Giới thiệu chung về công ty thủy điện Hòa Bình

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện ông tá tạo động lự ho người lao động tại ông ty thủy điện hòa bình (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI

2.1. Giới thiệu chung về công ty thủy điện Hòa Bình

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty thủy điện Hòa Bình.

Công ty thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền Bắc Việt Nam. Công ty thủy điện Hoà Bình là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam có trụ sở tại phường Tân Thành, thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình. Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty từng bước trưởng thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Tập đoàn điện lực Việt Nam giao cho.

Công trình được khởi công xây dựng ngày 06 tháng 11 năm 1979 và khánh thành vào ngày 20 tháng 12 năm 1994. Trải qua 15 năm xây dựng, trên 4 vạn cán bộ công nhân Việt Nam và 2,5 nghìn lượt chuyên gia Liên Xô đồng cam chịu khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn để sớm đưa Công trình vào vận hành. Đây là biểu tượng sống động của tình hữu nghị sâu nặng giữa nhân dân hai nước Việt - Xô.

Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920 MW, gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240.000 KW. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ KWh.

Ngày 24-12-1988, Tua Bin tổ máy số I bắt đầu quay vòng quay đầu tiên đánh dấu kết quả 7 năm lao động nhiệt tình vất vả của tất cả hơn 3 vạn cán bộ công nhân, chuyên gia trên công trường, đặc biệt là sự lao động quên mình của những người công nhân đào hầm, xây dựng công trình ngầm Việt Nam lớn nhất trong thế kỷ XX.

Ngày 4-11-1989 khởi động tổ máy số II.

Ngày 27-3-1991 khởi động tổ máy số III.

Ngày 19- -12 1991 khơỉ động tổ máy số IV.

Ngày 15-1-1993 khởi động tổ máy số V.

Ngày 29-6-1993 khởi động tổ máy số VI.

Ngày 7-12-1993 khởi động tổ máy số VII.

Ngày 4-4-1994 khởi động tổ máy số VIII.

Ngày 20- -12 1994 khánh thành Công ty thuỷ điện Hoà Bình.

Bắt đầu từ năm 1985 đến ngày 20/12/1994, ban Chuẩn bị sản xuất nay là Công ty thuỷ điện Hoà Bình đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và tiếp nhận quản lý vận hành công trình thuỷ điện Hoà Bình. Từ khi đi vào sản xuất đến nay

30

Công ty đã sản xuất đạt 200 tỷ Kwh điện chiếm gần 30% tổng sản lượng điện quốc gia hàng năm.

2.1.2. Nhiệm vụ của Công ty thủy điện Hòa Bình.

- Chống lũ: Từ khi được xây dựng, do việc tích nước hồ chứa để phát điện nên đã cắt lũ làm giảm lưu lượng và mực nước Sông Hồng để bảo vệ đồng bằng Sông Hồng và thủ đô Hà Nội.

- Phát điện: Khai thác một bước quan trọng nguồn thuỷ điện Sông Đà phục vụ nền kinh tế quốc dân.

- Tưới tiêu: Tăng cường lưu lượng nước về mùa khô cho các nhu cầu, nông nghiệp, sinh hoạt ở đồng bằng Sông Hồng.

- Giao thông thuỷ: Tạo điều kiện giao thông thuỷ ở thượng lưu hồ chứa và cải thiện điều kiện giao thông thuỷ ở hạ lưu Sông Đà và Sông Hồng.

Và cũng chính vì vậy Công ty thuỷ điện Hoà Bình có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

2.1.3. Nghành nghề kinh doanh chính, nghành nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành nghề kinh doanh chính.

Nghành, nghề kinh doanh chính: Sản xuất và kinh doanh điện năng; Quản lý, vận hành nhà máy thuỷ điện Hòa Bình; quản lý vận hành, sửa chữa, cải tạo các thiết bị điện, các công trình thủy công, kiến trúc của nhà máy điện; thí nghiệm , hiểu chỉnh thiết bị điện, gia công cơ khí.

Nghành nghề liên quan: Tư vấn xây dựng; tư vấn dự án đầu tư xây dựng; tư vấn giám sát thi công công trình; tư vấn lập và thẩm định hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu về thiết kế, xây dựng, mua sắm vật tư thiết bị; tư vấn lập và thẩm định thiết kế, dự toán, tổng dự toán công trình. Đào tạo nguồn nhân lực về quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các nhà máy thủy điện; Thí nghiệm và phân tích dầu công nghiệp; Xây lắp các công trình điện, công trình viễn thông và công nghệ ông th tin, công trình xây dựng; Lắp đặt các nhà máy thủy điện nhỏ.

2.1.4. Mô hình tổ chức quản lý.

Là một công ty có quy mô tương đối lớn về số lượng cán bộ công nhân viên, tuy vậy với đặc trưng ngành nghề đặc biệt nên công ty đã tổ chức một cơ cấu quản lý gọn nhẹ để đảm bảo thực hiện một cách có hiệu qủa công việc sản xuất , phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban phân xưởng. Ban giám đốc và các phòng ban được bố trí sắp xếp như hình 2.1

.

31

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty thủy điện Hòa Bình (Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự)

Công ty tổ chức bộ máy sản xuất bao gồm Ban Giám đốc, các phòng ban ( bộ máy giúp việc) và các phân xưởng thực hiện công việc sản xuất. Đây là cơ cấu quản lý rất chặt chẽ. Nhà máy thực hiện quản lý theo chế độ một thủ trưởng, từ giám đốc tới thẳng các phòng ban, không qua trung gian.

32

Đứng đầu bộ máy quản lý là Ban giám đốc bao gồm 3 thành viên: Một Giám đốc và hai phó giám đốc Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra toàn diện các . mặt hoạt động của nhà máy, bảo đảm hoạt động với điều lệ tổ chức hoạt động. Chỉ đạo trực tiếp các mặt công tác sau: Công tác kế hoạch, tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, tiền thưởng quản lý tài chính, thanh tra bảo vệ nội bộ, tổ chức đời sống, thi đua khen thưởng, kỷ luật đối ngoại, hoạt động kinh tế, quyết toán công trình. Đồng thời giữ các chức danh sau: Chủ tịch hội đồng tuyển dụng lao động, Chủ tịch Hội đồng khen thưởng. Chủ tịch Hội đồng kỷ luật. Chủ tịch thanh lý tài sản cố định và Chủ tịch Hội đồng đấu giá thầu.

Phó Giám đốc 1: Chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc đảm bảo cho thiết bị và công trình vận hành an toàn thực hiện đúng phương thức được giao, đảm bảo chất lượng điện năng; Chỉ đạo khắc phục các khiếm khuyết phát sinh, xử lý sự cố nhanh chóng đưa thiết bị vào vận hành an toàn và dự phòng, chỉ đạo lập kế hoạch sửa chữa thiết bị và công trình để duyệt; chỉ đạo xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỷ luật, các định mức để duyệt hoặc trình duyệt và chỉ đạo thực hiện; chỉ đạo biên soạn hiệu chỉnh quy trình, nội quy an toàn tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật tham gia đóng góp ý kiến các quy trình điều độ, có hiệu quả quy phạm quản lý kỹ thuật ngành; hỉ đạo C công tác an toàn phòng chống cháy nổ; Chỉ đạo công tác quan trắc, quản lý công trình thuỷ nông; chỉ đạo vận hành điều tiết hồ chứa nước theo quy định trình được duyệt, công tác tiết kiệm, công tác đột xuất do Giám đốc giao. Chỉ đạo trực tiếp các phân xưởng: Phân xưởng vận hành, phân xưởng thuỷ lực, phân xưởng sửa chữa cơ khí, phân xưởng sửa chữa điện, phân xưởng tự động, phòng kỹ thuật an toàn đồng thời giữ các chức danh trong nhà máy: Chủ tịch hội đồng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, chủ tịch hội đồng thi tay nghề thi thợ giỏi, chủ tịch hội đồng kiểm tra quy trình quy phạm theo phân cấp, Chủ tịch hội đồng điều tra sự cố, tai nạn lao động cấp nhà máy, chủ tịch hội đồng nghiệm thu thiết bị, công trình sau sửa chữa, sau nâng cấp, thay mặt giám đốc giải quyết các công việc chung khi được uỷ quyền.

Phó giám đốc 2: chỉ đạo các công việc lập định mức tiêu hao vật tư, xăng dầu và tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư phụ tùng theo đúng quy định của Nhà nước và Công ty, quản lý và sử dụng có hiệu quả, lập đơn hàng vật tư thiết bị trong và ngoài nhằm đáp ứng kế hoạch sản xuất, lập hồ sơ mời thầu các dự án sửa chữa cải tạo nâng cấp (toàn bộ) theo phân cấp; chỉ đạo việc đánh giá thiết bị vật tư thu hồi, phân loại để thanh lý hoặc phục hồi làm lại thiết bị dự phòng thay thế; chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường theo pháp lệnh môi trường; chỉ đạo công tác tiết kiệm vật tư, nhiên liệu; chỉ đạo hoàn chỉnh chương trình quản lý vật tư bằng máy tính; chỉ đạo công tác đột xuất khác do Giám đốc phân công. Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị:

33

Văn phòng, phòng tổ chức nhân sự, phòng kế hoạch vật tư, phòng tài chính kế toán, phòng thanh tra bảo vệ pháp chế, trung tâm dịch vụ. Đồng thời giữ các chức danh của công ty: Chủ tịch hội đồng đánh giá chất lượng và giá trị vật tư thiết bị tồn kho thu hồi; Chủ tịch hội đồng kiểm kê vật tư tài sản hàng năm; Chủ tịch hội đồng nghiệm thu sửa chữa các công trình thuê ngoài; Chủ tịch hội đồng xét duyệt kế hoạch sử dụng vật tư hàng tháng quý năm cho các đơn vị .

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

Văn phòng: Có nhiệm vụ tiếp nhận ghi sổ lưu, chuyển công văn, các loại giấy tờ của các cơ quan chuyển đến cũng như của các phòng ban trong công ty, lên lịch làm việc tiếp khách.

Phòng Tổ chức nhân sự: Có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp nhân sự của công ty, tổ chức việc đào tạo nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên hàng năm, phổ biến hướng dẫn thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên.

Phòng tài chính – Kế toán: Tổ chức thực hiện các công việc sổ sách kế toán, hạch toán kế toán và thống kê tổng hợp, tổ chức thanh toán và hạch toán đúng hạn, kịp thời đầy đủ các khoản thu chi tài chính phát sinh. Tổ chức sử dụng nguồn vốn hợp lý, có hiệu quả, làm các báo cáo của về tình hình tài chính, sử dụng tài sản, tình hình tài chính, sử dụng tài sản theo tháng, quý, năm. Kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, đưa ra giá trị quyết toán cho công trình hoàn thành.

Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập các chỉ tiêu, định mức kỹ thuật. đưa ra các kế hoạch sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn cho thiết bị hoạt động trong năm. Lập kế hoạch vật tư hàng quý, năm, quản lý, nhận cấp vật tư chi các bộ phận sử dụng. Thực hiện các hợp đồng đảm bảo vật tư về mặt, số , chất lượng, tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật và giá cả hợp lý.

Phòng thanh tra bảo vệ pháp: Chịu trách nhiệm quản lý quá trình làm việc của các phân xưởng, đảm bảo an toàn trong quá trình lao động, sản xuất điện.

Trung tâm dịch vụ: Chịu trách nhiệm phục vụ cán bộ công nhân viên ăn ca, nghỉ ngơi giữa ca làm việc, đồng thời tổ chức các hoạt động tham quan công ty thu lợi nhuận kinh doanh.

Phòng kỹ thuật an toàn: Chiụ trách nhiệm quản lý quá trình làm việc của các phân xưởng, đảm bảo an toàn trong quá trình lao động, sản xuất điện.

Phân xưởng vận hành: Chịu trách nhiệm vận hành các tổ máy .

Phân xưởng sửa chữa cơ khí: Chịu trách nhiệm bảo quản, sửa chữa thường xuyên các máy móc thiết bị cơ khí của nhà máy.

34

Phân xưởng sửa chữa điện: chịu trách nhiệm về việc quản lý, sửa chữa các thiết bị điện, mạng lưới điện của Nhà máy .

Phân xưởng tự động: Chịu trách nhiệm trong việc điều khiển tự động các tổ máy trong quá trình vận hành.

Phân xưởng thuỷ lực: Chịu trách nhiệm bảo quản, sửa chữa thường xuyên các máy móc thiết bị hư hỏng đảm bảo cho các máy móc thiết bị vận hành an toàn có hiệu quả cao, kết hợp với việc sửa chữa lớn, tự làm của nhà máy .

Tổ chức chính trị của công ty : Gồm có Đảng uỷ và công đoàn, đoàn thanh niên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện ông tá tạo động lự ho người lao động tại ông ty thủy điện hòa bình (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)