Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá thực trạng xác định giá trị tài sản trong các doanh nghiệp nông nghiệp tại vùng Trung du miền núi Bắc Bộ Việt Nam
3.1.1 Giá trị tài sản vật chất
3.1.1.1 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Căn cứ vào bảng kế toán tài sản năm 2011của các công ty chè tại 3 tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang và Yên Bái chúng ta tổng hợp được biểu sau:
Bảng 3.1: Giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn của 3 công ty nông nghiệp Đơn vị tính: đồng
STT Tên tài sản Công ty CP chè Văn Hưng
Công ty CP chè Phú Thọ
Công ty CP chè Sông Lô I TSCĐ và đầu tư
dài hạn
13.563.559.307 16.030.067.512 92.822.901.740 1 TSCĐ 13.104.293.229 10.774.857.031 91.715.892.323 a TSCĐ hữu hình 13.104.293.229 10.774.857.031 74.269.190.201
Nhà cửa vật kiến
trúc 2.547.993.161 4.773.096.916 31.559.066.426 Máy móc thiết bị 10.539.927.396 4.779.039.915 39.616.905.182 Cây chè kd, cây lâu
năm, sv nuôi
1.222.720.200 Phương tiện vận tải
+ t.bị d.cụ q.lí - 3.100.218.593
Tài sản khác 16.372.672
b TSCĐ vô hình 0 17.446.702.122
2 Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn 0 4.009.334.261 1.107.009.424
3 Chi phí XDCB dở
dang 186.471.078 1.245.876.220
4 Chi phí trả trước dài
hạn 272.795.000
Theo bảng số liệu về TSCĐ và ĐTDH thấy rẳng giá trị của tài sản được xác định theo giá trị còn lại và giá trị đánh giá lại cho phù hợp với giá thị trường. Tổng giá trị về TSCĐ và ĐTDH của mỗi công ty là cao thấp khác nhau, nhưng ở đây ta chỉ xem
xét cách xác định giá trị của tài sản và tỉ trọng của từng loại tài sản ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
-Công ty CP chè Văn Hưng có tổng giá trị TSCĐ và ĐTDH là 13.563.559.307đồng, trong đó máy móc thiết bị được đánh giá lại tăng lên do đánh giá lại cho phù hợp với mặt bằng giá thị trường hiện tại, và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong TSCĐ hữu hình. Như vậy giá trị TSCĐ và ĐTDH của công ty nhìn chung được đánh giá lại và đều tăng hơn so với giá trị sổ sách kế toán.
- Công ty CP Chè Phú Thọ có tổng giá tri ̣ còn lại của TSCĐ và ĐTDH là
16.030.067.512 đồng trong đó có Chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 1.245.876.220 đồng. Do công ty đầu tư xây dựng nhà máy Chè Ngọc Đồng và một số công trình khác.
- Công ty CP chè Sông Lô có tổng giá trị TSCĐ và ĐTDH là 92.822.901.740 đồng, trong đó thấy rằng việc xác định giá trị TSCĐ vô hình rất được chú ý với tổng giá trị là17.446.702.122 đồng với Phần mềm máy vi tính là 31.421.250 đồng, Dự án nhà máy chè Tuyên Quang là 7.842.127.616 đồng và Hệ thống ISO là 9.573.135.254.
Như vậy nhìn bảng số liệu thấy rằng tổng giá trị TSCĐ và ĐTDH của các công ty năm 2011 là khác nhau nhưng cách xác định từng loại tài sản trong tổng tài sản thì có mức độ chi tiết và đi sâu vào từng lí do xác định giá trị. Như Công ty Cp chè Phú Thọ xác định cây chè kinh doanh là TSCĐ đặc biệt và được kiểm kê và mục TSCĐ, bên cạnh đó lại tính giá trị vườn chè theo phương pháp thống kê chi phí và sản lượng chè thu được. Vậy giá trị vườn chè được tính 2 lần là chưa chính xác và bị chồng chéo. Hay như ta thấy rằng về phương tiện vận tải và thiết bị quản lý thì theo thực tế hiện nay công ty nào cũng cần và có, nhưng theo bảng thống kê thì chỉ có Công ty CP chè Sông Lô là có xác định mục tài sảnnày. Các tài sản được tính theo giá đánh giá lại và và giá trị còn lại của tài sản. Về giá trị TSCĐ vô hình là chưa được chú ý, các công ty cần đưa thêm vào phần giá trị tài sản của mình phần giá trị TSCĐ vô hình như cách tính của công ty cổ phần chè sông Lô. Vì ta thấy rõ ràng rằng các công ty nông nghiệp trong đề tài nghiên cứu đều có các phần mền quản lý, bí quyết, công nghệ làm sản phẩm chè riêng của mình và các dự án phát triển công ty. Các công ty cần rà soát, xác định đầy đủ chi tiết tài sản của công ty mình, tránh thất thoát gây thiệt hại cho nhà nước và công ty.
3.1.1.2. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Căn cứ vào bảng kế toán tài sản năm 2011của các công ty chè tại 3 tỉnh chúng ta tổng hợp được biểu sau:
Bảng 3.2: Giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của ba công ty nông nghiệp
Đơn vị tính: đồng
- Công ty cổ phần chè Văn Hưng Trong các tài sản lưu động thì sản phẩm chè tồn kho được xác định lại giá trị. Hội đồng thẩm định lại chất lượng chè và căn cứ giá chè tiêu thụ và các hợp đồng đã kí để xác định lại. Nội dung các khoản phải thu cũng chiếm tỉ trọng lớn, và thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của công ti là có phát triển, có ưu thế
- Công ty cổ phần Chè Phú Thọ giá tri ̣ TSLĐ và DTNH của công ty là
6.718.000.550 đồng trong đó lớn nhất là các khoản phải thu ngắn ha ̣n:
3.944.305.725 đồng. Rồi đến tài sản ngắn ha ̣n khác là 1.497.427.660 đồng, tiếp đến là hàng tồn kho, hàng tồn kho của công ty là chè và các nguyên liê ̣u, vâ ̣t liê ̣u, công cụ du ̣ng cu ̣ để sản xuất ra chè cùng thành phẩm chè có giá tri ̣ là
STT Tên tài sản Công ty CP
chè Văn Hưng
Công ty CP Chè Phú Thọ
Công ty CP chè Sông Lô Tài sản ngắn hạn 6.538.410.499 6.718.000.550 30.872.838.900 I Tiền và các khoản tương
đương tiền 179.915.541 135.245.712 7.804.239.222
II Đầu tư TC ngắn hạn 0 0 0
III Các khoản phải thu 3.203.862.017 3.944.305.725 10.031.887.564 IV Vật tư hàng hóa tồn kho 3.139.632.941 1.141.021.453 11.385.337.577 V Tài sản ngắn hạn khác 15.000.000 1.497.427.660 1.651.374.537
1.141.021.453 đồng, ít nhất là tiền và các khoản tương đương tiền: 135.245.712 đồng. Các khoản đầu tư tài chính ngắn ha ̣n là không có.
- Công ty Cổ phần chè Sông Lô qua biểu trên ta thấy giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty còn lại là 30.872.838.900 đồng, trong đó bao gồm các khoản:
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất với 36,88% tương đương với 11.385.337.577 đồng đó là các sản phẩm chè đã thu hoạch được và đã được chế biến nhưng chưa được tiêu thụ hết và một phần nữa sản phẩm chè còn là do công ty đã ký kết các hợp đồng xuất khẩu chè nhưng chưa xuất. Sau đó là các khoản phải thu cũng chiếm tỷ trọng lớn không kém đó là 32,49% tương đương với 10.031.887.564 đồng bao gồm: Các khoản mà công ty bán hàng nhưng chưa thu được tiền hoặc chưa thu hết, các khoản tiền mà công ty trả trước cho người bán như cho các hộ giao khoán tạm ứng trước và các khoản phải thu khác trong đó phải thu của khách hàng chiếm 10,65%, trả trước cho người bán chiếm 2,39%, còn lại là các khoản phải thu khác chiếm19,45% tương đương với 6.004.455.784,
Tiền và các khoản tương đương tiền trong đó toàn bộ là tiền chiếm tỷ trọng là 25,28% tương đương với 7.804.239.222 đồng bao gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng.
Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng số tài sản lưu động và đầu tư nhắn hạn của công ty chiếm 5,35% tương đương với 1.651.374.537 đồng.
Như vậy qua biểu trên ta thấy rằng việc xác định giá trị TSLĐ và ĐTNH của các công ti đều tương đối chính xác do được cân đối với sổ sách và đánh giá lại theo thị trường. Giá trị phần các khoản phải thu có thể được coi là một phần thế mạnh của doanh nghiệp, dù là khoản đã thu được hay chưa nhưng cũng được phản ánh nên khả năng thanh toán và việc chi trả của công ty. Trong phần xác định giá trị TSLĐ và ĐTNH cũng cần được lưu tâm hơn về giá trị hàng tồn kho là sản phẩm chè tồn kho. Nhưng do đặc thù sản phẩm nông nghiệp dễ bị ảnh hưởng bời thời gian, thời tiết nên thường bị đánh giá lại giá trị bị thấp đi, nên việc xác định giá trị cũng khó khăn không được chính xác. Trong xác định giá trị về TSLĐ và ĐTNH
như cách xác định của 3 công ti trên là tương đối chính xác, chỉ khó khăn trong việc xác định giá trị hàng tồn kho là các loại chè thành phẩm. Khi xác định giá trị cần có chuyên gia đánh giá lại giá trị sản sản phẩm chè, do thông thường để thưởng thức và đánh giá chất lượng sản phẩm đặc biệt này là không đơn giản. Giá trị phải được xác định đúng và hợp lí, chính xác.