Giá trị vườn cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nông lâm nghiệp tại vùng trung du miền núi bắc bộ (Trang 56 - 65)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá thực trạng xác định giá trị tài sản trong các doanh nghiệp nông nghiệp tại vùng Trung du miền núi Bắc Bộ Việt Nam

3.1.4 Giá trị vườn cây

3.1.4.1. Giá trị cây chè kinh doanh của Công ty cổ phần chè Văn Hưng

Chè kinh doanh là loại cây lâu năm và có thời gian sử dụng trung bình là 30 năm. Để tính toán được nguyên giá của chè kinh doanh ta sử dụng định mức kinh tế kĩ thuật trồng chăm sóc chè giai đoạn kiến thiết cơ bản tại thời năm 2011

Căn cứ định mức kĩ thuật của công ty và giá nhân công, vật tư phổ biến trên thị trường tại thời điểm 31/12/2011 ta có suất đầu tư cho 1 ha chè giai đoạn kiến thiết cơ bản như sau:

Tổng chi phí đầu tư trong giai đoạn kiến thiết cơ bản hay nguyên giá của 1 ha chè là:

59.340.000 + 9.870.000 + 10.650.000 = 79.860.000 (đồng)

Theo tài liệu mà công ty cung cấp ta có diện tích và tính được giá trị khấu hao đều từng năm của chè kinh doanh.

Trong đó:

+ Chè kinh doanh từ năm 1981 đến 2009 và diện tích chè Bảo Ái có nguyên giá của 1 ha là 79.860.000 đ.

+ Chè kinh doanh năm 2010 tính đến cuối năm 2011 đã trồng được 2 năm nên giá trị là:

Chi phí năm 1 + chi phí năm 2 = 59.340.000 + 9.870.000 = 69.210.000 (đồng) + Chè kinh doanh năm 2011 tính đến cuối năm 2011 đã trồng được 1 năm nên giá trị = chi phí năm 1 = 59.340.000 (đồng)

+ Nguyên giá của diện tích chè từng năm

= Diện tích chè từng năm x nguyên giá 1ha chè

Nguyên giá của chè kinh doanh

 Giá trị khấu hao đều =

Thời gian sử dụng (30 năm)

Từ đó ta tính được giá trị khấu hao đều từng năm của diện tích chè kinh doanh từ 1981 đến 2009. Riêng diện tích chè kinh doanh Bảo Ái là vùng chè nguyên liệu được người dân trong trồng theo nhiều năm khác nhau và giá trị còn lại được xác định theo sổ kế toán tại thời điểm 31/12/2011 là 32,18%. Giá trị còn lại của vườn chè của công ty tính đến thời điểm 31/12/2011 là 23.335.668.736 đ. Giá trị này lớn hơn nhiều so với giá trị của vườn chè theo sổ kế toán. Sở dĩ chúng ta có được kết quả như vậy là vì nguyên giá của vườn chè được đánh giá lại theo định mức kinh tế cho việc trồng, chăm sóc chè năm 2011 đã tăng lên nhiều do tốc độ tăng của giá cả thị trường.

3.1.4.2. Giá tri ̣ vườn cây của Công ty CP chè Phú Thọ

Công ty không tính đến giá tri ̣ rừng vào giá tri ̣ doanh nghiê ̣p mà chỉ tính giá tri ̣ vườn chè. Công ty coi vườn chè là tài sản cố đi ̣nh hữu hình trong mu ̣c cây lâu năm và sú c vâ ̣t nuôi. Giá tri ̣ vườn chè được công ty xác đi ̣nh bằng phương pháp khấu hao theo đườ ng thẳng. Giá trị vườn chè của một số xí nghiệp thì tăng nhưng cũng có xí nghiệp lại giảm nguyên nhân chủ yếu là do diện tích chè được xác đi ̣nh la ̣i trên thực tế khác với số liệu trên sổ sách kế toán. Qua quá trình xác đi ̣nh nguyên giá cây chè = 8.871.748.666 đồng, giá trị còn lại của vườn chè toàn công ty là 5.573.068.700 đồng, tăng 1.154.154.174 đồng so với sổ sách kế toán.

Năm 2011 công ty xác định giá trị cây chè như sau:

Nguyên giá chè vẫn giữ nguyên là 8.871.748.666. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để tính khấu hao cây chè. Xác định cây chè của công ty có chu kỳ kinh doanh là 30 năm.

Áp du ̣ng công thức: Mức khấu hao bình quân = Nguyên giá / 30 năm.

GT còn lại = Nguyên giá - GT khấu hao

Thực tế công ty áp dụng mức khấu hao bình quân là 292.767.000 đồng/năm.

Trên sổ sách kế toán giá trị cây chè đến thời điểm năm 2011 đã khấu hao7.649.028.466 đồng, giá trị còn lại là 1.222.720.200 đồng.

Cách tính giá trị cây chè bằng phương pháp trên chưa tính được hết giá trị của cây chè. Cây chè là tài sản sinh học nên giá trị của cây phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: diện tích đất trồng, độ tuổi của cây, vị trí địa lý, hệ số về mật độ đông đặc của vườn chè, năng suất…Vườn chè ở những vị trí địa lý khác nhau thì có giá trị khác nhau như vườn chè nằm ở vị trí trung tâm thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển thì sẽ có giá trị hơn vườn chè nằm bên trong. Mỗi vườn chè có năng suất khác nhau nên giá trị vườn chè cũng khác nhau và giá tri ̣ cây chè từng năm cũng khác nhau do giá cả

thị trường biến động.

Bảng 3.4: Tổng hợp giá trị vườn chè của công ty Cổ phần chè Phú Thọ Đơn vị tính: đồng

STT Tên xí nghiệp

Diện tích (ha)

GT trên sổ sách kế toán GT xác định lại Nguyên giá

(đồng)

Giá trị còn lại (đồng)

Tỷ lệ (%)

Nguyên giá (đồng)

Giá tri ̣ còn lại (đồng)

Tỷ lệ (%) 1 XN Ngọc Đồng 183,036 3.080.119.052 1.880.455.766 61,05 3.470.245.700 2.329.111.100 67,12 2 XN Hưng Long 80,11 547.538.457 278.260.557 50,82 770.207.100 593.237.100 77,02 3 XN Vạn Thắng 167,28 2.515.769.966 1.767.667.848 70,26 2.515.769.966 1.606.997.500 63,88 4 XN Yên Sơn 215,633 1.359.353.356 492.530.355 36,23 2.115.525.900 1.043.723.000 49,34 Tổng 646,059 7.502.780.831 4.418.914.526 58,90 8.871.748.666 5.573.068.700 62,82

(Nguồn: Phòng kinh tế tổng hợp công ty Cổ phần chè Phú Thọ).

3.1.4.3. Giá tri ̣ vườn chè của Công ty Cổ phần chè Sông Lô

Căn cứ vào văn bản số 877/SNN-KH ngày 05/6/2009 của sở Nông nghiệp &

PTNT tỉnh Tuyên Quang về phương pháp xác định giá trị vườn chè khi chuyển đổi sở hữu:

Nguyên giá giá trị vườn chè được xác định trên cơ sở định mức suất đầu tư nông nghiệp cho 1ha cho 2 năm đầu xây dựng cơ bản đối với chè trồng bằng cành và 3 năm đầu xây dựng cơ bản đối với chè trồng bằng hạt tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Giá trị còn lại của vườn chè được xác định bằng nguyên giá trừ đi giá trị khấu hao theo tỷ lệ trích khấu hao hàng năm theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của bộ tài chính ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản đối với cây ăn quả, cây công nghiệp lâu

Công thức tính giá trị vườn chè:

Gv = Gsd

(40 - Nđsd) x Hp x Hđ x Hk x Hc

40 Trong đó:

- Gv : Giá trị vườn chè

- Gsd : Suất đầu tư ban đầu tính theo giá trị tại thời điểm định giá - Gsd/40 : Mức khấu hao hàng năm theo chu kỳ kinh tế

- 40 (năm): chu kỳ kinh tế của vườn chè

- Nđsd: Số năm đã sử dụng kinh doanh thu hoạch chè - HP: Hệ số phân loại chè

- Hđ: Hệ số phân loại đất

- Hk: Hệ số vị trí địa lý: Là khoảng cách vườn chè đến nhà máy chế biến của công ty

- HC: Hệ số chu kỳ khai thác được xác định theo số năm kinh doanh của vườn chè

Gv = Gsd

(40 - Nđsd) x Hp x Hđ x Hk x Hc

40

* Suất đầu tư (tổng chi phí đầu tư ban đầu) bao gồm các khoản: chi phí khai hoang thủ công, chi phí xây dựng đồng ruộng, chi phí trồng chè, chi phí chăm sóc.

- Đối với chè trồng bằng hạt:

Tổng chi phí = chi phí khai hoang thủ công + chi phí xây dựng đồng ruộng + chi phí trồng chè bằng hạt + chi phí chăm sóc năm 1+chi phí chăm sóc năm 2 + chi phí chăm sóc năm 3

Theo số liệu của công ty cổ phần chè Sông Lô – Tuyên Quang ta có:

+ Khai hoang thủ công: 6.340.000 đồng + Xây dựng đồng ruộng: 7.608.000 đồng + Trồng chè bằng cành: 9.549.610 đồng

+ Chi phí chăm sóc chè hạt 3 năm: 18.296.800 đồng

 Tổng chi phí = 6.340.000 + 7.608.000 + 9.549.610 = 41.794.411 (đồng)

- Đối với chè trồng bằng giâm cành:

Tổng chi phí = chi phí khai hoang thủ công + chi phí xây dựng đồng ruộng + chi phí trồng chè bằng giâm cành + chi phí chăm sóc năm 1+ chi phí chăm sóc năm 2

Theo số liệu thu thập được từ Công ty cổ phần chè Sông Lô ta có:

+ Khai hoang thủ công: 6.340.000 đồng + Xây dựng đồng ruộng: 7.608.000 đồng + Trồng chè bằng giâm cành: 15.221.000 đồng

+ Chi phí chăm sóc 1ha chè trồng bằng giâm cành: 17.069.337 đồng

 Tổng chi phí = 6.340.000 + 7.608.000 + 15.221.000 = 46.238.337 (đồng)

Từ các công thức trên và ta có các hệ số Hp, Hđ, Hc, Hk thu thập được từ phòng nông nghiệp của công ty ta tính được giá trị vườn chè của các năm trồng. Và giá trị vườn chè của công ty năm 2011 sẽ được tính băng tổng giá trị vườn chè trồng các năm . Giá trị vườn chè được thể hiện trong biểu 3.6 dưới đây:

Các hệ số Hp, Hđ, Hk, Hc được xác định theo công thức bình quân gia quyền của các khu trồng chè mỗi năm.

Bảng 3.5: Giá trị vườn chè đánh giá lại năm 2011

Đơn vị tính: đồng

TT Năm trồng

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

GTVC đánh giá lại

Tuổi

Chè HC HP Hđ Hk

1 1973 1.039.488 24,45 940.368.724 34 - 0,71 1,16 1,01 2 1975 332.171 7,81 171.785.246 32 - 0,98 0,99 0,9 3 1976 329.605 7,75 200.830.343 31 - 0,33 0,9 0,92 4 1977 469.987 11,06 343.357.282 30 0,9 0,90 1,07 1,02 5 1978 19.797 0,47 25.733.765 29 0,9 0,42 1 1,05 6 1980 547.176 12,87 427.270.313 27 0,9 0,53 1,03 0,9 7 1981 127.125 2,99 196.052.141 26 0,9 1,10 1,02 0,9 8 1983 12.191 0,29 28.967.490 24 1,0 1,45 1 0,95 9 1984 252.520 0,59 650.547.085 24 0,9 1,31 1,12 0,96 10 1985 14.778 0,35 32.236.503 22 1,0 0,5 0,97 0,95 11 1986 127.633 3,00 93.541.906 21 1,0 0,62 0,8 0,92 12 1988 204.280 0,48 340.978.939 19 1,0 0,69 0,87 0,99 13 1989 47.772 1,12 140.800.665 18 1,1 1,23 1 0,9 14 1991 40.548 0,95 84.448.803 17 1,1 0,81 0,75 1,1 15 1992 1.097.004 25,81 989.365.127 15 1,1 1,01 1,09 0,98 Tổng 4.250.955 100 4.666.284.332

(Nguồn: Phòng nông nghiệp nguyên liệu Công ty CP chè Sông Lô Tuyên Quang) Nhận xét: Nhìn vào biểu 3.5: Giá trị vườn chè đánh giá lại năm 2011 của công ty 4.666.284.332đồng. Ta thấy tổng giá trị vườn chè được đánh giá lại tính vào giá trị doanh nghiệp là đồng và bằng tổng giá trị vườn chè được trồng từ năm 1973 đến năm 1992 cộng lại trong đó:

Vườn chè được trồng năm 1973,1975, 1976 là những vườn có số tuổi cao nhất theo quy định thì những vườn chè có chu kỳ khai thác từ năm thứ 31 đến năm thứ 40 thì hệ số chu kỳ khai thác coi như bằng 0. Trong đó vườn chè trồng năm 1973 vườn chè có diện tích trồng chè rất lớn 1.039.488m2 chiếm 24, 45% trong

tổng diện tích trồng chè của công ty, vườn chè lại được trồng trên vùng đất thích hợp nhất với cây chè hơn nữa vị trí từ vườn chè này đến nhà máy cũng rất gần nên nó có các hệ số phân loại đất, hệ số vị trí địa lý cao đã làm cho giá trị vườn chè được trồng năm này có giá trị lớn nhất là 942.886.958 đồng, tiếp đó là vườn chè trồng năm 1976 có giá trị đứng thứ 2 là 200.830.343 đồng, sau đó là đến vườn chè được trồng các năm 1975 có giá trị là 175.217.808 đồng

Vườn chè trồng từ những năm 1977, 1978, 1980, 1981,1984 thì trong đó chỉ riêng vườn chè trồng năm 1984 là chè trồng bằng cành còn lại đều trồng bằng hạt, đối với chè trồng bằng hạt thì từ năm thứ 1 đến năm thứ 4 và từ năm thứ 25 đến năm thứ 30, đối với chè trồng bằng giâm cành thì từ năm 1 đến năm thứ 3 và từ năm thứ 24 đến năm thứ 30 có hệ số chu kỳ khai thác bằng 0,9, trong các năm này thì năm 1980 là năm có diện tích trồng chè lớn nhất 547.176m2 nhưng do hệ số phân loại vườn chè thấp nên giá trị chỉ có 427.270.313 đồng trong khi đó vườn chè năm 1984 có diện tích trồng chè nhỏ hơn rất nhiều nhưng do được trồng trên đất tốt, vị trí địa lý cũng thuận lợi, và đặc biệt là có hệ số phân loại vườn chè lớn hơn rất nhiều nên có giá trị lớn nhất là 650.547.085đồng, tiếp theo đó là vườn chè trồng năm 1977 và năm 1981, vườn chè được trồng năm 1978 có giá trị nhỏ nhất vì vườn chè này tuy có vị trí gần nhà máy nhất, được trồng trên đất khá phù hợp nhưng lại có diện tích rất nhỏ 19,797m2 chiếm 0,47% diện tích trồng chè của toàn công ty nên giá trị của vườn chè tương đối ít 25.733.765 đồng.

Vườn chè trồng các năm 1983,1984,1986,1988 đều có hệ số chu kỳ khai thác là 1. Trong đó vườn chè năm 1988 có diện tích trồng lớn nhất hơn các hệ số vị trí địa lý, hệ số phân loại vườn chè, hệ số phân loại đất khá cao nên nó có giá trị có giá trị lớn nhất 340.978.939 đồng. Đáng chú ý là vườn chè năm 1983 tuy nó có giá trị nhỏ nhất là 28.967.490 đồng tuy có diện tích trồng là nhỏ nhất chỉ có 12,191ha chiếm 0,29% trong tổng diện tích của công ty nhưng nó lại có hệ số phân loại chè lớn nhất điều này có thể nói nên rằng năng suất của vườn chè này đem lại là rất tốt.

Vườn chè trồng các năm 1989, 1991, 1992 đều có hệ số chu kỳ khai thác bằng nhau là 1,1. Trong đó riêng vườn chè năm 1991 là trồng bằng giâm cành còn

vườn chè các năm còn lại đều trồng bằng hạt, trong đó năm 1992 là năm có diện tích trồng chè lớn nhất là 1097,040m2 chiếm 25,81% trong tổng diện tích của công ty đồng thời cũng là năm có các hệ số phân loại vườn chè, hệ số phân loại đất, và hệ số vị trí địa lý cũng lớn nên làm cho giá trị vườn chè trồng năm này lớn nhất là 989.365.127 đồng, tiếp đó là vườn chè trồng năm 1989 có giá trị là 140.800.665 đồng , năm 1991 là năm có giá trị vườn chè nhỏ nhất là 84.448.803 đồng.

Tổng hợp xác định giá trị vườn chè của 3 công ty chè ta có biểu 3.6 về giá trị vườn cây như sau:

Bảng 3.6: Giá trị vườn cây của ba công ty nông nghiệp

Đơn vị tính: đồng

STT Công ty Giá trị vườn cây

1 Công ty cổ phần chè Văn Hưng 23.335.668.736

2 Công ty cổ phần Chè Phú Thọ 5.573.068.700

3 Công ty Cổ phần chè Sông Lô 4.666.284.332

Như vậy ta thấy rằng giá trị vườn chè phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố không phải cứ vườn chè trồng lâu năm thì có giá trị ít cũng phải cứ vườn chè có diện tích lớn thì có giá trị cao mà nó còn phụ thuộc vào năng suất, mật độ, vị trí địa lý. Như vậy muốn xác định giá trị vườn chè phải đi xác định rất nhiều yếu tố nên rất khó khăn và phức tạp. Như cách tính giá trị vườn chè của 3 công ty nông nghiệp trên thì thấy rằng cách tính giá trị của công ty chè Sông Lô có ưu thế hơn hẳn, tính được triệt để, toàn diện giá trị của vườn chè về cả giá trị loại đất, vị trí địa lý và thời gian đã khai thác sử dụng. Công thức tính có thể áp dụng cho các vườn chè trồng ở các năm khác nhau, cách trồng khác nhau (trồng cành hay trồng hạt). Cũng tại công ty CP chè Sông Lô theo như lãnh đạo công ty cho biết, công ty chỉ xác định giá vườn chè do dùng vốn vay để trồng thì tính vào giá trị doanh nghiệp, còn diện tích vườn chè cũ được đầu tư bằng ngân sách nhà nước thì không tính vào giá trị doanh

nghiệp. Như vậy là chưa tính hết tài sản của công ty khi xác định giá trị doanh nghiệp. Hơn nữa qua cách xác định giá trị ta thấy rằng các công ty xác định thời gian khai thác, sử dụng vườn chè của các công ty là khác nhau. Như Công ty chè Văn Hưng và công ty chè Phú Thọ xác định thời gian khai thác là 30 năm, nhưng công ty chè Sông Lô lại tính là 40 năm. Vậy để có thể so sánh việc tính toán, xác định giá trị của các công ty nông nghiệp với nhau cần thống nhất khoảng thời gian tính toán. Như vậy ta thấy rằng việc sử dụng công thức tính giá trị như công ty chè Sông Lô là hợp lí và có thể áp dụng cho các công ty khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nông lâm nghiệp tại vùng trung du miền núi bắc bộ (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)