Những nhân tố ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tíh và giải pháp ải thiện tình hình tài hính công ty ổ phần đầu tư thạh bàn (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp

1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp

- Tình trạng của nền kinh tế: Một nền kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng thì có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tích cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư, khả năng tìm kiếm các nguồn tài trợ cũng trở nên dễ dàng, điều kiện kinh doanh thuận lợi nên hầu như các chỉ số tài chính của các doanh nghiệp đều tốt. Ngược lại, nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái thì doanh nghiệp khó có thể tìm được cơ hội tốt để đầu tư.

- Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, đến chi phí s dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp. Mặt khác, lãi suất thị trường còn ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất thị trường tăng cao thì người ta có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng, điều đó làm hạn chế việc tiêu thụ sản ph m của doanh nghiệp.

Trong trường hợp này, các hệ số về vòng quay vốn lưu động và vòng quay vốn kinh doanh sẽ giảm, sức sinh lời doanh thu của doanh nghiệp cũng giảm theo.

- Lạm phát: Khi nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản ph m của doanh nghiệp gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp căng thẳng. Nếu doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp tích cực thì có thể còn bị thất thoát vốn kinh doanh. Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên và tình hình tài chính của doanh nghiệp không ổn định.

- Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với các doanh nghiệp:

như chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính sách xuất kh u, nhập kh u, chế độ khấu hao tài sản cố định… đây là yếu tố tác động lớn đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.

- Mức độ cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực có mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới thiết bị, công nghệ và nâng cao chất lượng sản ph m, cho quảng cáo, tiếp thị và tiêu thụ sản ph m…

- Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính: hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với thị trường tài chính, nơi mà doanh nghiệp có thể huy động gia tăng vốn, đồng thời có thể đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi để tăng thêm mức sinh lời của vốn hoặc có thể dễ dàng hơn thực hiện đầu tư dài hạn gián tiếp. Sự phát triển của thị trường làm đa dạng hóa các công cụ và các hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp, chảng hạn như sự xuất hiện và phát triển các hình thức thuê tài chính, sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán…

Hoạt động của các trung gian tài chính cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. Sự phát triển lớn mạnh của các trung gian tài chính sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính ngày càng phong phú, đa dạng hơn cho các doanh nghiệp, như sự phát triển của các ngân hàng thương mại đã làm đa dạng hóa các hình thức thanh toán như thanh toán qua chuyển khoản, thẻ tín dụng và chuyển tiền điện t … Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trung gian tài chính tạp điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp tiếp cận, s dụng nguồn vốn tín dụng với chi phí thấp hơn.

1.1.4.2 Những nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Năng lực quản trị: Năng lực quản trị của nhà quản lý là một nhân tố rất quan trọng, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường, năng lực quản trị bao gồm năng lực lãnh đạo, khả năng ra quyết định và một phần năng lực chuyên môn. Nhà quản trị doanh nghiệp nếu có kiến thức và tầm nhìn, biết cách hoạch định những kế hoạch phát triển lâu dài cho công ty, có suy nghĩ và hành động hợp thế hợp thời sẽ mang lại những thành công nhất định cho doanh nghiệp mình trên thị trường.

- Công nghệ sản xuất: Công nghệ sản xuất bao gồm cả trình độ bố trí, tổ chức tài sản cố định, phương thức tiên tiến mà doanh nghiệp áp dụng trong sản xuất sản ph m. Nếu doanh nghiệp s dụng công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất sẽ cho ra những sản ph m tốt, chất lượng cao và giá thành hạ, giúp tăng khả năng cạnh tranh của sản ph m trên thị trường, từ đó góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi các yếu tố này tăng, các chỉ số tài chính của doanh nghiệp sẽ luôn tốt, thương hiệu của công ty sẽ ngày một bền vững và vững mạnh.

- Trình độ lao động: Bên cạnh việc s dụng công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất, một vấn đề luôn đi liền với nó là trình độ của lao động trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn áp dụng công nghệ mới thì trước hết phải nâng cao trình độ cho công nhân viên của mình, để tránh lãng phí trong việc s dụng tài sản, doanh nghiệp cần bố trí lao động có trình độ cao sản xuất trong những khu vực có công nghệ hiện đại, 2 nhân tố này kết hợp với nhau sẽ làm tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp, làm gia tăng hiệu quả s dụng các nguồn lực và gia tăng khả năng tích lũy.

Một phần của tài liệu Phân tíh và giải pháp ải thiện tình hình tài hính công ty ổ phần đầu tư thạh bàn (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)