Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách Nhà Nước cấp xã

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện gò dầu tỉnh tây ninh (Trang 67 - 71)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách Nhà Nước cấp xã

3.2.1. Môi trường kinh tế, xã hội, tự nhiên

Đặc thù của các địa phương là khác nhau, do đó về định mức phân bổ dự toán chi cũng chưa bao quát hết đặc điểm riêng có trên địa bàn từng xã, dẫn đến phân bổ dự toán không sát được với các nhiệm vụ chi đặc thù của một số xã, phường, thị trấn nhất là các xã có địa giới hành chính rộng, mật độ dân số ít.Trên địa bàn huyện Gò Dầu nói riêng và địa bàn tỉnh Tây Ninh nói chung định mức chi cho công tác an ninh, quốc phòng, kinh phí hoạt động tự chủ theo hình thức cào bằng giữ tất cả các xã; xã Phước Trạch huyện Gò Dầu có khoảng 8.000 dân trong khi đó Thị trấn Gò Dầu có khoảng 33.000 dân nhưng phân bổ định mức chi an ninh và chi quốc phòng bằng nhau:Định mức phân bổ an ninh: 20.000.000 đồng/xã/năm, định mức phân bổ quốc phòng:

150.000.000 đồng/xã/năm, định mức phân bổ kinh phí hoạt động tự chủ 350.000.000 đồng/xã/năm. Vô hình dung kinh phí hoạt động phục vụ cho công tác an ninh, quốc phòng, hoạt động thường xuyên tại các xã có dân số đông, địa bàn rộng, xã trọng điểm, không đủ kinh phí hoạt động, trong khi các xã nhỏ dân số ít lại tiết kiệm được kinh phí để chi tăng thu nhập cho cán bộ công chức.

3.2.2. Môi trường pháp lý

Chưa có định mức và các chế độ chi cụ thể cho các sự nghiệp văn hóa thông tin, thể thao của cấp xã: Điều này làm ảnh hưởng lớn đến xây dựng dự toán và thanh quyết toán qua Kho bạc nhà nước, khi các xã làm thủ tục quyết toán kinh phí sự nghiệp thể dục thể thao, văn hóa với Kho bạc nhà nước, xã quyết toán số tiền cao xã thấp, xã nào chi cao hơn phải giải trình với kho bạc mới được quyết toán.

Tại các xã trên địa bàn huyện Gò Dầu chưa cho phép lập quỹ tài chính công chuyên dùng theo quy định nhất là về các quỹ đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo. Thông thường, đầu năm Ủy ban nhân dân cấp huyện giao chỉ tiêu thu các loại quỹ cho các xã, các xã về triển khai vận động, thu, khi đủ chỉ tiêu huyện giao tiến hành nộp về tài khoản do cấp huyện mở và quản lý, Ủy ban nhân dân cấp xã lại không được phép chi từ các quỹ này mà chỉ Ủy ban nhân dân cấp huyện mới được chi. Từ đó đã làm giảm tính chủ động của chính quyền cấp xã trong khi nhiệm vụ chi về đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo của cấp xã rất lớn và cấp thiết.

Hiện tại Kho bạc nhà nước huyện kiểm soát toàn bộ các khoản chi của NSNN cấp xã (chi thường xuyên và chi xây dựng cơ bản). Tuy nhiên trong quá trình kiểm soát chi, nếu xảy ra trường hợp không chấp nhận thanh toán, Kho bạc nhà nước lại không thông báo bằng văn bản ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã biết lý do từ chối thanh toán. Đến khi công chức tài chính – Kế toán cấp xã đến kho bạc giao dịch lần sau mới trả lại chứng từ không chấp nhận thanh toán, làm cho một số khoảng chi không thanh toán kịp thời cho đơn vị cung cấp, như tiền điện, nước .. làm ảnh hưởng đến hoạt động của Ủy ban cấp xã.

Đây là điểm không công khai, minh bạch, dễ nảy sinh tiêu cực. Mặt khác trong quá trình kiểm soát chi, Kho bạc nhà nước huyện vẫn còn để xảy ra việc chi sai chế độ, hạch toán sai nguồn, nhập sai mã nội dung kinh tế, trong đó phổ biến là sai về nguồn, mã dự phòng dẫn đến việc đối chiếu giữa kho bạc và kế toán xã hết sức khó khăn. Khi phát hiện sai kho bạc không tự điều chỉnh việc sai mà yêu cầu kế toán ngân sách xã làm văn bản điều chỉnh sai.

Kho bạc nhà nước huyện đã lạm dụng thái quá việc thanh toán bằng chuyển khoản theo Thông tư số 33/2006/TT-BTC, theo đó Kho bạc nhà nước

bắt buộc các cơ quan đơn vị phải thực hiện thanh toán tất cả các khoản dịch vụ (vật tư, văn phòng phẩm, chi phí thuê mướn...) có giá trị lớn hơn 05 triệu đồng bằng chuyển khoản và trên 200.000 đồng phải có hóa đơn GTGT, trong khi một số cơ sở cung cấp dịch vụ nhỏ, lẽ, không sử dụng hóa đơn GTGT, không mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng trên địa bàn huyện. Điều này gây khó khăn cho cả đơn vị sử dụng ngân sách lẫn nhà cung cấp dịch vụ.

3.2.3 Chính quyền địa phương các cấp

Khối lượng công việc về tài chính ngân sách trên địa bàn huyện rất nhiều nhưng biên chế trong thời điểm hiện tại của các phòng Tài chính - Kế hoạch chưa đảm bảo đầy đủ. Mặt khác xã, phường, thị trấn có đặc điểm vừa là một đơn vị dự toán, vừa là một cấp ngân sách nên về công tác theo dõi, hướng dẫn và quản lý NSNN cấp xã của cán bộ chuyên quản cấp huyện là rất nặng nề. Với số lượng 9 đơn vị cấp xã, nhưng chỉ có 01 cán bộ chuyên quản cũng là một nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc không bám sát cơ sở.

Trong công tác phối hợp giữa cơ quan Kho bạc nhà nước và phòng Tài chính - kế hoạch huyện vẫn còn có sự chưa chặt chẽ và đồng thuận trong xử lý nghiệp vụ chuyên môn dẫn đến khi xảy ra vướng mắc trong các khâu chấp hành dự toán hoặc quyết toán, đơn vị cấp xã rơi vào vị trí đứng giữa dẫn đến rất khó khăn cho đơn vị. Phòng tài chính nhập mã nội dung kinh tế bổ sung có mục tiêu cho các xã là 7303 trong khi đó kho bạc yêu cầu các xã làm giấy rút bổ sung mã 7304 rất khó cho các xã, phải chỉnh sửa nhiều lần..

Vai trò quản lý nhà nước của các cấp chính quyền địa phương, các ngành các đơn vị trong công tác kiểm tra, kiểm soát chưa thường xuyên liên tục. Đối với Ban thanh tra nhân dân xã hầu hết các thành viên là cán bộ cấp xã kiêm nhiệm, nên khi làm việc còn xảy ra tình trạng nể nang, không thực hiện hết chức năng nhiệm vụ của công tác thanh tra. Mặt khác do không được bồi dưỡng nghiệp vụ nên chất lượng hoạt động thanh tra cũng chưa được đảm

bảo. Ngoài ra về nghiệp vụ của các thành viên ban giám sát Hội đồng nhân dân cũng còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý tài chính.

Hiện nay, về cơ sở dữ liệu cho các phần mềm quản lý ngân sách (bao gồm kế toán ngân sách cấp xã) và kế toán kho bạc chưa thật sự đồng nhất. Cơ quan tài chính khai thác chủ yếu từ tập tin kết xuất ra của chương trình kế toán Kho bạc nhà nước. Tuy nhiên khi nhận tập tin dữ liệu để đổ vào chương trình Quản lý ngân sách thường gặp lỗi không chuẩn xác về mặt số học giữa báo cáo của kho bạc nhà nước và báo cáo của cơ quan tài chính. Để giải quyết vấn đề này, cơ quan tài chính phải rà soát lại chi tiết dẫn đến mất nhiều thời gian và hiệu quả không cao.

Mặt khác, báo cáo quyết toán của Phòng Tài chính - Kế hoạch và báo cáo quyết toán NSNN cấp xã được thực hiện thống nhất theo phần mềm quản lý ngân sách của Bộ Tài chính chưa mang tính đồng bộ với báo cáo của Kho bạc nhà nước được thực hiện theo phần mềm kế toán kho bạc (giữa tiêu chí báo cáo theo lĩnh vực chi và theo mục lục ngân sách) nên ảnh hưởng nhiều đến quá trình đối chiếu, xác nhận số liệu báo cáo quyết toán chi NSNN cấp xã.

Phòng Tài chính - kế hoạch cấp huyện chưa xem trọng về công tác thẩm tra quyết toán. Trên thực tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch chỉ thẩm tra báo cáo quyết toán của Ủy ban nhân dân cấp xã một năm một lần, do đó với khối lượng công việc nhiều (9 xã, phường, thị trấn), thời gian gấp rút (quý IV năm hiện hành) cán bộ chuyên quản NSNN cấp xã của Phòng Tài chính - Kế hoạch không thể thẩm tra kỹ báo cáo quyết toán NSNN cấp xã nên không phát hiện hoặc phát hiện không kịp thời các sai sót về mặt hạch toán vào mục lục ngân sách nhà nước hoặc hạch toán chi sai nguồn (đa số là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản) của kế toán xã. Điều này làm cho công tác xử lý, khắc phục sai sót rất khó khăn do đã hết thời gian chỉnh lý quyết toán, Hội đồng nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện gò dầu tỉnh tây ninh (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)