Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện gò dầu tỉnh tây ninh (Trang 38 - 41)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN GÒ DẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Gò Dầu nằm ở phía Nam tỉnh Tây Ninh, có 9 đơn vị hành chính (01 thị trấn Gò Dầu và 08 xã). Huyện có địa giới hành chính phía Đông và Nam giáp huyện Trảng Bàng; phía Tây giáp huyện Bến Cầu và huyện Châu Thành; phía Bắc giáp huyện Hòa Thành và huyện Dương Minh Châu.

Trung tâm huyện lỵ Gò Dầu cách Tp.Hồ Chí Minh khoảng 63km về phía Đông Nam, cách Tp.Tây Ninh khoảng 37km về phía Tây Bắc và cách thủ đô PhnomPenh 180km về phía Tây Bắc.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính Huyện Gò Dầu

2.1.1.1. Về vị trí địa lý kinh tế:

Trên địa bàn huyện Gò Dầu có các tuyến giao thông đường bộ cấp quốc gia đi qua (đường Xuyên Á, QL 22B) cùng với tuyến đường thủy trên sông Vàm Cỏ Đông đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh Tây Ninh. Trong thời gian sắp tới, khi các tuyến đường cao tốc Tp.Hồ Chí Minh - Mộc Bài, tuyến cao tốc Gò Dầu - Xa Mát, đường Hồ Chí Minh, tuyến Quốc lộ 22 đoạn tránh thị trấn, tuyến đường sắt Tp.Hồ Chí Minh - Mộc Bài và tuyến đường sắt Gò Dầu - Xa Mát được đầu tư, đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Như vậy, với vị trí địa lý kinh tế tương đối thuận lợi (nằm ở trung tâm, gần các đô thị lớn và có các tuyến đường giao thông quốc gia), huyện Gò Dầu có nhiều điều kiện để thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội cả trong hiện tại và tương lai. Phấn đấu trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng hóa của tỉnh với các vùng xung quanh.

2.1.1.2. Về đất đai:

Huyện Gò Dầu có dạng địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc chung từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trong đó, địa hình gò đồi chiếm gần 2/3 và địa hình đồng bằng chiếm hơn 1/3 diện tích tự nhiên toàn huyện. Nhìn chung, với dạng địa hình này thì huyện Gò Dầu có nhiều thuận lợi để bố trí sản xuất nông nghiệp, các công trình hạ tầng cơ sở, các công trình công nghiệp và các công trình dân dụng, dân sinh khác.

Theo phân loại của FAO-UNESCO, tài nguyên đất trên địa bàn huyện Gò Dầu có 4 nhóm đất chính: (1) Nhóm đất xám: có diện tích lớn nhất, chiếm 81,1% diện tích tự nhiên của huyện; và phân bố đều ở các xã và thị trấn.

Nhóm đất thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, khoai mì, cây ăn quả, mía, đậu phộng, cao su, điều); (2) Nhóm đất phèn: chiếm 12,7% diện tích tự nhiên

của huyện, phân bố tập trung dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và những nơi thấp trũng của các xã Cẩm Giang, Thạnh Đức, Hiệp Thạnh, Thanh Phước, Phước Trạch, Phước Thạnh và thị trấn Gò Dầu; (3) Nhóm đất than bùn: chiếm 5,61%

diện tích tự nhiên của huyện, phân bố khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông tại các xã Hiệp Thạnh, Thanh Phước và Phước Trạch; (4) Nhóm đất phù sa: chiếm gần 0,6% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố trên dạng địa hình vàn, thấp trũng ở các xã Cẩm Giang và Thanh Phước.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Gò Dầu có 25.998,51ha, chiếm 6,44% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Tây Ninh; có quy mô diện tích tự nhiên xếp thứ 6/9 các địa phương của Tỉnh. Theo kết quả thống kê đất đai năm 2015 thì đất nông nghiệp chiếm 82,12%, đất phi nông nghiệp chiếm 17,88% và đất chưa sử dụng chiếm 0,00%. Nhìn chung, quá trình sử dụng đất đai theo hướng giảm diện tích đất nông nghiệp và tăng diện tích đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, tỷ trọng đất nông nghiệp vẫn còn chiếm khá lớn. Trong thời gian tới do yêu cầu phát triển đô thị, hệ thống kết cấu hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng nông thôn mới, v.v... nên nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất lớn nên đòi hỏi phải được cân đối hợp lý và sử dụng hiệu quả.

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn

Khoản mục 2010 2014 2015

Tổng diện tích tự nhiên (ha) 25.998,51 25.998,51 25.998,51

1. Đất nông nghiệp 21.751,69 21.674,16 21.350,79

Tỷ trọng (%) 83,67 83,37 82,12

Trong đó:

1.1. Đất trồng lúa 10.547,84 10.482,61 10.317,77

Tr.đó: Đất chuyên trồng lúa nước 7.391,24 7.335,69 7.537,9

1.2. Đất trồng cây lâu năm 7.952,69 7.942,07 7.894,12

Khoản mục 2010 2014 2015 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản tập trung 165,72 166,55 166,55

2. Đất phi nông nghiệp 4.239,15 4.321,31 4.647,72

Tỷ trọng (%) 16,31 16,62 17,88

Trong đó:

2.1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, CTSN 12,67 12,44 15,49

2.2. Đất quốc phòng 21,63 21,63 21,63

2.3. Đất an ninh 1,22 1,22 2,22

2.4. Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại 1,86 19,66 19,66

2.5. Đất khu công nghiệp 952,78 955,70 1.205,7

2.6. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 142,87 146,84 169,66

2.7. Đất sản xuất vật liệu XD gốm sứ 23,94 26,38 48,21

2.8. Đất cho hoạt động khoáng sản - - -

2.9. Đất di tích danh thắng 3,02 3,02 3,02

2.10. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 19,00 19,00 19,00

2.11. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 115,26 114,91 117,91

2.12. Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 527,49 527,49 507,49

2.13. Đất phát triển hạ tầng 1.342,59 1.392,82 1.423,01

3. Đất chưa sử dụng 7,67 3,04 0,00

Tỷ trọng (%) 0,02 0,01 0,00

(Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện)

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện gò dầu tỉnh tây ninh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)