Sau khi phát hiện vai trò của thông tin trong hệ thống GTVT, để hệ thống GTVT hoạt động có hiệu quả, người ta nghĩ ngay đến việc phải ứng dụng các thành tựu vĩ đại của Tin học - điện tử - viễn thông.
Từ những năm 70 của thế kỉ XX trở lại đây, công nghệ viễn thông đã có những bước tiến nhảy vọt, như truyền dữ liệu bằng vệ tinh…Cùng với công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin có những phát minh kì diệu, đã chế tạo được máy tính có bộ vi xử lí cực nhanh, có bộ nhớ lớn, tạo điều kiện xây dựng những cơ sở dữ liệu (CSDL) lớn trong mọi lĩnh vực, giải nhanh được những bài toán lớn mà máy tính trước đó chưa làm được. Đặc biệt, từ khi có mạng máy tính toàn cầu (internet) ra đời, kĩ thuật web của mạng internet chow phép nối tất cả các phần thông tin trên khắp thế giới, nối các CSDL khác nhau một cách hoàn chỉnh như không có một sự liên kết gì, tạo ra một ảo giác đầy sức thuyết phục như khi ta đang sử dụng một máy tính rất lớn. Những bước tiến về công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin, đã tạo điều kiện chow các nhà kHCN trong lĩnh vực GTVT có nhiều ứng dụng tuyệt vời. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, một loạt các phát minh trong lĩnh vực GTVT ra đời, chủ yếu là lĩnh vực truyền thông tin.
Tại một số nước phát triển (Nhật, Mĩ, khối EU,…) tự động hóa truyền tin trong GTVT đã được triển khai khoảng 30 năm nay, nhiều hãng đã chế tạo được các thiết bị (nhỏ và nhẹ) gắn trên xe, tự động thông báo cho lái xe, có thể liên hệ tức thời với Trung tâm điều hành (có các CSDL) thông báo những vấn đề đang cần thiết (các thiết bị đó được gọi là thiết bị thông minh – Cmart card, Cmart drive,…). Trên
PHẠM QUỐC TUÂN: Cao học ĐT K3 67
xe có thể có nhiều thiết bị thông minh tự động thông báo tin (tốc độ, thời tiết, tình trạng đường đi, thông tin về nơi sắp đến,…). Một chiếc xe sang trọng, có gắn các thiết bị thông minh kể trên, được cảm nhận thông minh người và gọi là xe thông minh (Smart Bus).
Để ưu tiên cho vận tải công cộng, người ta đã chế tạo thiết bị gắn trên xe buýt có thể liên hệ được với hệ thống đèn tín hiệu, khi ô tô buýt đến ngã tư, hệ thống đèn tín hiệu sẽ chuyển sang tín hiệu xanh sớm hơn (nếu là đang đỏ). Tại các điểm giao cắt, hệ thống đèn tín hiệu còn được gắn thiết bị theo dõi lưu lượng dòng, nếu tín hiệu xanh còn dài, nhưng lưu lượng dòng đã vãn thì tự động bật đèn đỏ và chuyển đèn xanh cho bên dòng người đang chờ đông.
Cùng với các phương tiện thông minh, các con đường cũng được lắp đặt các thiết bị truyền tin trên lề đường, thiết bị này liên hệ với thiết bị gắn trên xe, có thể thông báo cho lái xe những thông tin cần biết như tốc độ, tình trạng đoạn đoạn đường sắp đi qua, các thông tin về địa điểm sắp đến,… các con đường như vậy cũng được gọi là các con đường thông minh (Interlligent Roads).
Một hệ thống GTVT bao gồm các con đường thông minh, các phương tiện vận chuyển thông minh, cùng với hệ thống điều hành và quản lí thông minh,…được gọi là hệ thống GTVT thông minh, tên tiếng Anh là Intelligent Transport System, viết tắt là ITS, còn có tên gọi là transport telematic system.