 số lƣợng hóa đơn điện tử tăng 1.546% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 3.318% so với năm 2016. Điều này cho thấy hóa đơn điện tử đã dần đi vào thực tiễn và đƣợc doanh nghiệp lựa chọn sử dụng, thay thế các hình thức hóa đơn trước đây vì nhận thấy lợi ích của hóa đơn điện tử. Điều này cũng là cơ sở thuận lợi để Chi cục Thuế đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện hóa đơn điện tử và tiến tới việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

* Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế về hóa đơn

Xác định được vai trò của công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế về hóa đơn là khâu quan trọng, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý theo cơ chế tự tính, tự kê khai và tự nộp thuế. Các hoạt động tuyên truyền về đăng ký sử dụng hóa đơn, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, cảnh báo hóa đơn … đƣợc đăng tải sâu rộng thông qua các phương tiện truyền thông như báo hình, báo nói, báo viết, tạp chí, tờ rơi, trang thông tin điện tử của cơ quan thuế, đài phát thanh, truyền hình… Đồng thời với hoạt động tuyên truyền, công tác hỗ trợ người nộp thuế về hóa đơn cũng được quan tâm thực hiện tốt thông qua các hình thức đa dạng như trả lời những vướng mắc của người nộp thuế trực tiếp tại bộ phận “một cửa”, giải đáp qua điện thoại, trả lời bằng văn bản, tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, “Tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế”, hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp mới thành lập. Kết quả hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong ba năm được chi tiết tại Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ về hóa đơn (2015-2017)

STT Chỉ tiêu Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

So sánh tăng (%) 2016/2015 2017/2016

(1) (2) (3) (4) (5) (6=(4-

3)/3*100)

(6=(5- 4)/4*100) Công tác tuyên truyền (TT)

1 Thông tin đại chúng, trang

web ngành thuế 300 325 380 8,3 11,7

2 Tài liệu, ấn phẩm, tờ rơi 350 1.000 1.300 185,7 30 3 Gửi văn bản qua Email NNT 1.516 2.280 3.865 50,3 69,5 Công tác hỗ trợ

1 Giải đáp vướng mắc tại CQT 228 252 291 10,5 15,4 2 Giải đáp vướng mắc qua ĐT 286 327 392 14,3 19,8 3 Giải đáp vướng mắc bằng

VB 6 5 8 (16,6) 60

4 Tổ chức tập huấn cho NNT 2 5 2 150 (60)

5 Tổ chức đối thoại với NNT 2 2 2 - -

(Nguồn: Chi cục thuế huyện Lương Sơn) Bảng số liệu trên cho thấy công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế của Chi cục Thuế trong những năm qua tập chung chủ yếu thông qua hình thức gửi văn bản qua địa chỉ Email người nộp thuế. Đây là hình thức tuyên truyền hiệu quả, tiện lợi giúp cơ quan thuế truyền tải đầy đủ và nhanh chóng những thay đổi, sửa đổi, bổ sung của chính sách pháp luật thuế. Bên cạnh đó việc giải đáp, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình kê khai, thực thi chính sách thuế đƣợc Chi cục Thuế thực hiện với các hình thức đa dạng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu hỗ trợ của người nộp thuế.

* Kiểm tra hóa đơn GTGT tại trụ sở cơ quan thuế

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng hóa đơn, trong những năm qua Chi cục Thuế luôn tăng cường kiểm tra việc tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn góp phần đề cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về thuế và chế độ kế toán của các tổ chức, cá nhân khi mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng việc quản lý các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn; và cơ quan quản lý thuế các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

Căn cứ vào việc thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ, báo cáo tình hình tạo in phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp, Bộ phận quản lý ấn chỉ thực hiện lập danh sách doanh nghiệp gửi các loại báo cáo chậm; Báo cáo có nội dung, số liệu sai lệch so với nội dung số liệu của cơ quan thuế quản lý; Nhận dạng, phát hiện các hồ sơ có dấu hiệu nghi vấn về tạo, in, phát hành quản lý và sử dụng hóa đơn để chuyển cho bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn.

Bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn sử dụng dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin về người nộp thuế để đối chiếu, kiểm tra với các hồ sơ, báo cáo do bộ phận quản lý ấn chỉ chuyển sang. Qua đó, đánh giá lựa chọn hồ sơ, báo cáo về hóa đơn của tổ chức cá nhân có rủi ro vi phạm về tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn để phục vụ cho công tác kiểm tra.

Căn cứ vào kết quả thu thập, khai thác thông tin, bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn lựa chọn và phân loại hồ sơ, báo cáo về hóa đơn để xây dựng kế hoạch kiểm tra về việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn của các tổ chức, cá nhân tại trụ sở cơ quan thuế.

* Kiểm tra hóa đơn GTGT tại trụ sở người nộp thuế

Trường hợp doanh nghiệp không giải trình hoặc giải trình nhưng không chứng minh đƣợc hồ sơ, báo cáo về hóa đơn là đúng, công chức kiểm tra hóa đơn báo cáo lãnh đạo bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn trình Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra hóa đơn tại trụ sở của doanh nghiệp.

Nội dung kiểm tra hóa đơn đƣợc quy định cụ thể trong quyết định kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp, gồm: căn cứ pháp lý để kiểm tra; tên tổ chức, cá nhân đƣợc kiểm tra (các đơn vị thành viên cần kiểm tra nếu có); nội dung, phạm vi kiểm tra; thời gian tiến hành kiểm tra; trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên của đoàn kiểm tra; quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra và tổ chức, cá nhân đƣợc kiểm tra.

Kiểm tra đối với tổ chức đƣợc tự in, đặt in hóa đơn:

- Kiểm tra các căn cứ để xác định điều kiện đƣợc tự in hóa đơn của tổ chức đƣợc tự in hóa đơn và các tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trường hợp có đủ căn cứ xác định tổ chức không đủ điều kiện để tự in đặt in hóa đơn, Đoàn kiểm tra lập biên bản báo cáo lãnh đạo bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn trình Thủ trưởng cơ quan thuế xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

- Kiểm tra hình thức, nội dung, tính hợp pháp, hợp lệ của hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Kiểm tra tính chính xác của tờ thông báo phát hành hóa đơn, kiểm tra mẫu hóa đơn để xác định có đảm bảo nội dung theo quy định hay không.

Kiểm tra đối với tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn:

Kiểm tra các điều kiện và trách nhiệm của tổ chức nhận in hóa đơn tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ và Thông tƣ số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính.

Trường hợp có đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện để nhận in hóa đơn, tổ chức không đủ điều kiện cung ứng phần mềm tự in hóa đơn Đoàn kiểm tra lập biên bản báo cáo lãnh đạo bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn trình Thủ trưởng cơ quan thuế xử lý theo thẩm quyền quy định.

Trường hợp qua kiểm tra phát hiện hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn dẫn đến phải xử lý về thuế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà trưởng đoàn kiểm tra hóa đơn báo cáo lãnh đạo bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn trình Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý về thuế hoặc chuyển hồ sơ cho bộ phận kiểm tra thuế để làm thủ tục ban hành quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

* Kiểm tra đối với các doanh nghiệp bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh, tự ý nghỉ kinh doanh không thông báo với cơ quan thuế

Bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn kết hợp với chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp có dấu hiệu bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh, tự ý nghỉ kinh doanh không thông báo với cơ quan thuế tiến hành kiểm tra thực tế và xác định thời điểm bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh, tự ý nghỉ kinh doanh.

Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra hóa đơn (2015-2017)

STT Diễn giải Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

So sánh tăng (%) 2016/2015 2017/2016

(1) (2) (3) (4) (5) (6=(4-

3)/3*100)

(6=(5- 4)/4*100) Doanh nghiệp vi phạm

1 Số DN kiểm tra tại CQT 152 183 225 20,3 22,9 2 Số DN thanh, kiểm tra

tại trụ sở NNT 36 39 50 8,3 28,2

3 Số DN vi phạm 18 15 23 (16,6) 53,3

4 Tỷ lệ vi phạm (%) (3/1) 11,8 8 10 - -

5 Số DN đã bị xử lý 11 8 8 (27,2) -

6 Tỷ lệ xử lý (%) (5/3) 61 53 34 - -

Hóa đơn vi phạm

1 Số lƣợng HĐ sử dụng (tự in, đặt in)

212.77

5 215.610 258.632

1,3 20

2 Số lƣợng HĐ vi phạm 2.540 2.412 3.016 (5) 25

3 Tỷ lệ (%) 1,2 1,0 1,0 - -

4 Số lƣợng HĐ đã bị xử

lý 5 12 10 140 (16,6)

5 Tỷ lệ (%) (4/2) - 0,5 - - -

(Nguồn: Chi cục thuế huyện Lương Sơn) Bảng 3.4 cho thấy kết quả kiểm tra hóa đơn tại trụ sở cơ quan thuế và tại trụ sở người nộp thuế trong thời gian qua. Năm 2015 tổng số doanh nghiệp đƣợc kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thuế là 152 doanh nghiệp, trong đó xác định 36 doanh nghiệp phải chuyển hồ sơ để kiểm tra trực tiếp tại trụ sở người nộp

thuế, qua kiểm tra phát hiện có 18 doanh nghiệp vi phạm về hóa đơn, chiếm tỷ lệ 11,8%; Năm 2016 số doanh nghiệp vi phạm giảm còn 15 doanh nghiệp, tỷ lệ vi phạm giảm xuống còn 8%; Năm 2017 số doanh nghiệp vi phạm tăng lên 23 doanh nghiệp, tỷ lệ vi phạm tăng lên 10%. Trong số doanh nghiệp vi phạm thì số doanh nghiệp đã xử lý chiếm tỷ lệ thấp và giảm qua các năm, số còn lại chƣa xử lý là các doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh mang theo hóa đơn, điều này cho thấy mức độ phức tạp trong công tác quản lý hóa đơn tại cơ quan thuế, nhất là trong điều kiện ngành thuế đang đẩy mạnh cải cách và đơn giản về thủ tục hành chính thuế.

Để tạo thuận lợi cho người nộp thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật số 71/2014/QH13 đã bỏ quy định doanh nghiệp phải gửi Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra, mua vào khi lập hồ sơ khai thuế GTGT, số lƣợng tờ khai đƣợc cắt giảm. Do đó, việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế không hiệu quả vì không có đủ căn cứ để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm về hóa đơn, dẫn đến tỷ lệ doanh nghiệp bỏ trốn và số lƣợng hóa đơn vi phạm chiếm tỷ lệ cao và ngày càng tăng. Thực trạng này đòi hỏi Cục Thuế phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng hóa đơn để ngăn chặn kịp thời và đẩy lùi tình trạng vi phạm hành chính về hóa đơn, mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn, chống thất thu NSNN.

3.1.2.2. Công tác xử lý vi phạm về hóa đơn GTGT

Trong toàn bộ quá trình của công tác quản lý hóa đơn thì khâu tổ chức quản lý sử dụng hóa đơn là quan trọng nhất, tuy nhiên việc phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân về hóa đơn mà không đƣợc xử lý một cách kịp thời, nhanh chóng và chính xác thì việc quản lý hóa đơn hoàn toàn vô nghĩa. Việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xử lý những đối tƣợng vi phạm vừa có tác dụng ngăn chặn, dăn đe, đồng thời thu hồi lại tiền thuế vào NSNN của đối tƣợng vi phạm. Chính vì vậy, công tác xử lý vi phạm về hóa đơn GTGT luôn đƣợc Chi cục Thuế chú trọng.

Bảng 3.5. Kết quả xử lý vi phạm hóa đơn (2015-2017)

TT Chỉ tiêu Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

Tổng cộng

1 Số doanh nghiệp xử lý vi phạm 11 8 8 27

2 Phạt vi phạm (triệu đồng) 60 62 67 189

3 Truy thu tiền thuế (triệu đồng) 43 52 46 141 4 Giảm khấu trừ thuế (triệu đồng) 124 23 25 172

5 Giảm lỗ (triệu đồng) 35 162 203 400

(Nguồn: Chi cục Thuế Lương Sơn) Bảng 3.5 trên cho thấy, qua việc kiểm tra hồ sơ kê khai thuế tại cơ quan thuế và việc thanh kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế tại trụ sở người nộp thuế, đã xử lý các doanh nghiệp vi phạm hành chính về hóa đơn GTGT, bao gồm vi phạm thủ tục hóa đơn và mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn. Năm 2015 tổng số vụ việc vi phạm về hóa đơn là 11, trong đó vi phạm về thủ tục hóa đơn là 10, chiếm 90% tổng số vụ việc vi phạm, vi phạm về mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn là 1, chiếm 10%; Năm 2016, tổng số vi phạm là 8, trong đó vi phạm về thủ tục hóa đơn là 7, chiếm 87,5%, vi phạm về mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn là 1, chiếm 12,5%; Năm 2076, tổng số vi phạm là 8, trong đó vi phạm về thủ tục hóa đơn là 7, chiếm 87,5%, vi phạm về mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn là 1, chiếm 12,5%. Số vụ việc vi phạm có giảm qua các năm tuy nhiên mức độ vi phạm thông qua số tiền phạt, tiền thuế truy thu giảm không đáng kể. Điều đó cho thấy các hành vi gian lận thuế ngày càng phức tạp, tinh vi, đòi hỏi ngành thuế phải triển khai nhiều biện pháp tích cực để ngăn chặn những hành vi vi phạm về hóa đơn.

3.1.2.3. Công tác đối chiếu, xác minh hóa đơn GTGT

Cơ quan thuế thực hiện xác minh nội dung kinh tế của hóa đơn đối với những hóa đơn qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 63 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)