Thực chất, ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tíh và giải pháp ải thiện tình hình tài hính công ty ổ phần đầu tư thạh bàn (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Thực chất, ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp được s dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện tại, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chu n xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ.

Có rất nhiều đối tượng quan tâm và s dụng thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng lại quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau.

Do nhu cầu vè thông tin tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu của cac đối tượng quan tâm. Chính điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho phân tích tài chính ra đời, ngày càng hoàn thiện và phát triển, đồng thời cũng tạo ra sự phức tạp của phân tích tài chính.

Các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể tập hợp thành các đối tượng chính sau đây:

- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Các nhà quản lý công ty là những người trực tiếp quản lý doanh nghiệp, họ cần các thông tin để nắm bắt, kiểm soát và chỉ đạo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Các thông tin do các báo cáo tài chính thường không đáp ứng đủ nhu cầu thông tin của họ, chính vì vậy họ cần được cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các nhà quản lý doanh nghiệp nhằm đáp ứng những mục tiêu sau:

+ Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính của doanh nghiệp …

+ Hướng các quyết định của doanh nghiệp theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi

+ Phân tích tài chính của các doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tài chính.

+ Phân tích tài chính là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động quản lý trong doanh nghiệp.

- Đối với nhà đầu tư: mục đích của họ là xem xét thực trạng tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không? Lợi tức cổ phần là bao nhiêu? Mức tăng trưởng cao hay thấp? Nhà đầu tư luôn mong muốn mỗi đồng vốn bỏ ra sinh lời cao nhất đông thời họ phải tìm cách bảo vệ an toàn cho đồng vốn của mình. Vì vậy, ngoài việc quan tâm đến cổ tức, mức độ hoàn vốn, tỷ lệ tăng trưởng, các nhà đầu tư còn quan tâm nhiều đến mức độ rủi ro của các dự án đầu tư. Phân tích TCDN sẽ giúp cho họ biết được giới hạn an toàn của đồng vốn đến mức nào, khả năng sinh lời của nó cao hay thấp? Từ đó các nhà đầu tư sẽ có cơ sở để xem xét tiếp có nên quyết định đầu tư hay không? Nếu có thì mức độ đầu tư là bao nhiêu thì hợp lý?

- Đối với người cho vay: Người cho vay bao gồm các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng có thể là các doanh nghiệp khác. Đây là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đảm bảo nhu cầu sản xuất - kinh doanh. Mục đích của họ là muốn biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào? Phân tích TCDN sẽ cho họ biết được những thông tin cần thiết về năng lực tài chính của khách hàng, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn về việc có cho doanh nghiệp vay hay không?

+ Các chủ ngân hàng quan tâm đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp coi đó như nguồn đảm bảo cho ngân hàng có thể thu hồi nợ khi doanh nghiệp thua lỗ hay phá sản. Ngân hàng sẽ hạn chế cho các doanh nghiệp vay khi nó có dấu hiệu không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

+ Cũng giống như các chủ ngân hàng, các nhà cung cấp tín dụng khác như:

các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cần thông tin để quyết định có bán hàng trả chậm cho doanh nghiệp hay không.

- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Bao gồm các cơ quan quản lý cấp bộ, cơ quan thuế, thanh tra tài chính… Các cơ quan dựa vào các báo cáo tài chính của

doanh nghiệp để phân tích, đánh giá tình hình tài chính nhằm mục đích kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời qua đó giúp các cơ quan Nhà nước hoạch định các chính sách vĩ mô phù hợp với tình hình chung của các doanh nghiệp.

- Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Đó là những người hưởng lương trong doanh nghiệp. Đây là những người có nguồn thu nhập duy nhất là tiền lương được trả và các khoản tiền thưởng hoặc phụ cấp theo quy định. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có tác động trực tiếp tới người lao động. Do vậy, phân tích TCDN giúp cho họ định hướng việc làm ổn định, yên tâm trong công việc.

- Đối với các đối thủ cạnh tranh: Họ là những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời, doanh thu bán hàng và các chỉ tiêu tài chính khác phục vụ cho việc đề ra các biện pháp cạnh tranh với doanh nghiệp.

Các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung còn được các nhà nghiên cứu, các sinh viên kinh tế quan tâm phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập.

Như vậy, thông qua việc phân tích TCDN giúp cho người s dụng thông tin ra quyết định, lựa chọn các phương án kinh doanh tối ưu để đạt được mục đích.

Đồng thời nó là công cụ để đánh giá hoạt động kinh doanh được các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý Nhà nước và các đối tượng khác quan tâm s dụng. Do đó, phân tích TCDN đã trở thành công cụ không thể thiếu và có ý nghĩa thiết thực trong nền kinh tế thị trường.

Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, sự phong phú đa dạng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, phân tích tài chính doanh nghiệp đã phát triển và trở thành một môn khoa học kinh tế độc lập, có đối tượng nghiên cứu riêng. Nói chung lĩnh vực phân tích tài chính doanh nghiệp nghiên cứu không ngoài các hiện tượng và sự kiện kinh tế tài chính trong doanh nghiệp. Song để phân chia tổng hợp, đánh giá và dự đoán đúng đắn tài chính doanh nghiệp cần xác định rõ nội dung cụ thể của phần tích tài chính doanh nghiệp.

Quá trình vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính trong tiến trình phân phối để tạo lập, s dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp diễn ra như thế nào, kêt quả kinh tế tài chính của sự vận động và chuyển hóa ra sao, có phù hợp với mục tiêu mong muốn của các đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp là nội dung nghiên cứu cụ thể của phân tích tài chính doanh nghiệp.

Kết quả kinh tế tài chính thuộc đối tượng nghiên cứu của phân tích tài chính doanh nghiệp có thể là kết quả của từng khâu, từng bộ phận, từng quan hệ kinh tế, từng quyết định kinh tế như mua vào, bán ra, bộ phân A, B quan hệ kinh tế nội sinh, ngoại sịnh, quyết định s dụng vốn chủ, vốn vay… cũng có thể là kết quả tổng hợp của cả quá trình vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích tài chính doanh nghiệp hướng vào việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đặt ra hoặc là kết quả đã đạt được ở các kỳ trước đồng thời xác định kết quả có thể đạt được trong tương lai. Phân tích tài chính doanh nghiệp cần nghiên cứu mối quan hệ biện chứng, khách quan giữa các hiện tượng và sự kiện kinh tế để quá trình tổ chức thực hiện các quyết định đặt ra không xa rời mục tiêu đã định hướng.

Quá trình và kết quả tổ chức vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng những chỉ tiêu kinh té cụ thể nhưng cũng có thể được thể hiện thông qua miêu tả cuộc sống kinh tế tài chính đang và sẽ diễn ra. Sự miêu tả cùng với nghiên cứu xem xét các chỉ tiêu kinh tế cụ thể, những nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến các quan hệ phân phối dwois hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập và s dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh chính là nội dung nghiên cứu của phân tích tài chính doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tíh và giải pháp ải thiện tình hình tài hính công ty ổ phần đầu tư thạh bàn (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)