CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ THẠCH BÀN
2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Đầu tƣ Thạch Bàn
2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu an toàn tài chính
Khả năng thanh toán ngắn hạn là năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trong thời gian ngắn của doanh nghiệp. Các chỉ số thanh toán ngắn hạn xác định năng lực đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đến hạn của doanh nghiệp (nói cách khác, chi trả các hóa đơn được chuyển tới).
Khả năng thanh toán là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của công ty. Chỉ tiêu này được rất nhiều đối tượng quan tâm như: nhà cung cấp, các tổ chức tín dụng ... Nếu khả năng thanh toán được đánh giá tốt chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán được các khoản nợ, đồng thời cũng cho thấy tình hình tài chính của công ty ổn định và lành mạnh. Còn ngược lại sẽ gây khó khăn cho công ty trong các công việc với những đối tác liên quan.
Bảng 2.6: Các chỉ số khả năng thanh toán
Chỉ số Công thức ĐVT Năm 2015 Năm 2014 Chênh
lệch Tỷ lệ KN thanh toán
hiện hành
Tài sản ngắn hạn
Lần 1.51 1.78 -0.27 -15.39%
Nợ ngắn hạn KN thanh toán
nhanh
TS ngắn hạn - Hàng tồn kho
Lần 0.23 0.27 -0.04 -16.03%
Nợ ngắn hạn KN thanh toán
tức thời
Tiền
Lần 0.03 0.04 -0.01 -27.98%
Nợ ngắn hạn
(Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán) a) Khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số này cho biết khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt trong vòng 1 năm để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp của năm 2015 là 1.51 (lần) và 1.78 (lần) năm 2014. Các tỷ lệ này đều trong giới hạn cho phép do lớn hơn chỉ số ngành là 1.34. Đây là một chỉ số thể hiện khả năng thanh toán hiện thời
tốt, trong 2 năm gần đây thì doanh nghiệp sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
b) Khả năng thanh toán nhanh
Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu cầu khi cần thiết. Năm 2014 tỷ số này là 0.27 (lần), năm 2015 là 0.23 (lần), giảm 16.03% so với năm trước. Do chỉ số khả năng thanh toán nhanh của công ty đều nhỏ hơn chỉ số ngành 0.83 nên công ty khó có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Mặt khác các tỷ số thanh toán nhanh của công ty những năm gần đây đều nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán hiện hành điều này chứng tỏ tài sản ngắn hạn của công ty chủ yếu phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho.
c) Khả năng thanh toán tức thời
Chỉ số này cho biết được khả năng thanh toán ngay tức thì các khoản nợ ngắn hạn.
Năm 2014 tỷ số thanh toán tức thời 0,04 (lần), năm 2015 là 0,03 (lần) giảm 27.98% so với năm 2014.
Kết quả của chỉ số qua tính toán trên cho thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty rất thấp do tỷ trọng tiền mặt trong tổng tài sản rất bé. Điều này cho thấy công ty không có đủ tiền mặt để thanh toán nợ nợ tức thời.
2.2.2.2 Phân tích khả năng quản lý nợ
Bảng 2.7: Các chỉ số khả năng quản lý nợ
Chỉ số Công thức ĐVT
Năm 2015
Năm 2014
Chênh
lệch Tỷ lệ
Chỉ số nợ
Tổng nợ
% 41.90% 34.89% 7.01% 20.10%
Tổng tài sản KN thanh toán tổng
quát
Tổng tài sản
Lần 2.39 2.87 (0.48) -16.74%
Nợ phải trả
(Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán) Tỷ số nợ cho biết mức độ doanh nghiệp s dụng vốn vay trong kinh doanh.
trọng an toàn trong tổng nguồn vốn. Năm 2014 chỉ số nợ là 34.89% nghĩa là 100 đồng tài sản của công ty chỉ có 34.89 đồng nợ, năm 2015 chỉ số nợ là 41.90 %. Năm 2015 tuy có tăng so với năm 2014 là 20.10%,
Chỉ số nợ của công ty thể hiện sự phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp đối với các chủ nợ.
Hệ số công nợ 2015 = 4,008,889,254
x 100% = 8.6%
46,737,960,636
Ta thấy các khoản phải thu nhỏ hơn các khoản nợ ngắn hạn rất nhiều. Trong năm 2015 cứ 8.6 đồng khoản phải thu để thanh toán cho 100 đồng nợ ngắn hạn, năm 2014 con số này là 18.7 đồng, chứng tỏ các khooản phải thu không đủ để trả nợ. Như vậy khả năng thanh toán nợ của công ty không tốt. Nhưng qua đó cũng chứng tỏ công ty đã biết tận dụng các nguồn vốn bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.3 Phân tích hiệu quả tài chính
2.2.3.1. Phân tích tổng quát hiệu quả tài chính của Công ty
Để trả lời câu hỏi: Tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả không? Chúng ta tiến hành tính toán chỉ tiêu hiệu quả tổng quát: sức sinh lời nguồn vốn chủ sở hữu (ROE);
Bảng 2.8: Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của Công ty qua các năm 2014 - 2015
Đơn vị tính: VN đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch
Tuyệt đối % 1 Lợi nhuận sau thuế 524,276,727 1,587,695,351 (1,063,418,624) -67%
2 Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân 64,567,743,423.50 64,486,476,806 81,266,618 0.13%
3 ROE của Công ty 0.81% 2.46% -1.65% 67%
4 ROE của ngành 6.7% 7.1%
(0.4) 5.63%
Hệ số công nợ 2014 =
6,462,711,779
x 100% = 18.7%
34,478,345,925
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán) Qua bảng tính toán trên ta thấy: Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) năm sau giảm so với năm trước. Kết quả tính toán tỷ suất này của công ty nhỏ chứng tỏ hiệu quả s dụng vốn tự có của công ty thấp. Cụ thể: năm 2015 đạt 0.81%
giảm hơn so với năm 2014 là 1.65%. Tức là một trăm đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra năm 2014 thu được 2.46 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2015 thu được 0.81 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân giảm Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu này là do lợi nhuận sau thuế giảm tới 67% so với năm 2014 (doanh thu năm 2015 giảm mạnh so với 2014).
Hệ số sinh lợi vốn CSH tăng hay giảm chưa thể hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay không mà quan trọng là xác định lý do làm tỷ số này tăng hay giảm để từ đó có kết luận phù hợp. Chỉ tiêu này thấp hơn nhiều chỉ số trung bình của ngành trong 2 năm vừa qua. Chứng tỏ hiệu quả tài chính của Tổng công ty không tốt. Góp phần giảm khả năng đầu tư của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả s dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp. Đó chính là nhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Qua phân tích chỉ tiêu tổng quát trên cho thấy tình hình tài chính của công ty năm 2015 kém hiệu quả hơn năm 2014, điều này do những nguyên nhân nào, ta đi phân tích mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu thành phần đến chỉ tiêu hiệu quả tổng quát.
2.2.3.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu thành phần
Để biết được ROE năm 2015 thay đổi so với năm 2014 là do chỉ tiêu thành phần nào, ta có bảng tính sau:
Bảng 2.9 Các chỉ tiêu thành phần của ROE
STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch
Tuyệt đối % 1 Doanh thu thuần (VN đồng) 54,811,055,443 14,764,670,433 (59,953,614,990) -52%
2 Lợi nhuận sau thuế (VN đồng) 524,276,727 1,587,695,351 (1,063,418,624) -67%
3 Tổng tài sản bình quân (VN đồng) 105,175,896,704 106,280,956,446 6,358,829,845 -1%
4 Nguồn vốn CSH bình quân(VN đồng) 64,567,743,424 64,486,476,806 229,022,490 0.1%
5 ROA (Hệ số sinh lợi tổng tài sản (%)) 0.50% 1.49% -1.1% -67%
6 ROE (Hệ số sinh lợi vốn CSH (%)) 0.81% 2.46% -1.7% -67%
7 ROS (Hệ số sinh lợi doanh thu (%)) 0.96% 1.38% -0.4% -31%
8 Năng suất tổng tài sản 0.52 1.08 (0.64) -52%
10 Vòng quay của tài sản 0.52 1.08 (0.64) -52%
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán) a) Sức sinh lợi doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (hay sức sinh lợi của doanh thu sau thuế) của doanh nghiệp đạt là 1.38% cho năm 2014 và 0.96% cho năm 2015. Ta thấy chỉ số ROE của công ty năm 2014 trong 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra 1.38 đồng lợi nhuận cho chủ sở hữu. Năm 2015 con số nhỏ bé ấy còn giảm xuống chỉ còn 0.96 đồng.
b) Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA)
Chỉ số này cho chúng ta biết 100 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu, tỷ suất thu hồi tài sản năm 2014 là 1.49 %, năm 2015 là 0.5%.
c) Sức sinh lợi vốn CSH (ROE)
Chỉ số này cho biết trong 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Theo kết quả tính toán sức sinh lợi vốn CSH của công ty thấp, năm 2014 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư mang lại 2.46 đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. Năm 2015 cứ 100 đồng chủ sở hữu đầu tư mang 0.81 đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu.
Phân tích Dupont
- Phân tích phương trình Dupont thứ nhất ROA 2015 = 524,276,727
x
54,811,055,443
54,811,055,443 105,175,896,704
ROA2015 = 0,52 x 0,96 = 0.5%
ROA 2014 =
1,587,695,351
x
114,764,670,433 114,764,670,433
106,280,956,446
ROA2014 = 1,08 x 1,38= 1.49%
ROA năm 2015 giảm 67% so với năm 2014 là do ROS giảm 31% và
vòng quay TTS giảm 52%.
ROA phụ thuộc vào hai nhân tố chính là ROS và Vòng quay TTS. S dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có thể thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như sau:
+ Nhân tố ROS: ROS = (0.52% – 1.08%) x 1,38 = -0.7728%
+ Nhân tố Vòng quay tổng tài sản (VQTTS)
VQTTS = 1.08% x (0.96 – 1.38) = -0.4536%
+ Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ta có:
ROA = ROS + VQTTS = -0.7728 - 0.4536 = -1.2264%
- Phân tích phương trình Dupont thứ hai:
ROE2015 =
524,276,727
x
54,811,055,443
x
105,175,896,704
54,811,055,443
105,175,896,704 64,567,743,424
ROE = 0.96 x 0.52 x 1.36 = 0.81%
ROE2014 =
1,587,695,351
x
114,764,670,433
x
106,280,956,446
114,764,670,433
106,280,956,446 64,486,476,806
ROE = 1.38 x 1.08 x 1.65 = 2.46%
ROE năm 2015 giảm 67% so với năm 2014 là do ROS cũng giảm 31 %, vòng quay TTS giảm 52% và hệ số tài trợ giảm 1 %. ROE phụ thuộc vào ba nhân tố là ROS, vòng quay TTS và hệ số tài trợ. S dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hưởng của ba nhân tố này đến ROE như sau:
+ Nhân tố ROS
ROS = (0.5% - 1.49%) x 1.08 x 1.65 =- 1.76418%
+ Nhân tố VQTTS
VQTTS = 0.5% x (0,52– 1.08) x 2.64 = -0.7392%
+ Nhân tố Hệ số tài trợ (HSTT)
HSTT = 0.12% x 0.52 x (1.36 – 1.65) = -0,018%
Như vậy:
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ta có:
ROE = ROS + VQTTS + HSTT ROE = 1.76418% + 0,7392% + 0,018% = 2.52138%
ROS giảm từ 1.38% xuống 0.96% làm ROE giảm xuống 1.76418%
VQTTSgiảm từ 1.08% xuống 0.52% làm ROE giảm xuống 0.7392%
HSTT giảm từ 1.65% xuống 1.63% làm ROE giảm xuống 0.018%
0.000000,0009%
Sức sinh lợi vốn chủ sở hữu ROE ROE14: 2.46% - ROE15: 0.81%
Tỷ suất thu hồi tài sản ROA:
ROA14: 1.49% - ROA15: 0.5% x
Tổng tài sản BQ/Vốn chủ sở hữu BQ:
N14: 1.65 – N15: 1.63
Suất sinh lợi doanh thu ROS:
ROS14: 1.38% - ROS15: 0.96% x
Vòng quay tổng tài sản:
N14: 1.08 - N15: 0.52 Lợi nhuận sau thuế:
N14: 1.587.695.351 N15: 524.276.727
: Doanh thu thuần:
N14: 114.764.670.433 N15: 54.811.055.443
Doanh thu thuần:
N14: 114.764.670.433 N15: 54.811.055.443
:
Tổng tài sản:
N14: 98.817.066.859 N15: 111.534.726.549
Doanh thu thuần:
N14: 114.764.670.433 N15: 54.811.055.443
-
Tổng chi phí và thuế:
N14: 113.201.064.051 N15: 54.126.906.931
Tài sản dài hạn:
N14: 37.353.107.363 N15: 41.037.278.869
+
Tài sản ngắn hạn:
N14: 61.463.959.496 N15:70.497.447.680
CP Lãi vay:
N14: 2.881.748.544 N15: 2.417.429.360
+
CP bán hàng:
N14:526.713.613 N15:143.204.397
+
CP quản lý:
N14: 8 . 6 8 7 . 6 2 0 . 1 6 6 N15:7.602.918.885
+
Giá vốn:
N14:100.657.170.219 N15:43.851.481.367
+
Thuế:
N14:447.811.509 N15: 143.874.933
Tiền và TĐ tiền:
N14: 1.232.045.022 N15: 1.576.851.338
+
Khoản phải thu:
N14: 6.462.711.779 N15: 4.008.889.254
+
Hàng tồn kho:
N14: 52.210.493.222 N15: 59.964.871.109
Sơ đồ 2.2 : Mô hình Dupont – công ty cổ phần Đầu tƣ Thạch Bàn
2.2.3.3. Phân tích các các chỉ tiêu thành phần a. Phân tích chỉ tiêu sức sinh lợi doanh thu (ROS)
Bảng 2.10: Bảng các chỉ tiêu ảnh hưởng đến ROS
Đơn vị tính: VNĐ
CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch
Tuyệt đối %
1. Doanh thu thuần 54,811,055,443 114,764,670,433 (59,953,614,990) -52.24%
2. Tổng chi phí 54,236,807,855 112,856,296,928 (58,619,489,073) -51.94%
a. Giá vốn hàng bán 43,851,481,367 100,657,170,219 (56,805,688,852) -56.43%
b. Chi phí tài chính 2,417,429,360 2,881,748,544 (464,319,184) -16.11%
c.Chi phí bán hàng 143,204,397 526,713,613 (383,509,216) -72.81%
d. Chi phí quản lý DN 7,602,918,885 8,687,620,166 (1,084,701,281) -12.49%
e. Chi phí khác 221,773,846 103,044,386 118,729,460 115.22%
3. Tổng LN kế toán trước
thuế (3) = (1) – (2) 672,149,649 2,035,506,860 (1,363,357,211) -66.98%
a. LN thuần từ hoạt động
kinh doanh 803,014,404 2,020,369,427 (1,217,355,023) -60.25%
b. Lợi nhuận khác -130,864,755 15,137,433 (146,002,188) -964.51%
4. Chi phí thuế TNDN hiện hành
147,872,922 447,811,509 (299,938,587) -66.98%
5. Lợi nhuận sau thuế
TNDN (5) = (3) – (4) 524,276,727 1,587,695,351 (1,063,418,624) -66.98%
6. ROS (%) (6) = (5) / (1) 0.96% 1.38% -0.43% -30.86%
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán) Qua bảng trên ta thấy: hệ số ROS năm 2014 đạt 1.38% tương ứng 100 đồng doanh thu thì thu được 1.38 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2015 cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 0.96 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, năm 2015 giảm 0.43 đồng tương ứng giảm 30.86% so với năm 2014. ROS giảm là do tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế là 66.98% cao hơn so với tốc độ giảm của doanh thu là 52.24%.
Mặt khác, lợi nhuận sau thuế giảm 66.98% (về tuyệt đối là giảm 1,063,418,624 đồng) chủ yếu là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 1,217,355,023 đồng, tương ứng giảm 60.25% . Tổng chi phí trong năm 2015 giảm và giảm với tỉ lệ là 51.94% nhưng tốc độ giảm của doanh thu năm 2015 là 52.24%
còn lớn hơn tốc độ giảm của tổng chi phí. Điều này làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2015 giảm so với 2014. Cụ thể ta thấy như sau:
Về doanh thu: Doanh thu thuần năm 2015 giảm so với năm 2014 là 59,953,614,990 đồng tương ứng giảm 52.24% tất cả là do doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm. Cụ thể, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 giảm 59,953,614,990 đồng tương ứng giảm 52.24% so với năm 2014. Bên cạnh đó ta thấy doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu. Do đó mà một sự tăng nhỏ của nó cũng làm cho doanh thu thuần tăng mạnh. Như vậy, doanh thu thuần tăng chủ yếu là do sự tăng mạnh của doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Về chi phí: Chi phí bao gồm giá vốn bán hàng và chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác. Năm 2015, tổng chi phí giảm 58,619,489,073 đồng tương ứng giảm 51.94 % so với năm 2014. Giá vốn hàng bán là chỉ tiêu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, như vậy, trong tổng chi phí thì tỷ trọng chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và chi phí khác chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Tuy vậy các loại chi phí này năm 2015 đều giảm so với năm 2014 chỉ có chi phí khác tăng nhưng tỉ lệ tăng không đáng kể. Cụ thể trong năm 2015, chi phí tài chính giảm 16.11 %, chi phí tài chính giảm là do năm 2015 một số các khooản nợ tài chính của công ty với các tổ chức tài chính đến hạn phải trả nên công ty buộc giành một phần lợi nhuận để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Việc Công ty cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết, tăng cường cho công tác chống thất thu thất thoát giúp chi phí QL DN giảm 1,084,701,281 đồng tương giảm 12.49 % so với năm 2014. Chi phí bán hàng năm 2015 giảm so với năm 2014 là 383,509,216 đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 72.81% nguyên nhân giảm do chi phí bảo hành giảm và giảm chi phí dịch vụ mua ngoài.
Giá vốn hàng bán là chỉ tiêu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí.
Trong hai năm qua, giá vốn hàng bán của Công ty năm 2015 giảm so với năm 2014 với tỷ lệ là 56.43% Tuy nhiên, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí của Công ty. Để tìm hiểu nguyên nhân làm giá vốn hàng bán cao ta đi phân tích cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí giá vốn hàng bán của Công ty như sau:
Bảng 2.11: Bảng giá vốn hàng bán
Đơn vị tính: VNĐ
CHỈ TIÊU Năm 2014
TT
(%) Năm 2015
TT Chênh lệch
(%) Tuyệt đối %
1.CPNC trực tiếp
24,589,635,124 24% 11,212,325,652 26% (13,377,309,472) -54%
2.CPNVL trực tiếp
55,915,209,470 56% 18,024,635,391 41% (37,890,574,079) -68%
3.CPSX chung
20,152,325,625 20%
14,614,520,324 33% (5,537,805,301) -27%
Giá vốn hàng bán
100,657,170,219
100% 43,851,481,367 100% (56,805,688,852) -56%
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Qua bảng phân tích trên ta thấy:
Tổng giá vốn hàng bán năm 2015 giảm so với năm 2014 là 56,805,688,852 đồng tương ứng giảm 56%. Nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm 68%, chi phí nhân công trực tiếp giảm 54% và chi phí sản xuất chung giảm 27%. Trong ba khoản mục chi phí trên thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn tổng giá vốn hàng bán (khoảng 41% – 56%). Trong năm 2015, chi phí nhân công trực tiếp giảm chủ yếu là đơn giá tiền lương giảm và hệ số nhân công trong xây dựng cơ bản được điều chỉnh giảm.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trực tiếp năm 2015 giảm so với năm 2014 là 37,890,574,079 đồng tương ứng giảm 68% là sản lượng sản xuất giảm và một phần giá cả vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh giảm. Chi phí sản xuất chung giảm 5,537,805,301 đồng tương ứng giảm 27%. Các khoản chi phí về vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đều là nguyên nhân giúp giá vốn hàng bán giảm và đặc biệt là CPNVL trực tiếp chiếm tỉ trọng rất lớn trong giá vốn hàng bán, do đó Công ty cũng cần có nhiều
biện pháp hơn nữa để tiết kiệm các khoản chi phí này giúp giảm giá vốn hàng bán, tăng lợi nhuận cho Công ty.
Khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp là những chiến lược dài hạn, quyết định tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Song mục tiêu cuối cùng của nhà quản trị không phải là doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế. Do vậy, để tăng lợi nhuận sau thuế cần phải duy trì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, khi đó mới có sự tăng trưởng bền vững. Mặt khác, chỉ tiêu này cũng thể hiện trình độ kiểm soát chi phí của các nhà quản trị nhắm tăng sự cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, ta đi tìm hiểu như sau:
Hệ số sinh lợi doanh thu ROS cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ số này đặc biệt quan trọng đối với giám đốc điều hành do nó phản ánh chiến lược giá và khả năng kiểm soát các chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Hệ số ROS dương tức là công ty làm ăn có lãi, tuy nhiên chỉ tiêu này lại giảm với tốc độ là 30,86% so với năm 2014. Điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 1.38 đồng lợi nhuận ròng trong năm 2014, còn năm 2015 chỉ thu được 0.96 đồng lợi nhuận ròng. Nguyên nhân một phần do Lợi nhuận và doanh thu đều giảm, cụ thể: Lợi nhuận sau thuế giảm 66.98% còn Doanh thu cũng giảm mạnh, tương ứng tỷ lệ 52.24% của năm 2015 so với năm 2014 nên đã kéo theo tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 30.86%. Ngoài ra, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được mở rộng nhưng chưa hiệu quả và vay nợ còn nhiều chi phí lãi vay nhiều, hay do mới mở rộng quy mô hoạt động nên công suất sản xuất chưa cao, chi phí quản lý, chi phí khấu hao còn lớn. Vậy, nhìn chung qua 2 năm, chỉ tiêu ROS chưa cao lắm và có xu hướng giảm nên nhà quản trị cần tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận hơn nữa.
Ta thấy ROS chịu sự tác động của doanh thu và chi phí, doanh thu và chi phí thay đổi ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế thay đổi. Cụ thể ta thấy:
Doanh thu giảm chủ yếu là do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 59,953,614,990 đồng tương ứng tăng 52.24% và doanh thu hoạt động tài chính giảm 1,958,566 đồng tương ứng giảm 21.88%.