Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá công tác quản lý chi ngân sách Nhà Nước cấp xã trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh
3.4.2. Giải pháp trong khâu tổ chức thực thi và chấp hành dự toán chi ngân Nhà Nước cấp xã
3.4.2.1. Về chấp hành dự toán chi tại cấp xã Về chi thường xuyên
Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay thì nhu cầu chi ngày càng phong phú và đa dạng trong khi nguồn thu là có hạn. chính vì vậy trong quản lí chi NSNN cấp xã, việc xác lập định mức chi và thứ tự ưu tiên các khoản chi là rất quan trọng.
Định mức chi vừa là cơ sở để xây dựng kế hoạch chi, vừa là căn cứ để thực hiện việc kiểm soát các khoản chi của nNSNN cấp xã. Vì vậy thiết lập các định mức chi phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng địa phương vừa đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả.
Trong quá trình đổi mới, kinh tế được phát triển mạnh mẽ nhiệm vụ chi của chính quyền cấp xã không ngừng tăng trong khi nguồn thu của ngân sách là có hạn. Chính vì vậy phải xác lập thứ tự ưu tiên các khoản chi của NSNN cấp xã theo mức độ cần thiết của từng khoản chi trong tình hình cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
Thực hiện đầy đủ về các khoản chi cho con người, không nợ lương
và các khoản phụ cấp theo lương theo quy định của cán bộ công chức xã.
Căn cứ định mức, tiêu chuẩn quy định và dự toán phân bổ đầu năm, khối lượng công việc thực tế thực hiện và khả năng ngân sách tại thời điểm chi để thực hiện chi cho phù hợp. Khi điều hành ngân sách phải bám sát dự toán đã phân bổ của Hội đồng nhân dân, thực hiện nguyên tắc chi đúng, chi đủ theo chính sách, chế độ và đối tượng thụ hưởng.
Về chi đầu tư phát triển
Đối với nguồn huy động nhân dân đóng góp, bộ phận kế toán NSNN cấp xã phải mở sổ sách theo dõi và phản ánh kịp thời mọi khoản đóng góp bằng tiền, ngày công lao động và hiện vật của nhân dân, thực hiện ghi thu, ghi chi vào ngân sách đúng thời gian quy định.
Ủy ban nhân dân cấp xã phải cân đối nguồn vốn trước khi xây dựng kế hoạch bố trí vốn cụ thể trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn danh mục các công trình xây dựng cơ bản, đảm bảo bố trí đủ vốn và thanh toán kịp thời theo tiến độ giải ngân hoàn thành khối lượng của công trình của các chủ đầu tư.
Việc lựa chọn nhà thầu phải thực hiện công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời để tăng cường công tác quản lý và chống lãng phí, thất thoát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, Ủy ban nhân dân cấp xã khi tổ chức đầu thầu cần chọn lựa những nhà thầu có uy tín để nâng cao chất lượng công trình, tiết kiệm ngân sách.
Trong các quá trình thi công, nghiệm thu, thanh toán phải có sự giám sát của Ban giám sát dự án do nhân dân đề cử. Kết quả đầu tư và quyết toán dự án phải được thông báo công khai cho dân biết. Ủy ban nhân dân cấp xã phải thực hiện đúng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về quy định huy động đóng góp hàng năm của nhân dân và mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của cấp xã.
3.4.2.2. Hoàn thiện công tác cán bộ quản lý chi NSNN cấp xã
a) Xây dựng kế hoạch ổn định vị trí công tác của cán bộ quản lý chi NSNN cấp xã
Trên thực tế, vai trò của kế toán ngân sách đối với việc quản lý chi NSNN cấp xã là rất quan trọng trong tất cả mọi công tác từ tham mưu lập dự toán đến chấp hành dự toán và quyết toán chi ngân sách. Trong tình trạng các địa phương thay đổi kế toán ngân sách cấp xã liên tục ( 03 năm 01 lần) tạo ra rất nhiều khó khăn vướng mắc trong quản lý chi NSNN cấp xã, để giải quyết được tình trạng trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần phải có chỉ đạo các ngành, đặc biệt là Sở Nội vụ - Sở Tài chính xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển cụ thể để ổn định vị trí công tác của cán bộ, kế toán NSNN cấp xã (tối thiểu 05 năm) đồng thời quy định cho chính quyền cấp xã phải có phương án đào tạo nhân sự mang tính chất kế thừa.
b) Đào tạo, thu hút cán bộ về công tác tại cơ quan quản lý chi NSNN cấp xã
Đối với đội ngũ kế toán NSNN cấp xã: Các cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh (Sở Nội vụ, Sở Tài chính) tiếp tục xây dựng kế hoạch đào tạo trình độ kế toán NSNN cấp xã cho những cán bộ kế toán chưa được chuẩn hóa.
Đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo trình độ đại học chuyên ngành tài chính nhà nước cho những kế toán ngân sách cấp xã đã qua lớp trung cấp, cao đẳng chuyên ngành kinh tế, kế toán doanh nghiệp,... Riêng trong nội bộ ngành tài chính (Sở Tài chính, Phòng Tài chính kế hoạch, Bộ phận kế toán NSNN cấp xã), cần thường xuyên mở các lớp nâng cao nghiệp vụ kế toán chuyên sâu về ngân sách cho đội ngũ kế toán NSNN cấp xã. Đảm bảo cho công tác quản lý tài chính, chi NSNN cấp xã chặt chẽ, đúng quy định.
3.4.2.3. Xây dựng quy chế công khai, minh bạch trong việc kiểm soát chi qua Kho bạc nhà nước
Để đảm bảo khắc phục các hạn chế còn tồn tại trong quy trình kiểm soát chi NSNN cấp xã qua Kho bạc nhà nước huyện, chính quyền cấp xã phải kiến nghị Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc nhà nước tỉnh xây dựng quy chế cụ thể về quy trình kiểm soát chi trong đó Kho bạc nhà nước cấp tỉnh, huyện, nhất là Kho bạc nhà nước huyện phải công khai, minh bạch trong việc kiểm soát tất cả các khoản chi, cán bộ chuyên quản của Kho bạc nhà nước quản lý việc kiểm soát chi đối với NSNN cấp xã phải được đào tạo về nghiệp vụ kế toán chuyên ngành kho bạc, nắm vững Luật ngân sách nhà nước, có kiến thức về quản lý ngân sách; Các khoản chi không đúng quy định, không đúng chế độ, không đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ về mặt chứng từ kế toán dứt khoát từ chối thanh toán và khi từ chối thanh toán phải có văn bản nêu lý do cụ thể để đơn vị bị từ chối thanh toán biết để thực hiện đúng quy định, nhằm đảm bảo các khoản chi thanh toán qua Kho bạc nhà nước đúng chế độ, định mức và đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước. Phải thực hiện đúng chế độ thanh toán tiền mặt qua Kho bạc nhà nước do Bộ Tài chính quy định.