Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nông lâm nghiệp tại vùng trung du miền núi bắc bộ (Trang 41 - 50)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu

Số liệu sau khi thu thập được dùng để phân tích các nội dung liên quan đến chi phí, thu nhập, lợi nhuận

* Phương pháp thống kê kinh tế để tổng hợp, tính toán các số liệu

Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán và mô tả thực trạng cách xác định giá trị của doanh nghiệp nông lâm nghiệp một cách khoa học. Đồng thời, trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về phương pháp xác định giá trị thông qua các bảng biểu.

* Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để so sánh sự khác nhau về cách xác định giá cả, chi phí, lợi nhuận, … giữa các phương pháp xác định giá trị doanh nhgiệp.

*Một số phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp.

- Phương pháp tài sản.

- Phương pháp dòng tiền chiết khấu.

- Các phương pháp khác...

Theo nghị định số 109/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/06/2007 thì việc xác định giá trị doanh nghiệp được tính theo các phương pháp sau:

(1) Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo tài sản.

Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

a/ Đối tượng áp dụng.

Các DNNN và các đơn vị phụ thuộc của DNNN hoạt động trong các ngành nghề sản xuất kinh doanh trừ những DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng, dịch vụ tài chính, kiểm toán, tin học và chuyển giao công nghệ.

b/ Cơ sở xác định giá trị thực tế của DN.

- Số liệu theo sổ kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

- Tài liệu kiểm kê, phân loại, đánh giá chất lượng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

- Giá thị trường của tài sản tại thời điểm tổ chức định giá;

- Giá trị quyền sử dụng đất được giao, được thuê;

- Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp

c/ Nội dung phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản.

Theo nghị định 109/2007/NĐ-CP của Chính phủ thì giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hóa là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được.

Giá trị thực tế vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa là giá trị thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có).

Giá trị doanh nghiệp theo sổ kế toán là tổng giá trị tài sản thể hiện trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Giá trị thực tế tài sản được xác định bằng đồng Việt Nam. Tài sản đã hạch toán bằng ngoại tệ được quy đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Đối với tài sản là hiện vật chỉ đánh giá lại những tài sản mà công ty cổ phần tiếp tục sử dụng. Giá trị thực tế của tài sản được tính theo công thức:

Giá trị thực tế của tài sản =

Nguyên giá tính theo giá thị trường tại thời điểm

tổ chức định giá

x

Chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm định giá Trong đó:

+ Giá thị trường là giá tài sản mới cùng loại đang mua, bán trên thị trường bao gồm cả chi phí vận chuyển lắp đặt (nếu có). Nếu là tài sản đặc thù không có trên thị trường thì giá mua tài sản được tính theo giá mua mới của tài sản tương đương, cùng nước sản xuất, có cùng công suất hoặc tính năng tương đương. Trường hợp không có tài sản tương đương thì tính theo giá tài sản ghi trên sổ kế toán.

+ Chất lượng của tài sản được xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với chất lượng của tài sản cùng loại mua sắm mới hoặc đầu tư xây dựng mới, phù hợp với các quy định của Nhà nước về điều kiện an toàn trong sử dụng, vận hành tài sản; đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất; vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của các Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật. Nếu chưa có quy định của Nhà nước thì chất lượng tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải được đánh giá lại không thấp hơn 20% so với chất lượng của tài sản cùng loại mua sắm mới; của nhà xưởng, vật kiến trúc không thấp hơn 30% so với chất lượng của tài sản cùng loại đầu tư xây dựng mới.

Đối với tài sản cố định đã khấu hao thu hồi đủ vốn; công cụ lao động, dụng cụ quản lý đã phân bổ hết giá trị vào chi phí kinh doanh nhưng công ty cổ phần tiếp tục sử dụng phải đánh giá lại để tính vào giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc không thấp hơn 20% giá trị tài sản, công cụ, dụng cụ mua mới.

d/ Giá trị quyền sử dụng đất và giá trị lợi thế kinh doanh.

Giá trị quyền sử dụng đất.

Đối với diện tích đất doanh nghiệp cổ phần hoá đang sử dụng làm mặt bằng xây dựng trụ sở, văn phòng giao dịch; xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối (kể cả đất đã được Nhà nước giao có thu hoặc không thu tiền sử dụng đất) thì doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Doanh nghiệp được lựa chọn hình thức thuê đất hoặc giao đất theo quy định của Luật Đất đai.

- Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá được giao đất (kể cả diện tích đất Nhà nước đã giao cho doanh nghiệp xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê kinh doanh khách sạn, kinh doanh thương mại dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê) thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá đất đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng (nơi doanh nghiệp có diện tích đất được giao) quy định và công bố.

- Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá chọn hình thức thuê đất:

+ Đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm thì không tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp;

+ Đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê đất thì tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá sát với giá thị trường tại thời điểm định giá được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và công bố.

Nếu giá đất làm căn cứ để xác định giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường tại thời điểm cổ phần hoá thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giá đất cụ thể cho phù hợp. Phần chênh lệch được xác định và tính vào giá trị doanh nghiệp.

Giá trị lợi thế kinh doanh.

Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá gồm giá trị lợi thế về vị trí địa lý, giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển.

Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá do cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp xem xét, quyết định nhưng không thấp hơn giá trị lợi thế kinh doanh được xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính thì giá trị lợi thế kinh doanh được tính như sau:

Giá trị lợi thế kinh doanh

=

Giá trị vốn Nhà nước theo sổ kế toán tại thời

điểm định giá

x

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước bình quân 3 năm trước thời điểm định giá

-

Lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm gần

nhất với thời điểm xác định giá trị DN

Trong đó:

+ Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước là phần vốn còn lại sau khi lấy tổng giá trị tài sản thực tế của doanh nghiệp trừ đi các khoản nợ thực tế phải trả, số dư quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có).

Nợ thực tế phải trả là tổng số các khoản nợ gồm: Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác của doanh nghiệp không bao gồm các khoản nợ có nguyên nhân từ chủ nợ như: nợ giải thể, đã phá sản, đã chết, đã bỏ trốn, từ quyền đòi nợ.

+ Khi tính tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước bình quân 3 năm liền kề trước khi cổ phần hóa thấp hơn lãi suất trái phiếu chính phủ kì hạn 5 năm ở thời điểm gần nhất trước thời điểm chuyển đổi thì xem như giá trị lợi thế kinh doanh bằng 0 và không tính vào giá trị doanh nghiệp.

Từ các quy định trên ta có công thức xác định giá trị doanh nghiệp như sau:

Tổng giá trị thực tế của DN

=

Tổng giá trị tài sản thực tế của DN

+

Giá trị quyền sử dụng đất

+

Giá trị vườn cây/rừng

+

Giá trị lợi thế kinh doanh

của DN

(2) Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo dòng tiền chiết khấu.

Phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp xác định giá trị DN dựa trên khả năng sinh lời của DN trong tương lai.

Trong trường hợp xác định giá trị của tổng công ty theo phương pháp này thì khả năng sinh lời của tổng công ty được xác định trên cơ sở lợi nhuận của tổng công ty Nhà nước theo quy định tại quy chế tài chính của công ty Nhà nước. Trường hợp DN đầu tư vốn vào DN khác thì lợi nhuận do vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác mang lại để xác định giá trị doanh nghiệp.

a/ Đối tượng áp dụng.

Các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng, tin học và chuyển giao công nghệ, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm liền kề trước khi cổ phần hoá cao hơn lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

b/ Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp.

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 5 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.

- Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá từ 3 năm đến 5 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần.

- Lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 05 năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp - Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao.

c/ Giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm định giá theo phương pháp DCF được xác định như sau:

Giá trị thực tế doanh

nghiệp

=

Giá trị thực tế phần vốn nhà nước

+ Nợ thực tế phải trả +

Số dư quỹ khen thưởng,

phúc lợi

+

Nguồn kinh phí sự nghiệp Trong đó:

Nợ thực tế phải trả = Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán trừ (-) Giá trị các khoản nợ không phải thanh toán cộng (+) Giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất được giao.

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện hình thức giao đất hoặt thuê đất có thu tiền sử dụng đất thì việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính giá trị doanh nghiệp được thực hiện như sau:

+ Đối với DN thuê đất và trả tiền thuê đất hàng năm thì không tính tiền thuê đất vào giá trị DN.

+ Đối với DN thuê đất nhưng trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá thị trường tại thời điểm định giá được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và công bố.

Giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần là giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Nếu giá trị quyền sử dụng đất xác định lại cao hơn chi phí thực tế về quyền sử dụng đất đang hạch toán trên sổ kế toán thì khoản chênh lệch tăng được tính vào giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

(3). Một số phương pháp để xác định giá trị doanh nghiệp khác.

a. Phương pháp so sánh ( tỷ số P/E).

Giá trị công ty được tính theo công thức:

V = Lợi nhuận ròng dự kiến x tỷ số P/E

Trong đó: Ps

P/E = --- EPS Ps: giá bán cổ phiếu trên thị trường EPS: thu nhập dự kiến của mỗi cổ phần

EPS = Lợi nhuận dòng dự kiến / N N: Số lượng cổ phần đã phát hành

Áp dụng: Sử dụng tỷ số P / E trung bình ngành để ước tính giá trị DN, với điều kiện là các DN khác trong ngành có thể so sánh được với DN thẩm định và thị trường của DN tương đối chính xác.

b. Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức.

Có 3 công thức được sử dụng tùy vào đặc điểm của các doanh nghiệp:

a. Công thức 1:

Uớc tính giá trị công ty theo dòng cổ tức tăng trưởng với tỷ lệ mong đợi ổn định dài hạn.

DIV Vo = ---

r - g Trong đó:

V0: giá trị công ty tại thời điểm hiện tại

DIV: cổ tức dự kiến cho cổ đông đều hàng năm r: suất sinh lợi mong muốn trên cổ tức

g: tỷ lệ cổ tức tăng trưởng dự kiến ổn định hàng năm

Áp dụng: phù hợp với những DN mà tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn tỷ lệ tăng tưởng danh nghĩa của nền kinh tế, chính sách chi trả cổ tức dài hạn hợp lý. Phương pháp này phù hợp với những công ty dịch vụ công ích có mức giá bán xác định, tỷ lệ tăng trưởng ổn định (điện, bưu điện...).

b. Công thức 2:

DIV Vo = ---

r

V0: giá trị công ty tại thời điểm hiện tại

DIV: cổ tức dự kiến cho cổ đông đều hàng năm r: suất sinh lợi mong muốn trên cổ tức

Áp dụng: phù hợp với những DN mà lợi nhuận tạo ra hàng năm đều chia cổ tức hết cho các cổ đông, không giữ lại để tái đầu tư nên không có sự tăng trưởng.

c. Công thức 3:

V0 = DIV1

+ DIV2

+ ...+

DIVn

+

Vn

(1 + r) (1 + r)2 (1 + r)n (1 + r)n Trong đó:

V0: giá trị công ty tại thời điểm hiện tại r: suất sinh lợi mong muốn

DIVt là cổ tức dự kiến năm t Vn: giá trị công ty cuối năm n

gn: tỷ lệ tăng trưởng (mãi mãi) sau năm thứ n

Áp dụng: phù hợp với những doanh nghiệp mà các giai đoạn tăng trưởng xen kẽ, khi có các quyền hoặc được nhượng quyền, hoặc theo những chu kỳ kinh doanh lên xuống mà mức tăng trưởng của mỗi kỳ khác nhau, độ dài các kỳ cũng khác nhau.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nông lâm nghiệp tại vùng trung du miền núi bắc bộ (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)