Tổ chức thực thi và chấp hành dự toán chi ngân sách Nhà Nước cấp xã

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện gò dầu tỉnh tây ninh (Trang 51 - 67)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách Nhà Nước cấp xã trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014-2016

3.1.2. Tổ chức thực thi và chấp hành dự toán chi ngân sách Nhà Nước cấp xã

Chi ngân sách cơ bản thực hiện theo dự toán được duyệt vào đầu năm, ngoài ra còn tăng chi trên cơ sở tăng chi để cân đối. Nhờ vậy, đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng.

Về quy trình kiểm soát chi

Đây là quá trình tổ chức, thực hiện việc chi trả các khoản chi đã được xác định trong dự toán. Thực chất của quá trình này là quá trình sử dụng các biện pháp tài chính và hành chính nhằm biến dự toán chi ngân sách cấp xã thành hiện thực. Công việc này được tổ chức thực hiện như sau:

Dự toán chi năm của NSNN cấp xã chia ra từng tháng, quý để điều hành.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi NSNN cấp xã: Trên cơ sở những văn bản quy định về định mức chi một số lĩnh vực và dự toán chi năm kế toán cấp xã lập bảng phân bổ dự toán kinh phí chi tiết theo chương, loại, khoản, mục chia thành từng tháng, quý gửi Kho bạc nhà nước huyện và Phòng Tài chính kế hoạch huyện để làm cơ sở xác định nhu cầu chi. Tất cả các khoản chi ngân sách cấp xã đều được Kho bạc nhà nước huyện kiểm soát chi. Một khoản chi được xem là hợp lý phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu: Được phân bổ dự toán; Đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức quy định; Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (hoặc người được ủy quyền) quyết định chi.

Từ năm ngân sách 2008, thực hiện Thông tư số 135/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính theo đó đối với việc chi bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được thực hiện chuyển từ hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền sang hình thức rút dự toán tại Kho bạc nhà nước. Trên cơ sở dự toán bổ sung cân đối từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách cấp xã, hàng tháng Ủy ban nhân dân cấp xã chủ động rút dự toán tại Kho bạc nhà nước huyện để thực hiện các nhiệm vụ chi. Mức rút dự toán hàng tháng không vượt quá 1/12 tổng dự toán bổ sung cân đối năm.

Riêng các tháng đầu năm, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chi, số rút dự toán có thể cao hơn mức bình quân nêu trên, tuy nhiên tổng mức rút dự toán quý I không được vượt quá 30% dự toán năm.

Trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, 8 xã, 1 thị trấn đều thực hiện quản lý chi NSNN qua hệ thống Kho bạc Nhà nước huyện. Với mục tiêu giảm dần tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc nhà nước, việc thanh toán các khoản chi bằng tiền mặt qua Kho bạc nhà nước huyện được thực hiện theo Thông tư số 33/2006/TT-BTC trong đó các khoản thanh toán dịch vụ, mua sắm nhỏ... giá trị dưới 05 triệu đồng đối với một khoản chi phải thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.

Bộ phận kế toán cấp xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và quyết toán NSNN cấp xã theo đúng quy định của Luật kế toán, chế độ kế toán hiện hành và đảm bảo hạch toán đúng mục lục ngân sách nhà nước quy định.

Về kết quả thực hiện chi trong cân đối NSNN cấp xã

Chi đầu tư phát triển: Chiếm tỷ trọng bình quân hàng năm khoảng 4,26% trong tổng chi cân đối ngân sách, được phân chia ra từ các nguồn chi xây dựng cơ bản cho sự nghiệp giáo dục, từ nguồn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, nguồn chương trình mục tiêu quốc gia 135, chi từ nguồn thưởng vượt thu, chi đầu tư hạ tầng từ nguồn thu tiền sử dụng đất.

Nếu so với giai đoạn 2007 - 2010 chi đầu tư phát triển chỉ chiếm tỷ trọng bình quân 2,5% trên tổng chi cân đối ngân sách, có thể thấy giai đoạn từ 2014 - 2016, chính quyền cấp huyện, tỉnh đã quan tâm hơn đối với cấp xã trong việc bố trí tăng thêm nguồn vốn cho chi đầu tư phát triển.

Chi thường xuyên: Tỷ trọng bình quân chiếm khoảng 89,31% trong tổng chi cân đối ngân sách cấp xã. Bao gồm các lĩnh vực: chi an ninh quốc phòng, chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp khoa học công nghệ, chi sự nghiệp văn hóa, thông tin, chi sự nghiệp phát thanh, chi sự nghiệp thể dục thể thao, chi đảm bảo xã hội, chi sự nghiệp kinh tế, chi quản lý hành chính (bao gồm chi quản lý nhà nước, chi cho cơ

quan khối Đảng, chi hỗ trợ hội đoàn thể) và chi khác ngân sách. Trong đó chi quản lý hành chính là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất 59,26%, chi an ninh quốc phòng chiếm 30,24%, chi sự nghiệp kinh tế chiếm 1,58%, chi sự nhiệp xã hội chiếm 2,57% và chi các sự nghiệp khác chỉ mang tính chất hỗ trợ hoạt động nên tỷ trọng thường rất thấp, chỉ khoảng trên, dưới 6,45% trong tổng chi cân đối NSNN cấp xã.

Bảng 3.3: Cơ cấu chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên trong tổng chi cân đối ngân sách cấp xã giai đoạn (2014 – 2016)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Thực hiện

Tỷ trọng

(%)

Thực hiện

Tỷ trọng

(%)

Thực hiện

Tỷ trọng

(%) I. Tổng chi cân đối

NSNN cấp xã

50.740 100% 55.309 100% 55.845 100%

1. Chi đầu tư phát triển 2.410 4,75 2.824 5,11 1.659 2,97 2. Chi thường xuyên 45.391 89,46 49.730 89,91 49.469 88,58 3. Chi chuyển nguồn 2.939 5,79 2.755 4,98 4.458 7,98 4. Chi nộp ngân sách

cấp trên

259 0,46 (Nguồn: Phòng Tài chính – KH huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh)

Về kết quả thực hiện chi đầu tư bằng nguồn thu để lại quản lý qua NSNN

Đây là các nhiệm vụ chi do Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định và sử dụng nguồn thu quản lý qua ngân sách để chi trong đó chủ yếu chi cho các nội dung sửa chữa, nâng cấp đường giao thông nông thôn,... Khoản chi này chiếm tỷ trọng bình quân 2,6% trên tổng chi NSNN cấp xã (thấp hơn so

với tỷ trọng bình quân 4,26% của chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn trong cân đối).

Tỷ trọng chi quản lý qua ngân sách tăng dần qua hàng năm, đều đó thể hiện rỏ từ khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới của trung ương, chủ trương phân cấp của tỉnh Tây Ninh thì chính quyền và nhân dân huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh hưởng ứng rất tích cực trong việc vận động nhân dân để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của địa phương nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân. Đã thể hiện qua bảng 3.3 Cơ cấu chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên trong tổng chi cân đối ngân sách cấp xã giai đoạn 2014 – 2016, biểu đồ 3.6 kết quả chi chi trong cân đối và ngoài cân đối NSNN cấp xã giai đoạn 2014 – 2016 cụ thể. Năm 2014 cơ cấu chi ngoài cân đối không có chi, năm 2015 là 2,03%; tuy nhiên đến năm 2016 tăng lên 5,4% trong tổng chi ngân sách cấp xã.

Điều đó thể hiện rỏ chủ trương của các xã là tập trung các nguồn lực vận động nhân dân, các tổ chức tham gia đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương nhằm phục vụ nhu cầu cấp thiết của người dân và hoàn thành các tiêu chi xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch đề ra.

Tình hình cân đối thu, chi NSNN cấp xã giai đoạn 2014 - 2016

Năm 2014, 2015 là năm nằm trong chu kỳ ngân sách thời kỳ 2011 - 2015, việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giai đoạn này đã tạo điều kiện cho cấp xã khai thác nguồn thu tại chỗ để cân đối cho các nhiệm vụ chi trên địa bàn huyện. Cụ thể:

Về nguồn thu được hưởng 100%. Đây là nguồn thu rất quan trọng của NSNN cấp xã trong cân đối nhiệm vụ chi, giai đoạn 2014 - 2016 nguồn thu này chiếm tỷ trọng bình quân 14,15% trong tổng số thu NSNN cấp xã.

Nguồn thu này có được từ các lĩnh vực thu về phí, lệ phí, thu khác, thu cố định (thu hoa lợi công sản, thu phạt…), thu huy động, đóng góp, viện trợ

không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân cho ngân sách cấp xã.

Về nguồn thu được hưởng theo tỷ lệ (100%) điều tiết giữa các cấp ngân sách: Bao gồm các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình, lệ phí trước bạ nhà đất. Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp của lĩnh vực thu dịch vụ ngoài quốc doanh ủy nhiệm thu cho Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn quản lý được điều tiết theo tỷ lệ 21% - 70% tùy xã căn cứ trên nguồn lực phát triển của từng địa bàn xã, thị trấn.

Bảng 3.4: Cơ cấu chi NSNN cấp xã trong cân đối và ngoài cân đối giai đoạn (2014 – 2016)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Thực hiện

Tỷ trọng

(%)

Thực hiện

Tỷ trọng

(%)

Thực hiện

Tỷ trọng

(%) Tổng chi (I+II) 50.740 100% 55.309 100% 59.004 100%

I. Tổng chi cân đối ngân sách cấp xã

50.740 100 54.184 97,97 55.845 94,6 II. Chi bằng nguồn

thu để lại quản lý qua NS (ngoài cân đối)

1.125 2,03 3.159 5,4

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) Nguồn thu phân chia theo tỷ lệ điều tiết của cấp xã chiếm tỷ trọng , bình quân khoảng 40,76% trên tổng thu ngân sách địa phương cấp xã giai đoạn 2014 - 2016.

Về nguồn thu bổ sung ngân sách cấp trên (trong đó có bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu và bổ sung khác): Chiếm tỷ trọng bình quân

thu trên tổng thu ngân sách địa phương khá lớn 40,51%.

Tuy nhiên, trong đó số thu bổ sung của ngân sách cấp trên cho mục đích cân đối chi bình quân khoảng 90,39%, còn lại là bổ sung để chi cho các nhiệm vụ có mục tiêu của cấp trên và đầu tư phát triển trên địa bàn. Đây là các nhiệm vụ không cân đối được ở dự toán đầu năm và phát sinh chủ yếu là do thực hiện các chính sách, chế độ trung ương hoặc địa phương ban hành.

Bảng 3.5 Cơ cấu thu bổ sung có mục tiêu và thu cân đối từ ngân sách cấp trên (2014 – 2016)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Thực hiện

Tỷ trọng

(%)

Thực hiện

Tỷ trọng

(%)

Thực hiện

Tỷ trọng

(%) Tổng thu bổ sung

(I+II) 22.309 100 25.920 100 23.866 100%

I. Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên

4.127 18,5 4.127 15,93 4.127 17,3 II. Thu bổ sung có mục

tiêu từ ngân sách cấp trên

18.182 81,5 21.793 84,07 19.739 82,7

(Nguồn: PhòngTài chính – Kế hoạch huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh)

Bảng 3.6. Đánh giá về thực thi và chấp hành dự toán chi NSNN cấp xã ĐVT: Tỷ lệ ý kiến (%) Nội dung đánh giá Tốt Khá Trung

bình Yếu TỔNG

Về việc chấp hành dự toán

của chính quyền cấp xã 33,3 26,7 40 0 100

Về phân bổ dự toán chi ngân

sách cấp xã 36,67 26,67 30 6,66 100

Mức độ ảnh hưởng của việc luân chuyển kế toán thường

xuyên

16,67 40 23,33 20 100

Tính khách quan trong kiểm

tra, giám sát NSNN cấp xã 26,67 46,67 20 6,66 100 (Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2017) Qua kết quả khảo sát mức độ chấp hành dự toán chi NSNN cấp xã đối với 30 ý kiến của các chủ tài khoàn, kế toán và các chuyên gia là lãnh đạo, cán bộ chuyên quản phòng tài chính kế hoạch, kho bạc nhà nước trên địa bàn huyện cho thấy có 10/30 người cho kết quả tốt, chiếm tỷ lệ 33,3%; 8/30 người cho kết quả khá, chiếm tỷ lệ 26,7%; có 12/30 người cho kết quả trung bình, chiếm tỷ lệ 40% và không có kết quả yếu. Điều đó cho ta thấy rằng công tác chấp hành dự toán chi ngân sách xã hiện nay vẫn chưa thật sự phù hợp, tỷ lệ chấp hành tốt dự toán chỉ chiếm 33,3%, ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cấp xã, do đó cần phải bổ sung điều chỉnh để hoàn thiện.

Kết quả khảo sát phân bổ dự toán chi NSNN cấp xã đối với 30 ý kiến của các chủ tài khoàn, kế toán, các chuyên gia là lãnh đạo, cán bộ chuyên quản phòng tài chính kế hoạch, kho bạc nhà nước trên địa bàn huyện cho thấy có 11/30 người có kết quả tốt, chiếm tỷ lệ 36,67%; 8/30 người có kết quả khá, chiếm tỷ lệ 26,67%; 9/30 người có kết quả trung bình, chiếm tỷ lệ 30% và

2/30 có kết quả chưa tốt, chiếm tỷ lệ 6,66%. Điều đó cho ta thấy rằng việc phân bổ dự toán chi NSNN cấp xã hiện nay vẫn chưa thật sự phù hợp, cần phải bổ sung điều chỉnh để hoàn thiện.

Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của việc luân chuyển cán bộ kế toán NSNN cấp xã đối với 30 ý kiến của các chủ tài khoàn, kế toán và các chuyên gia là lãnh đạo, cán bộ chuyên quản phòng tài chính kế hoạch, kho bạc nhà nước trên địa bàn huyện cho thấy có 5/30 người có kết quả tốt, chiếm 16,67%; 12/30 người có kết quả khá, chiếm tỷ lệ 40%; 7/30 người có kết quả trung bình, chiếm tỷ lệ 23,33% và 6/30 có kết quả chưa tốt, chiếm tỷ lệ 20%.

Điều đó cho ta thấy rằng việc luân chuyển cán bộ kế toán NSNN cấp xã cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý chi ngân sách của các đơn vị. Do đó nên có chính sách ổn định cho kế toán.

Qua kết quả khảo sát đánh giá tính khách quan trong việc thanh tra, kiểm tra, kiểm tra giám sát quản lý chi ngân sách đối với 30 ý kiến của các chủ tài khoàn, kế toán và các chuyên gia là lãnh đạo, cán bộ chuyên quản phòng tài chính kế hoạch, kho bạc nhà nước trên địa bàn huyện cho thấy có 8/30 người có kết quả tốt, chiếm tỷ lệ 26,67%; 14/30 người có kết quả khá, chiếm tỷ lệ 46,67%; 6/30 người có kết quả trung bình, chiếm tỷ lệ 20% và 2/30 có kết quả chưa tốt, chiếm tỷ lệ 6,66%.

Điều đó cho ta thấy rằng công tác thanh tra kiểm tra, giám sát quản lý chi NSNN cấp xã của các cấp chính quyền hiện nay là thật sự quan trọng.

Do đó cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát nhiều hơn nửa và bổ sung thêm nhiều chế độ, chính sách trong công tác thanh tra kiểm tra, giám sát quản lý chi NSNN cấp xã nhằm ngày càng hoàn thiện hơn về quản lý chi NSNN cấp xã.

Về kế toán ngân sách cấp xã

Cơ sở pháp lý để thực hiện công tác kế toán ngân sách cấp xã là các Quyết định của Bộ Tài chính bao gồm: Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 ban hành chế độ kế toán ngân sách và tài chính cấp xã, Quyết định số 156/2002/QĐ-BTC ngày 22/12/2002 về bổ sung, sửa đổi hệ thống mục lục ngân sách nhà nước (áp dụng từ năm 2002 - 2008); Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, Quyết định số 63/2008/QĐ- BTC ngày 01/8/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành mã nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước (áp dụng từ năm 2009 trở đi).

Thực hiện chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC, bộ phận kế toán ngân sách cấp xã phải mở 16 loại sổ sách kế toán và mở thêm 07 loại sổ theo yêu cầu quản lý; Với 7 loại tài khoản và 19 số hiệu tài khoản cấp I, 18 số hiệu tài khoản cấp II. Định kỳ hàng tháng lập 03 mẫu báo cáo, quyết toán năm gồm có 09 mẫu báo cáo.

Trong quá trình thực hiện, tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện đều sử dụng phần mềm kế toán ngân sách cấp xã KTXA đã được Bộ Tài chính nâng cấp đến phiên bản 5.0, việc sử dụng phần mềm đã giúp khối lượng công việc của kế toán ngân sách cấp xã giảm đi rất nhiều so với công tác ghi chép sổ thủ công trước kia.

Từ năm 2008 trở về trước, kế toán ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh sử dụng tất cả là 20 chương, 09 loại và 11 khoản trong mục lục ngân sách nhà nước. Tuy nhiên đến năm 2009 đến nay, hệ thống mục lục ngân sách nhà nước có sự thay đổi toàn diện, chuyển từ mục lục ngân sách theo hệ thống 03 chữ số sang mục lục ngân sách hệ thống 04 chữ số để phù hợp công tác chuẩn bị triển khai chương trình quản lý chi ngân sách điện tử toàn ngành TABMIS của Bộ Tài chính trên địa bàn

tỉnh Tây Ninh.

3.1.2.2. Về cán bộ quản lý chi NSNN cấp xã

Huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh gồm có 9 đơn vị hành chính cấp xã đang bố trí tất cả là 16 cán bộ kế toán cấp xã (có 07 đơn vị cấp xã bố trí 02 cán bộ tài chính kế toán, 02 đơn vị bố trí 01 cán bộ tài chính), trong đó có 16 người đã đạt trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.

Bảng 3.7 Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ phụ trách công tác kế toán tài chính ngân sách cấp xã

Chỉ tiêu Số tuyệt đối (người) Tỷ trọng (%)

I. Trình độ chuyên môn 16 100

1. Đại học 12 75

2. Cao đẳng 2 12,5

3. Trung cấp 2 12,5

II. Trình độ Tin học 16 100

- Trình độ A 4 25

- Trình độ B 12 75

III. Độ tuổi 16 100

- Dưới 30 10 62,5

- Từ 31 đến 45 5 31,25

- Trên 45 1 6,25

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) Về trình độ chuyên môn, có 12 người có trình độ đại học (chiếm 75%), 02 người đạt trình độ cao đẳng (đạt 12,5% ), 02 người đạt trình độ trung cấp chuyên ngành kế toán (đạt 12,5%).

3.1.3. Quyết toán chi NSNN cấp xã

Ngoài công tác kế toán, bộ phận kế toán cấp xã còn có trách nhiệm thực hiện quyết toán chi NSNN cấp xã theo đúng các chính sách, chế độ, định mức hiện hành cũng như đảm bảo hạch toán chi ngân sách đúng mục lục ngân sách

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện gò dầu tỉnh tây ninh (Trang 51 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)