Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN GÒ DẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Huyện Gò Dầu có 08 xã,1 thị trấn. Tác giả chọn địa điểm nghiên cứu tại 3 xã, đại diện cho 3 nhóm xã:
Nhóm xã có quản lý chi ngân sách tốt: Thị trấn Gò Dầu
Nhóm xã có quản lý chi ngân sách trung bình: xã Phước Đông Nhóm xã có quản lý chi ngân sách kém : xã Phước Trạch
Mỗi nhóm xã chọn khảo sát 30 lượt ý kiến của các chủ tài khoản, kế toán và các chuyên gia là lãnh đạo, cán bộ chuyên quản phòng tài chính kế hoạch, kho bạc nhà nước trên địa bàn huyện về quản lý chi NSNN cấp xã các chỉ tiêu đánh giá trong công tác lập dự toán, trong công tác tổ chức thực thi chấp hành dự toán và trong quyết toán NSNN cấp xã.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 2.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập và sử dụng các nguồn thông tin đã được công bố thông qua các báo cáo kết quả thực hiện quản lý thu, chi ngân sách hàng năm của các địa phương.
Thu thập số liệu quyết toán thu, chi NSNN của các xã, tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh từ năm 2014 đến năm 2016.
2.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Lấy ý kiến chuyên gia thông qua các cuộc thảo luận nhằm thu thập đóng góp trực tiếp của các chuyên gia, nhà quản lý từ các cơ quan nhà nước và các bên liên quan khác. Như các chủ tài khoản, Cán bộ chuyên quản, lãnh đạo phòng Tài chính – Kế hoạch, Kho bạc các huyện, lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh.
Thu thập số liệu điều tra trực tiếp qua việc khảo sát, phỏng vấn tại các xã đối với các chủ tài khoản, kế toán ngân sách 3 xã.
Nội dung phỏng vấn: tìm hiểu xem các chủ tài khoản, kế toán ngân sách xã có hiểu rõ về nội dung, ý nghĩa của việc quản lý NSNN cấp xã, kế toán các xã, lãnh đạo các xã là những người trực tiếp tham mưu và điều hành, quản lý chi NSNN cấp xã có những ý kiến gì khi cần phải hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cấp xã.
2.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 2.2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu đã được công bố sau khi phê duyệt quyết toán ngân sách hàng năm, dựa vào số liệu đã được công khai quyết toán để nghiên cứu tổng hợp, đối chiếu chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.
Các số liệu, tài liệu đã thu thập được hệ thống hóa và phân thành từng nhóm dữ liệu để phân tích và xử lý bằng phần mềm Microsoft Exel.
2.2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Những phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng là : Phương pháp phân tích thống kê mô tả; phương pháp so sánh; phương pháp chuyên gia.
Phương pháp phân tích thống kê mô tả:
Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của cả hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lượng. Nói cụ thể phân tích thống kê là xác định mức độ
nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tượng. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu.
Phương pháp này được thực hiện chủ yếu là thống kê mô tả thông qua việc sử dụng số trung bình, số tối đa, số tối thiểu, số tương đối, số tuyệt đối, số chênh lệch, tần số xuất hiện của các chỉ tiêu phân tích....
Phương pháp so sánh :
So sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh và mục tiêu so sánh.
Xác định số gốc so sánh phụ thuộc vào mục đích phân tích cụ thể.
Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số đo gốc để so sánh là chỉ số của các chỉ tiêu kỳ trước, năm trước.
Khi đánh giá mức độ biến động so với mục tiêu đã được dự kiến, chỉ số thực tế sẽ được so sánh với mục tiêu đề ra.
Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường có thể so sánh số thực tế với mức độ hợp đồng hoặc tổng thể nhu cầu.
So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.
So sánh số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở, thể hiện tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc, để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Hệ thống hóa, tổng hợp các thông tin, báo cáo từng năm hoặc cả giai đoạn, từ đó có phân tích về thực trạng quản lý chi NSNN cấp xã trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh để nhận biết các ưu điểm, hạn chế và đề ra các
giải pháp hoàn thiện.
Phương pháp chuyên gia:
Phương pháp chuyên gia là phương pháp dự báo được ứng dụng tương đối rộng rãi trong các ngành khoa học. Nội dung chủ yếu của phương pháp là:
Xác định mục tiêu nhiệm vụ của việc xin ý kiến chuyên gia Lựa chọn phương pháp thu nhận và xử lý thông tin
Lựa chọn nhóm chuyên gia dự báo và hình thành nội dung xin điều tra (xin ý kiến)
Xử lý và phân tích kết quả lấy ý kiến chuyên gia
Trong đề tài nghiên cứu này tác giả đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những người có kinh nghiệm trong nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến chi NSNN cấp xã.
Chương 3