Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng công tác quản lý hóa đơn GTGT
3.1.4. Đánh giá chung về công tác quản lý hóa đơn
Những năm vừa qua, Chi cục Thuế triển khai nhiệm vụ công tác thuế trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tương đối ổn định và tăng trưởng so với cùng kỳ. Các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu tiếp tục được thực hiện và phát huy tác dụng. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của huyện vẫn ở mức thấp;
việc huy động các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc; thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp cũng nhƣ sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hoà Bình, HĐND, UBND huyện Lương Sơn, Chi cục Thuế Lương Sơn đã tổ chức tốt các biện pháp thu thuế trên địa bàn đồng thời đạt được kết quả số thu năm sau liên tục cao hơn năm trước.
Để đạt đƣợc kết quả trên Chi cục Thuế đã thực hiện rất hiệu quả trong việc quản lý thuế, chống thất thu NSNN thông qua việc quản lý hiệu quả tình hình sử dụng hóa đơn GTGT trên địa bàn huyện. Một số kết quả cụ thể đạt đƣợc trong công tác quản lý hóa đơn GTGT là:
- Trong 03 năm (2015 - 2017) Chi cục Thuế Lương Sơn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN đƣợc giao, trong khi tình hình kinh tế - xã hội và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Mặt khác, Chính phủ ban hành một số chính sách thuế mới đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thu NSNN.
- Đẩy mạnh đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế, rà soát thủ tục hành chính thuế không cần thiết kiến nghị cơ quan cấp trên cắt bỏ, niêm yết công khai đầy đủ danh mục các thủ tục hành chính thuế tại bộ phận một cửa tại cơ quan thuế các cấp, góp phần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế.
77
- Tiếp tục xây dựng và triển khai đa dạng các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, trong đó đặc biệt chú trọng tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã số xác thực cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ hỗ trợ qua hình thức điện tử. Đến năm 2018, đã có 482 doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp thuế điện tử, đạt 100% kế hoạch Cục Thuế giao; thông qua công tác thu thuế qua ngân hàng đã từng bước được mở rộng về nội dung, đa dạng về hình thức, đã phối hợp được 3 ngân hàng thương mại triển khai nộp thuế qua ngân hàng;
mở rộng việc kết nối thông tin tích hợp tự động hoá Kho bạc - Thuế - Tài Chính, trong đó triển khai áp dụng chữ ký số vào việc trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử về thu NSNN giữa 3 ngành…
- Tiếp tục triển khai hiện đại hoá hệ thống Thuế theo hướng áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Những năm qua Chi cục Thuế Lương Sơn tiếp tục xây dựng, hoàn thiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, đặc biệt trong công tác quản lý hóa đơn, kiểm tra, quản lý thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế, giám sát sự tuân thủ người nộp thuế. Theo đó, bộ tiêu chí rủi ro phục vụ phân tích, nhận dạng rủi ro về thuế tiếp tục đƣợc hoàn thiện và sử dụng ứng dụng lập kế hoạch thanh kiểm tra (TPR); hệ thống cơ sở dữ liệu người nộp thuế tiếp tục được Chi cục Thuế Lương Sơn chú trọng xây dựng, tích hợp tập trung, đảm bảo đầy đủ, chính xác bước đầu đã đáp ứng yếu cầu phần tích thông tin để xác định đối tƣợng và nội dung kiểm tra; các ứng dụng phục vụ thanh tra, kiểm tra người nộp thuế đã được nâng cấp kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế; số người nộp thuế nợ thuế và số thuế nợ đọng của từng người nộp thuế được rà soát, xác định, phân loại, theo dõi trên hệ thống ứng dụng quản lý nợ làm căn cứ xây dựng chỉ tiêu thu nợ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành thu nợ thuế; nguyên nhân, tình trạng nợ thuế đƣợc xác định làm cơ sở áp dụng các biện pháp thu hồi nợ phù hợp, hiệu quả.
78
- Nâng cấp hệ thống các ứng dụng Quản lý thuế lên mô hình xử lý tập trung tại Tổng cục Thuế thay thế cho 16 ứng dụng tin học đã đƣợc triển khai từ năm 1998 đến 2013 nhằm mục tiêu đáp ứng trên 90% yêu cầu nghiệp vụ Quản lý thuế đảm bảo tự động hóa hầu hết các chức năng Quản lý thuế nhƣ:
Tiếp nhận, xử lý hồ sơ khai thuế, đăng ký thuế, kế toán thuế, quản lý nợ…Việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm cung cấp dịch vụ kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử; Cung cấp thông tin tra cứu hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế thường xuyên 24/24 giờ, nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả; Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống tài chính điện tử.
- Đẩy mạnh hoạt động đối chiếu hóa đơn giữa cơ quan thuế các địa phương và chú trọng kiểm tra hóa đơn chứng từ trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
- Đã thành lập Ban chỉ đạo ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng in, phát hành, mua bán hóa đơn bất hợp pháp, qua đó đã hoạt động hiệu quả trong việc thực hiện các biện pháp, giải pháp phòng, chống, ngăn ngừa và phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm các trường hợp vi phạm… Nghiên cứu các hành vi vi phạm và giải pháp phòng ngừa; đề xuất Cục Thuế tỉnh tổ chức tập huấn triển khai nội dung kiểm soát hóa đơn có dấu hiệu vi phạm đến cán bộ chủ chốt trong Chi cục Thuế; xây dựng nguyên tắc, quy trình xử lý hóa đơn nhằm thống nhất cách xử lý các trường hợp sử dụng hóa đơn trái phép và quán triệt trong toàn ngành, đồng thời cảnh báo các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về thuế, về hóa đơn trên trang web của cơ quan thuế.
Ngoài ra, Chi cục Thuế đã phối hợp chặt chẽ với Công an huyện để đấu tranh chống tội phạm về thuế, đặc biệt là đấu tranh hành vi mua bán hóa đơn trái phép. Tăng cường chương trình giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, truyền đạt các kĩ năng, chia sẻ thông tin một cách cởi mở đã và đang đƣợc triển khai trên diện rộng nhằm tăng cường công tác quản lý người nộp thuế và ngăn chặn các
79
hành vi vi phạm của người nộp thuế. Từ đó trang bị kinh nghiệm, kiến thức cho cán bộ 2 ngành, cũng nhƣ chỉ ra cách nhận dạng các đối tƣợng có dấu hiệu vi phạm về hóa đơn.
3.1.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân a. Những mặt hạn chế
- Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế về cải cách hiện đại hoá ngành thuế, về thủ tục hành chính thuế, tuyên truyền hóa đơn chƣa thường xuyên, liên tục, dẫn đến còn một bộ phận doanh nghiệp không nắm đƣợc đầy đủ nội dung pháp luật thuế, thủ tục hành chính thuế để tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ chƣa thực sự đi vào chiều sâu, chƣa xây dựng đƣợc nội dung hỗ trợ trực tuyến trên trang web và chƣa tổ chức đƣợc các cuộc thi tìm hiểu pháp luật thuế. Mặt khác do quy định của ngành, hàng năm có sự luân phiên, luân chuyển cán bộ công chức, chính vì vậy kỹ năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế của công chức Thuế chưa đồng đều, các chính sách thuế thường xuyên thay đổi làm cho cán bộ, công chức được phân công giải đáp vướng mắc thuế gặp nhiều khó khăn trong việc cập nhật, hướng dẫn giải đáp cho người nộp thuế; chưa thực hiện phân loại người nộp thuế để áp dụng các hình thức tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế cho phù hợp.
- Công tác đăng ký thuế chưa quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn, cơ quan thuế mới nắm đƣợc số lƣợng doanh nghiệp trên giấy tờ mà không nắm đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Cơ sở dữ liệu về người nộp thuế chưa được cập nhật kịp thời;
chưa kết nối được thông tin về người nộp thuế giữa các phần mềm quản lý dẫn đến việc liên kết thông tin quản lý người nộp thuế chưa được đồng bộ, hiệu quả, từ đó tạo ra khó khăn trong việc quản lý thông tin về người nộp thuế.
80
- Công tác quản lý kiểm tra hồ sơ tại bàn chưa sâu sát để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp như: cơ sở vật chất; vốn và ngành nghề kinh doanh; chênh lệch về kê khai doanh thu, chi phí và số thuế phải nộp; các giao dịch đáng ngờ … để đề xuất kiểm tra tại thời điểm doanh nghiệp còn đang hoạt động.
- Chất lượng, hiệu quả, tính răn đe từ hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa cao, tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm pháp luật về hóa đơn bị xử lý kịp thời còn thấp, tỷ lệ doanh nghiệp bỏ trốn mang theo hóa đơn cao, gây thất thu lớn cho NSNN.
b. Nguyên nhân của những hạn chế
* Nguyên nhân chủ quan:
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế còn nhiều hạn chế. Chính sách thuế ban hành nhiều, việc bổ sung, sửa đổi chính sách thuế liên tục; các phần mềm ứng dụng quản lý thuế thường xuyên nâng cấp trong thời gian rất ngắn để đáp ứng kịp thời hiệu lực của chính sách thuế nên còn nhiều lỗi khi triển khai thực tế. Người sử dụng vừa chưa nắm rõ, chưa kịp hiểu về chính sách thuế mới vừa gặp phải phần mềm ứng dụng bị lỗi nên công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin còn gặp rất nhiều khó khăn.
- Trình độ quản lý, năng lực chuyên môn của một số cán bộ thuế còn yếu chƣa đáp ứng yêu cầu về chiến lƣợc cải cách và hiện đại hoá ngành thuế trong giai đoạn hiện nay; chƣa năm bắt đƣợc những thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thực tế tại các doanh nghiệp do đó chƣa quản lý tốt người nộp thuế. Một số cán bộ thuế chưa có tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý, chƣa chú tâm vào nhiệm vụ đƣợc giao.
- Sự phối hợp thiếu chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ giữa Ngành thuế với các cơ quan, sở, ban, ngành khác nhƣ cơ quan Bảo hiểm, cơ quan Tài nguyên môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc tỉnh, Hải
81
Quan… đã ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai thực hiện phục vụ mục tiêu quản lý thuế hiệu quả.
* Nguyên nhân khách quan:
- Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện là những doanh nghiệp nhỏ, nhận thức và sự am hiểu của giám đốc và kế toán doanh nghiệp về chính sách pháp luật thuế, chế độ hạch toán kế toán, chế độ sử dụng hoán đơn chứng từ ...còn hạn chế, dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
- Các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay còn thiếu tính đồng bộ. Sự thiếu thống nhất về chính sách, chế độ đã tạo ra kẽ hở cho người nộp thuế trốn thuế. Luật quản lý thuế trao quyền cho người nộp thuế chủ động tự tính, tự khai, tự nộp thuế đã tạo kẽ hở cho một số doanh nghiệp cố tình lợi dụng để kiếm lời bất chính, gây thất thu cho NSNN.
- Một số tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách thông thoáng của nhà nước về điều kiện thành lập doanh nghiệp; cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và cơ chế doanh nghiệp đƣợc tự in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn để thành lập doanh nghiệp với mục đích mua bán hóa đơn kiếm lời bất hợp pháp, gây thất thu NSNN.