Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp xác định giá trị tài sản tại các Công ty nông - lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nông lâm nghiệp tại vùng trung du miền núi bắc bộ (Trang 101 - 107)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp xác định giá trị tài sản tại các Công ty nông - lâm nghiệp

3.4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp xác định giá trị tài sản tại các Công ty nông - lâm nghiệp

Giá trị doanh nghiệp được xác định hợp lý sẽ bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của Nhà nước. Do cách tính giá trị thực tế của công ty chưa chính xác nên trong đề tài nghiên cứu của mình tôi xin đề xuất một số ý kiến nhằm xác định lại giá trị doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các mục đích khác như: mua bán chuyển nhượng doanh nghiệp, xác định giá trị doanh nghiệp hiện tại để chia lại cổ phần và tham gia thị trường chứng khoán…v..v. Về bản chất việc xác định giá trị doanh nghiệp như vậy cũng tương tự như khi cổ phần hóa. Việc tính toán giá trị doanh nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào cơ sở các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp đã quy định trong nghị định 109/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành năm 2007 và các văn bản pháp luật liên quan khác. Cụ thể nội dung tính toán mà tôi đề xuất như sau:

* Căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp.

- Nghị định 109/2007/NĐ-CP ban hành ngày 26/06/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.

- Thông tư 146/2007/TT-BTC ban hành ngày 06/12/2007 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 109/NĐ-CP ban hành 26/06/2007 về chuyển doanh nghiệp 100%

vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.

- Nghị định 188/2007/NĐ-CP ban hành ngày 16/11/2004 và Nghị định 123/NĐ-CP ban hành ngày 27/07/2007 sửa đổi bổ sung cho Nghị định 188 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

- Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ban hành ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

- Luật đất đai 2003.

- Luật doanh nghiệp 2006.

Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá .

Tổng giá trị tài sản = giá trị TSCĐ và ĐTDH + giá trị TSLĐ và ĐTNH + giá trị lợi thế kinh doanh (nếu có) + giá trị đất + giá trị rừng/vườn cây

* Xác định giá trị tài sản vật chất thực tế.

Đối với tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Theo hướng dẫn của Bộ tài chính tại thông tư 146/2007/TT-BTC thì để xác định giá trị tài sản ta cần biết giá thị trường của tài sản tại thời điểm hiện tại và chất lượng còn lại của tài sản đó so với tài sản mới cùng loại trên thị trường. Để xác định được chất lượng còn lại của tài sản đang sử dụng đòi hỏi phải có chuyên môn kiểm định đánh giá khác phức tạp và mất nhiều thời gian Trong thực tế thì việc kiểm định đánh giá lại chất lượng tài sản đang sử dụng là việc hết sức cần thiết để có thể xác định chính xác giá trị của doanh nghiệp (Quy định về đánh giá lại chất lượng tài sản được nêu rõ trong mục A, phần III của thông tư 146/2007/TT-BTC). Vì vậy . Khi xác định giá trị các tài sản này để tính vào giá trị doanh nghiệp cần phân loại, kiểm kê một cách kĩ càng, đánh giá chất lượng tài sản thực tế và căn cứ vào giá thị trường của tài sản mua mới tương đương để có thể đánh giá chính xác giá trị của chúng.

Đối với Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Các tài sản bằng tiền và các khoản đầu tư khác thì phải kiểm tra sổ sách kế toán một cách chi tiết, công khai minh bạch để xác định rõ các khoản như: nợ phải thu có khả năng thu, nợ phải thu không có khả năng thu, nợ phải trả, tiền và các khoản tương đương tiền… để tránh thiệt hại cho công ty. Các công ty nông lâm nghiệp trước đây có công ty nào xác định giá trị rừng/vườn cây đến tuổi khai thác tính vào hàng tồn kho hoặc giá trị sản phẩm dở dang thì đề nghị Các công ty nên tách riêng giá trị vườn chè kinh doanh, rừng đến tuổi khai thác để tính giá trị. Vì rừng và vườn cây là tài sản đặc biệt cần có chuyên gia xác định một cách đầy đủ, chính xác.

* Giá trị lợi thế kinh doanh.

Giá trị lợi thế kinh doanh được coi như một tài sản vô hình của doanh nghiệp gồm giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển. Căn cứ theo Thông tư số 146/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính thì nếu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ kì hạn kỳ hạn 5 năm ở thời điểm gần

nhất trước thời điểm định giá thì phảitính thêm giá trị lợi thế kinh doanh vào giá trị thực tế của doanh nghiệp. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền quyết định, xem xét nhưng không thấp hơn giá trị lợi thế kinh doanh được xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Theo hướng dẫn tại thông tư số 146/2007/TT-BTC để tính giá trị lợi thế kinh doanh ta sử dụng công thức sau:

Giá trị lợi thế kinh

doanh của DN

=

Giá trị phần vốn NN theo sổ kế toán tại thời

điểm định giá

x

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn NN bình quân 3 năm trước thời điểm xác

định giá trị DN -

Lãi suất trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm do Bộ TC công bố

tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định

giá trị DN Theo nghị định 59/2011/NĐ-CP thì giá trị vốn Nhà nước theo sổ kế toán thực chất là phần vốn chủ sở hữu của DN. Trước khi định giá là DN có 100% vốn chủ sở hữu của Nhà nước. Do đó đối với công ty sau khi xác định giá trị thì vẫn theo công thức trên giá trị vốn nhà nước theo sổ kế toán của công ty chính là giá trị vốn chủ sở hữu của công ty, chỉ khác về thành phần, cơ cấu vốn của chủ sở hữu đã thay đổi. Nếu trước khi định giá 100% vốn chủ sở hữu là của Nhà nước thì sau khi định giá vốn chủ sở hữu bao gồm vốn góp cổ phần của các cổ đông là người lao động trong doanh nghiệp, chủ đầu tư, nhà cung cấp nguyên liệu... Để tính giá trị lợi thế kinh doanh của công ty hiện nay ta có thể sử dụng giá trị vốn chủ sở hữu thay cho giá trị vốn Nhà nước.

Hơn nữa về xác định giá trị lợi thế kinh doanh. Theo cách tính trong hướng dẫn của Bộ tài chính thì các Công ty nông lâm nghiệp rất khó để đạt được chỉ tiêu này do đặc thù của ngành nghề. Tuy vậy chúng ta thấy giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá gồm giá trị lợi thế về vị trí địa lý, giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển. Việc tính toán các giá trị này khá phức tạp trong khi việc tính

giá trị lợi thế kinh doanh theo công thức ở trên chỉ đơn giản xem xét đến tỷ suất lợi nhuận của vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Có thể một doanh nghiệp có lợi thế về địa lý, tiềm năng phát triển nhưng lại không có khả năng quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến khả năng sinh lời thấp, không tạo được thương hiệu cho sản phẩm của mình. Như vậy khi nói đến lợi thế kinh doanh thì tức là nó đã tồn tại và đó là những điều kiện thuận lợi để mỗi doanh nghiệp thực hiện hoạt động SXKD của mình có hiệu quả hay không? Khả năng sinh lời là cao hay thấp?

Do đó nên sử dụng cách đánh giá tổng hợp, tức là cần xem xét giá trị lợi thế về địa lý, giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển để tính toán giá trị lợi thế kinh doanh.

* Xác định giá trị quyền sử dụng đất.

Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị toàn bộ diện tích đất doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng làm mặt bằng xây dựng trụ sở, văn phòng giao dịch; xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh; đất để sản xuất nông lâm thủy sản, làm muối. Doanh nghiệp được lựa chọn hình thức thuê đất hoặc giao đất theo quy định của luật đất đai.

Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn hình thức giao đất thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp như sau: Đối với những doanh nghiệp đang thực hiện hính thức thuê đất nay chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp là giá đất do Ủy ban nhân dan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất được giao) quy định và công bố tại thời điểm xác định giá trị đất vào doanh nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp chọn hình thức thuê đất thì phải thực hiện ký hợp đồng thuê đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai và không tính bổ sung giá trị lợi thế vị trí địa lý khi xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định sau:

Đối với diện tích đất thuê theo phương thức trả tiền thuê đất hàng năm thì doanh nghiệp thực hiện trả tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành và không tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê đất trước ngày Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành thì phải xác định lại giá trị tiền thuê đất theo giá thuê đất tại thời điểm

xác định giá trị doanh nghiệp cho thời gian thuê đất còn lại tính vào giá trị doanh nghiệp Khoản chênh lệch tăng do xác định lại giá trị tiền thuê đất được hạch toán tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp được xác định giá trị doanh nghiệp.

Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và chỉ phải nộp tiền thuê đất hàng năm đối với diện tích đất mà công ty sử dụng làm nhà máy và mặt bằng trụ sở kinh doanh. Theo quy định của Nhà nước, tiền thuê đất được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm. Do đó công ty nên cộng phần giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp đang thuê và đã được miễn tiền thuê đất vào giá trị DN khi định giá.

Riêng với trường hợp các công ty lâm nghiệp khi xác định giá trị đất cần xác định tỉ lệ thực tế về đất dốc, đất đá, suối... Vì đối với đất trồng rừng thường có độ dốc cao, đất đá nhiều làm giảm năng suất và ảnh hưởng đến độ sinh trưởng của cây trồng. Do đó đề nghị khi tính giá trị tài nguyên đất khi định giá là nên trừ từ 5% đến 10% đất đá, đất dốc, suối ...trên tổng diện tích đất công ty lâm nghiệp hiện có.

* Giá trị rừng / vườn cây kinh doanh.

- Về cách xác định giá trị vườn cây. Cây chè kinh doanh được phân loại là tài sản cố định hữu hình, nguyên giá là chi phí trồng chăm sóc giai đoạn kiến thiết cơ bản và thực hiện khấu hao, hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng là phù hợp với quy định của Nhà nước về phân loại tài sản trong doanh nghiệp. Hiện tại các doanh nghiệp khác cũng sử dụng cách tính này một cách phổ biến. Tuy nhiên chè là một loài cây có đặc điểm sinh học đặc trưng khác với các tài sản cố định khác là trong quá trình sống cây chè già cỗi đi, năng suất chất lượng sẽ giảm dần; quá trình sinh trưởng và phát triển phụ thuộc nhiều vào điều kiện đất đai, khí hậu, điều kiện tự nhiên; bên cạnh đó giá cả thị trường đối với sản phẩm chè dễ biến động… Do đó phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng sẽ phản ánh không chính xác giá trị còn lại của chè. Đề nghị để tính chính xác ta cần xây dựng một hệ thống các hệ số cần thiết về năng suất, chất lượng chè, điều kiện đất đai, nguồn nước, hệ số trượt giá, thời gian khai thác, của từng diện tích.

Như cách tính hiện nay thì có công ty đang xác định thời gian khai thác là 30 năm lại có công ty xác định là 40 năm. Vậy cần thống nhất về thời gian để việc tính toán được thống nhất giữa cùng một loại hình công ty.

Tại công ty chè Sông Lô hiện nay khi xác định giá trị vườn chè thì chỉ tính phần diện tích công ty vay vốn để trồng thì mới tính vào giá trị doanh nghiệp khi xác định, còn diện tích vườn chè trồng trước đây bằng vốn của Ngân sách Nhà nước thì lại không tính. Như vậy là còn bỏ sót tài sản. Đề nghị tính toàn bộ diện tích chè hiện có của công ty khi xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm định giá

- Về cách xác định giá trị rừng Các công ty thường gặp khó khăn đó là tính giá trị của rừng thường rất phức tạp, chất lượng, trữ lượng rừng rất khó để đo đếm chính xác. Vì vậy đề nghị tính và xác định giá rừng như sau: Rừng đến tuổi khai thác tại thời điểm định giá thì xác định theo phương pháp thu nhập, đơn giản là tính theo sản lượng khai thác và giá cây đứng hiện tại. Rừng chưa đến tuổi khai thác thì xác định giá trị theo phương pháp tổng hợp chi phí theo công thức

Trong đó:

G là giá trị quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

Ci là chi phí tạo rừng trong năm thứ i tính từ năm bắt đầu đầu tư tạo rừng đến năm định giá

i = 0 (0 năm bắt đầu tạo rừng), 1, 2,3 ...., n (năm định giá) 0 năm định giá

r là lãi suất chiết khấu, lãi suất vay vốn đầu tư trồng rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nông lâm nghiệp tại vùng trung du miền núi bắc bộ (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)