CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ THẠCH BÀN
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Đầu tƣ Thạch Bàn
2.1.4. Một số đặc điểm có ảnh hưởng đến tài chính của Công ty
a) Lĩnh vực xây lắp
Xây lắp là một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế thị trường, tạo cơ sở hạ tầng cho xã hội, dân sinh và sản xuất kinh doanh. Với mức đầu tư của Nhà nước hàng năm cho ngành xây lắp chiếm khoảng 30% GDP, ngành này đã và đang mang lại nhiều giá trị và ý nghĩa trong nền kinh tế quốc dân. Sản ph m của ngành xây lắp mang tính chất đơn chiếc, có giá trị lớn, kết cấu phức tạp, chu kỳ sản xuất dài dẫn đến yêu cầu phải s dụng lượng vốn lớn với vòng quay vốn chậm. Sản ph m của ngành xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán, có nghĩa là trước tiến hành thi công, giữa đơn vị xây lắp và đơn vị chủ đầu tư đã xác định được giá trị công trình theo hợp đồng được ký kết.
Tài chính của các doanh nghiệp xây lắp thường có các đặc điểm như: lượng vốn kinh doanh lớn, vay dài hạn nhiều, vòng quay vốn chậm, thời gian thu hồi vốn kéo dài, lượng vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng lơn, tỷ xuất lợi nhuận lớn và rủi ro cũng cao hơn những ngành khác. Chính vì mức độ sinh lợi nhuận lớn nên xây lắp được xem là một ngành có mức độ cạnh trang tương đối gay gắt.
Vì vậy, khi phân tích tài chính của các doanh nghiệp xây lắp, ngoài đánh giá khả năng sinh lợi của vốn còn xem xét kỹ đến khả năng sinh lợi của vốn vay, các chỉ tiêu an toàn, khả năng thanh toán nợ và hệ số nợ của doanh nghiệp.
b) Lĩnh vực sản xuất
Sản xuất là một lĩnh vực truyền thống tạo ra phần lớn của cải vật chất cho xã hội và được xem là ngành mang lại lợi nhuận ổn định nhất. Tùy từng loại sản ph m mà ngành này yêu cầu mức đầu tư khác nhau, nếu là hàng hóa tiêu dùng và mỹ nghệ thì mức đầu tư không quá cao, trong khi nếu là ngành sản xuất vật liệu xây dựng thị lại yêu cầu mức đầu tư tương đối lớn.
Đối với lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, với mức đầu tư lớn thường yêu cầu các doanh nghiệp phải có lương vốn lớn và phải s dụng tới các khoản vay ngắn hạn để đáp ứng kịp thời các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, nhân công.
Vì vậy, khi phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp sản xuất thường chú trọng đề cập tới vòng quay hàng tồn kho, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, lãi vay cũng như vòng quay vốn chủ sở hữu.
c) Lĩnh vực bất động sản
Bất động sản là một lĩnh vực kinh tế có mức độ rủi ro rất cao, tuy nhiên vì mức lợi nhuận lớn có thể mang lại nên đã và đang thu hút rất nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn nhỏ tham gia. Mặt khác, lĩnh vực quản lý đất đai, bất động sản của Nhà nước còn nhiều tranh cãi nên đây được xem là một ngành kinh tế khó dự báo.
Ngoài lượng vốn dài hạn lớn, các doanh nghiệp bất động sản thường phải s dụng một lượng vốn vay dài hạn lớn do thời gian lưu chuyển của vốn chậm, thời gian thu hồi vốn kéo dài dẫn đến chi phí lãi vay cao. Nếu không phân tích và cân đối thận trọng có thể mang lại rủi ro rất lớn cho doanh nghiệp.
Vì vậy, khi phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản, yếu tố đầu tiên phải đề cập là mức độ rủi ro cũng như khả năng thanh toán vốn vay của doanh nghiệp.
d) Lĩnh vực thương mại, dich vụ
Thương mại và dịch vụ là hai lĩnh vực đang được các doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm, vì yêu cầu lượng vốn không quá lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thị trường dễ dự báo hơn cũng như thời gian thu hồi vốn nhanh. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận không cao nhưng mức độ rủi ro của ngành lại ở mức thấp hơn, chính vì thế hiện nay nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch sang ngành này, dẫn đến sự cạnh tranh lại tương đối khốc liệt.
Vì vậy, khi xem xét và phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp thương mại cần xem xét cả các chỉ tiêu mức sinh lợi cũng như mức độ an toàn của nguồn vốn và tài sản.
2.1.4.2. Khách hàng của Công ty
Do đặc điểm của ngành xây lắp, khách hàng của Công ty hiện nay rất đa dạng, có thể chia ra một số nhóm khách hàng chính như sau:
a) Khách hàng là các chủ đầu tư sử dụng vốn của Nhà nước hoặc vốn vay do Chỉnh phủ đại diện
Nhóm này bao gồm: UBND các tỉnh Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hà Nam, Phú Thọ, Tuyên Quang… các UBND Huyện; các sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở Xây dựng, sở Công thương, sở Giao thông vận tải của các tỉnh; Các công ty Điện lực như: Điện lực Thanh Hóa; Điện lực Tuyên Quang, Điện lực Vĩnh Phúc…
là những khách hàng truyền thống của Công ty. Đặc điểm của nhóm khách hàng này là s dụng vốn của Nhà nước hoặc vốn vay do Chính phủ đại diện để đầu tư hạ tầng xã hội. Với cách thức đầu tư khá bải bản, chuyên nghiệp thông qua các Ban quản lý dự án trực thuộc UBND tỉnh hoặc các Sở ngành, công ty; Mỗi một dự án s dụng ngồn vốn khác nhau lại có các quy trình, thủ tục đấu thầu, giao thầu, thanh quyết toán công trình, mẫu hồ sơ cũng như yêu cầu hồ sơ thanh quyết toán khác nhau. Điều đó yêu cầu cán bộ kỹ thuật của Công ty cần nguyên cứu và lập hồ sơ phù hợp với từng công trình theo từng dự án đầu tư. Ngoài ra, nhóm khách hàng nay do s dụng vốn Nhà nước hoặc vốn vay do Chính phủ đại diện nên ở một số Ban quản lý còn tồn tại nhiều bất cập, như:
đầu tư dản trải, chậm trễ kéo theo việc chiếm dụng vốn của các nhà thầu xây lắp, làm tăng chi phí của các doanh nghiệp dẫn tới khó khăn về tài chính cho một số doanh nghiệp nếu không có biện pháp thu hồi nợ tích cực.
b) Khách hàng là các chủ đầu tư tư nhân, các doanh nghiệp
Nhóm khách hàng này chủ yếu là các doanh nghiệp tiến hành xây mới, s a chữa hoặc nâng cấp nhà máy, văn phòng, c a hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị… Đặc điểm của nhóm khách hàng này thương có vốn đầu tư không lớn, công trình thực hiện theo phương thức giao thầu, việc thanh quyết toán thường nhanh gọn nên có thể làm tăng vòng quay vốn của Công ty. Tuy nhiên tổng giá trị đầu tư thường không lớn dao động từ 1 tỷ đồng tới dưới 5 tỷ đồng, chính vì thế nếu thực hiện các dự án dạng này mặc dù không mang về nhiều doanh thu cho Công ty nhưng có thể giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cũng như đảm bảo an toàn tài chính cho Công ty.
c) Khách hàng là các chủ đầu tư nước ngoài
Nhóm khách hàng này chủ yếu là các nhà đầu tư Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… tiến hành các dự án đầu tư để xây mới, mở rộng, nâng cấp cải tạo nhà máy
trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như: KCN Thụy Vân, KCN Đồng Lạng, KCN Phù Ninh, cụm công nghiệp Việt Nam – Korea. Đặc điểm của nhóm khách hàng này là có tiền lực tài chính mạnh, thủ tục thanh toán đơn giản, thanh toán ngay sau khi công trình hoặc các hạng mục công trình hoàn thành, trong một số trường hợp cần tiến độ còn ứng trước hoặc cho Công ty vay vốn để thi công.
Tuy nhiên, quy trình quản lý và yêu cầu về mặt kỹ thuật lại là một thách thức đòi hỏi Công ty cần phải đổi mới kỹ thuật thi công cũng như quá trình quản lý doanh nghiệp, quản lý công trường để đáp ứng được yêu cầu. Nếu lỗ lực thực hiện được những dự án dạng này. Công ty sẽ cải thiện được đáng kể tình hình tài chính cũng như đổi mới quản trị trong Công ty.
2.1.4.3. Nhà cung cấp
Do đặc điểm là một công ty xây lắp và kinh doanh các sản ph m xây lắp nên nhà cung cấp chính của Công ty là các nhà máy, công ty vật liệu xây dựng có uy tín, có tiềm lực tài chính mạnh với quy mô sản xuất lớn. Trong đó có thể kể đến các công ty và nhà máy sau đây:
- Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO), là một công ty có uy tín lớn trong lĩnh vực thép xây dựng. Với tiền lực tài chính mạnh, quy mô sản xuất lớn, sản ph m thép xây dựng của công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên được đánh giá có chất lượng tốt nhất Việt Nam. Đây cũng là vật liệu chính truyền thống mà Công ty đã s dụng từ những ngày đầu thành lập để phục vụ công tác xây lắp.
- Công ty cổ phần Thép Việt Nhật, tuy là một công ty mới tham gia thị trường thép xây dựng những năm gần đây, nhưng sản ph m của công ty này đáp ứng tiêu chu n Việt Nam (TCVN) trong lĩnh vực thép xây dựng và đã có mặt trên thị trường từ năm 2002. Sản ph m thép Việt Nhật là sản ph m được người dân ưa chuộng trong việc xây nhà ở dân dụng.
- Công ty TNHH một thành viên Vicem Hải Phòng, là đơn vị sản xuất và cung cấp xi măng truyền thống của Công ty, phục vụ cả lĩnh vực xây lắp lẫn lĩnh vực kinh doanh. Với hơn 40 năm phát triển, Công ty xi măng Hải Phòng với năng lực tài chính mạnh, dây chuyền công nghệ hiện đại, sản ph m có chất lượng cao,
cộng với yếu tố truyền thống đã tạo ra sản ph m xi măng được ưa chuộng và có uy tín nhất khu vực miền Bắc.
Ngoài ra, Công ty còn đang cộng tác với các công ty lớn khác trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn như: Công ty cổ phần Bê tông và vật liệu xây dựng Sông Hồng – CMC; Công ty TNHH một thành viên Cát sỏi Sông Lô; các công ty cung cấp vật tư khác như: Tập đoàn Việt Vương; Công ty cổ phần Cúc Phương (Dismy); Công ty CP Cáp điện Hà Nội…
Phần lớn nhà cung cấp của Công ty hiện nay là các công ty có quy mô tài chính cũng như quy mô sản xuất kinh doanh lớn và có truyền thống, chính vì vậy Công ty ít có nguy cơ khan hiếm vật tư cũng như có thể mua chịu với số lượng lớn, trong thời gian dài hơn. Đây cũng là một lợi thế kinh doanh cũng như lợi thế tài chính của Công ty.
2.1.4.4. Đối thủ cạnh tranh - Trong lĩnh vực xây lắp
Xây lắp là lĩnh vực có tính cạnh tranh cao. Với điều kiện hội nhập quốc tế cũng như hội nhập khu vực, với sự tham gia ngày càng nhiều của các đơn vị nước ngoài, với lợi thế về tài chính và công nghệ thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt hơn.
Có thể kể đến một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp có cùng quy mô vốn cũng như năng lực thi công so với Công ty thì có thể kể đến: Công ty Cổ phần Xây lắp điện nước Sông Hồng; Công ty xây dựng Việt Vương - Tập đoàn Việt Vương; Công ty xây dựng hạ tầng – Tập đoàn Nam Cường.
- Trong lĩnh vực bất động sản
Đây được xem là lĩnh vực mang lại doanh thu cũng như lợi nhuận lớn nhất cho Công ty trong ba năm gần đây. Tuy nhiên, lĩnh vực này có độ rủi ro rất lớn, số lượng các đơn vị tham gia trong khu vực không nhiều nhưng mức độ cạnh tranh lại rất khốc liệt.
Có thể kể đến các đơn vị bất động sản đang trực tiếp cạnh tranh với Công ty như: Công ty Bất động sản Nam Cường - Tập đoàn Nam Cường; Công ty Cổ phần
đầu tư xây dựng và bất động sản Hùng Vương; Công ty Cổ phần xây dựng Hồng Hà – Thăng Long.
2.1.4.5. Môi trường kinh tế
Kinh tế - xã hội năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường.
Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan. Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất kh u. Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng đồng thời là yếu tố thuận lợi cho việc giảm chi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích thích tiêu dùng. Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2015, mặt bằng lãi suất giảm khoảng 0,3%/năm, tăng trưởng tín dụng đạt 6,28%, huy động vốn tăng 4,58%, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,09%so với cuối năm 2014. Lãi suất kỳ hạn trên 6 tháng vẫn tương đối ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống. Tỷ giá ngoại tệ tăng hết biên độ cho phép 2% của năm 2015.
Trong năm 2015, chính sách tiền tệ được điều hành theo hướng nới lỏng thận trọng nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 13 - 15%, tổng phương tiện thanh toán tăng từ 16 - 18%, ổn định lạm phát ở mức 5%. Với bối cảnh tình hình kinh tế trong năm 2015 đã và đang có dấu hiệu hồi phục tích cực, tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp vay vốn và tiếp tục đầu tư đ y mạnh sản xuất, thị trường tiền tệ đã thu được kết quả đáng khích lệ.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2015 tăng nhanh hơn so với các năm trước, đạt mức 17,17% (tính đến cuối tháng 21/12/2015), cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2014 (14,16%) và hoàn thành chỉ tiêu đặt ra cho cả năm (13 - 15%). Tín dụng trong thời gian này có xu hướng tập trung ở các lĩnh vực ưu tiên (Cho vay đối với
lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đến tháng 12/2015 tăng 11%…) và đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản (Theo VERP, tính đến ngày 20/9, tín dụng toàn hệ thống tăng khoảng 10,8% (cùng kỳ năm 2014 chỉ tăng 6,6%). Đây cũng là mức tăng cao nhất từ năm 2011.
Trong năm 2015, lãi suất chính sách được duy trì ở mức thấp kể từ sau lần điều chỉnh gần nhất vào tháng 3/2014; lãi suất cơ bản là 9%/năm, lãi suất tái cấp vốn là 6,5%/năm và lãi suất tái chiết khấu là 4,5%/năm được duy trì trong suốt cả năm 2015. Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng có nhiều biến động, từ tháng 02 - 7/2015 có xu hướng giảm (từ mức 4,37% xuống 2,28%), tăng mạnh trở lại vào thời điểm tháng 8, khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiến hành điều chỉnh tỷ giá VND/USD, rồi giảm dần trong các tháng 9 - 11/2015 trước khi tăng mạnh vào tháng cuối năm do các ngân hàng có xu hướng gia tăng dự trữ nhằm đảm bảo nhu cầu thanh khoản tăng cao vào dịp cuối năm. Bình quân lãi suất liên ngân hàng qua đêm là 4,85% (tính đến cuối tháng 12/2015). Nhìn chung, mặt bằng lãi suất trong cả năm 2015 vẫn cao hơn so với mặt bằng của năm 2014, cho thấy nhu cầu s dụng vốn trong năm 2015 cao hơn so với năm trước.
Năm 2015, NHNN tiếp tục s dụng thị trường mở OMO điều tiết thị trường, với mục tiêu hỗ trợ cho thanh khoản của hệ thống, NHNN đã bơm ròng qua OMO trong tháng 8 (3.595 tỷ đồng) và hút ròng trở lại trong tháng 9 (1.933 tỷ đồng) khi nhu cầu s dụng vốn đã ổn định. Đến quý IV, mặc dù trong tháng 11 thị trường OMO chưa thực sự hoạt động tích cực, diễn biến trên thị trường khá ảm đạm, thì đến tháng 12, nhu cầu dự trữ thanh khoản của hệ thống đã tăng mạnh, NHNN đã phải bơm ròng 92.451 tỷ đồng trên kênh này.
Tuy nhiên, mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 1 - 1,5% trong năm 2015 của Chính phủ chưa thực hiện được mặc dù cả năm 2015, mặt bằng lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng được duy trì ở mức thấp. Cụ thể, mức lãi suất huy động bình quân dưới 1 năm được duy trì ở mức 6,5%/năm, trên 1 năm là 7,2%/năm. Đối với lãi suất cho vay, mặt bằng chung cho vay ngắn hạn hiện
vẫn khoảng 8,15%/năm, trung và dài hạn là 10,2%/năm (tháng 12/2014 là 10,38%).
Bên cạnh đó, lãi suất huy động USD bằng mức trần do NHNN quy định hiện đã là 0%/năm đối với tiền g i của tổ chức và cả với dân cư, nhằm ngăn chặn tình trạng găm giữ ngoại tệ.
Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá VND/USD trên cả hai thị trường tự do và thị trường chính thức có xu hướng tăng giá kể từ cuối tháng 02/2015. Năm 2015, NHNN đã ba lần điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng vào tháng 01, 5 và 8 với biên độ mỗi lần điều chỉnh 1%, nâng tổng mức điều chỉnh lên 3% vượt quá mục tiêu điều chỉnh của NHNN (không quá 2% trong năm 2015). Đồng thời, NHNN cũng liên tiếp hai lần điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá, mỗi lần tăng thêm 1% vào tháng 8/2015. Ngoài ra, trong năm 2015 NHNN còn áp dụng các biện pháp siết chặt việc mua bán ngoại tệ, đưa ra cam kết duy trì ổn định tỷ giá, hạ lãi suất tiền g i USD xuống 0%.
Thị trường chứng khoán đã có nhiều biến động trong năm 2015, tuy nhiên, chỉ số VnIndex vẫn tăng 6,1% và đóng c a ở mức 579,03 điểm vào ngày 31/12/2015.