Xác định giá trị rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nông lâm nghiệp tại vùng trung du miền núi bắc bộ (Trang 80 - 94)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Đánh giá thực trạng xác định giá trị tài sản trong các doanh nghiệp lâm nghiệp tại vùng Trung du miền núi Bắc Bộ Việt Nam

3.2.4. Xác định giá trị rừng

3.2.4.1. Xác định giá trị rừng của Công ty Thác bà .

Trên thực tế nếu rừng đã đến tuổi khai thác thì giá trị rừng được tính bằng giá trị rừng gỗ khai thác, còn rừng chưa đến tuổi khai thác thì giá trị rừng tính theo chi phí đầu tư và được tập hợp diện tích trồng theo từng năm để tính. Giá trị rừng (ở hiện tại) được xác định theo công thức sau:

V0 =V0 * (1+r)t Trong đó:

V0 : là giá trị đầu tư tại năm gốc r : là lãi suất tiền vay

t : thời gian

= X 100%

* Tổng chi phí đầu tư :

Bao gồm : Chi phí trồng rừng +chi phí chăm sóc bảo vệ năm 1,2,3 + chi phí bảo vệ khép tán năm 4 đến năm 7

 Tính chi phí đầu tư trồng rừng/ ha :

Ta có chi phí đầu tư trồng rừng/ha= chi phí thiết kế+chi phí quản lí+ chi phí ban quản lý công trình+chi phí bảo hiểm xã hội, văn thể, cộng đồng+chi phí nhân công+chi phí vật liệu(gồm chi phí cây giống +chi phí phân bón).

Theo số liệu của công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Thác Bà ta có bình quân (các năm từ 2005-2011):

+ Chi phí thiết kế : 950.000 đồng/ha + Chi phí quản lí : 521.120 đ/ha

+ Chi phí ban quản lí công trình : 110.000đ/ha.

+ Chi phí bảo hiểm xã hội, văn thể, cộng đồng : 580.237đồng/ha + Chi phí vật liệu gồm :

+ Cây giống :

 Bạch đàn : 600 đ/ cây ; mật độ trồng 1.666 cây/ha.

 Keo : 600 đ/cây ; mật độ trồng 1.500 cây/ha.

→ Chi phí cây giống cho 1ha rừng : Bạch đàn : 600 x 1.666 = 999.000 đồng.

Keo: 600 x 1500 = 900.000 đồng.

+ Phân bón:

Cả 2 loài này đều bón hết 0,3kg/hố, giá phân bình quân là 2.500đ/kg.

→ Chi phí phân bón cho 1ha:

Bạch đàn là: 0,3 x 1.666 x 2.500 = 1.249.500 đồng/ha Keo là: 0,2 x 1500 x 2500 = 750.000 đồng/ha + Chi phí nhân công:

Do có nhiều loại đất, nhiều tầng đất ở nhiều độ cao khác nhau nên chi phí theo đó cũng khác nhau. Theo số liệu lấy từ hồ sơ thiết kế trồng rừng của Công ty đã tính toán ta có:

+ Định mức công trung bình trồng rừng trên các loại đất, tầng đất ở độ cao khác nhau đối với các loại cây như sau:

- Định mức công trung bình trồng rừng keo 75,5 công/ha.

- Định mức công trung bình trồng rừng Bạch đàn: 18 công/ha.

+ Hệ số tiền lương trung bình của các loại công nhân của Công ty trong giai đoạn từ 2005-2011 là: 2,4

+ Mỗi tháng làm việc có 22 công.

+ Lương cơ bản được chia làm 4 giai đoạn:

 Năm 2005 là: 390.000 đ.

→ Đơn giá tiền công trồng rừng là:

390.000 x 2,4

L1= = 42.545 đ/công.

22

→ Tổng số tiền công trồng rừng/ha là:

L1/ha= ĐM công Trung bình x Đơn giá tiền công:

- Đối với cây Keo là = 75,5 x 42.545 = 3.212.148 đồng.

- Đối với bạch đàn = 18 x 42.545 = 765.810 đồng.

→ Vậy tổng chi phí trồng rừng cho 1ha rừng vào năm 2005 là:

- Đối với cây keo:

= 950.000+ 521.120+ 110.000+ 580.237+ 900.000+750.000+3.212.148 = 7.023.505 đ.

- Đối với cây Bạch đàn:

= 950.000+ 521.120+ 110.000+ 580.237+ 990.000+ 1.249.500+765.810 = 5.166.667 đồng.

 Năm 2006-2007 là: 450.000đ.

Tính tương tự như trên ta có:

→ Đơn giá tiền công trồng rừng là:

450.000 x 2,4

L2= = 49.091 đ/công.

22

→Tổng số tiền công trồng rừng/1ha:

- Đối với cây keo: 75,5 x 49.091= 3.706.371 đ/ha.

- Đối với cây bạch đàn: 18 x 49.091= 883.638 đ/ha.

→ Vậy tổng chi phí trồng rừng cho 1h năm 2006-2007:

- Đối với Keo: 7.517.738 đồng/ha.

- Đối với Bạch đàn: 5.071.390 đồng/ha

 Năm 2008-2009 là: 490.000 đồng Tính tương tự như năm 2005 ta có:

→ Đơn giá tiền công trồng rừng:

490.000 x 2,4

L3= = 53.545 đồng/công.

22

→ Tổng số tiền công trồng rừng/1ha:

- Đối với Keo: 75,5 x 53.545= 4.042.648 đ/ha.

- Đối với Bạch đàn: 18 x 53.545= 963.810 đ/ha.

→ Vậy tổng chi phí trồng rừng cho 1ha vào năm 2008-2009.

- Đối với Keo: 7.854.005 đ/ha - Đối với Bạch đàn: 5.364.667 đ/ha.

 Năm 2010-2011 là 540.000 đồng.

Tính tương tự ta có:

→ Đơn giá tiền công trồng rừng là:

540.000 x 2,4

L4= = 58.909 đồng/ha.

22

→ Tổng số tiền công trồng rừng/1ha :

- Đối với Keo: 58.909 x 75,5= 4.447.630 đ/ha.

- Đối với Bạch đàn: 58.909 x 18= 1.060.362 đ/ha.

→ Vậy tổng chi phí trồng rừng cho 1ha vào năm 2010-2011.

- Đối với Keo : 8.258.987 đồng/ha.

- Đối với Bạch đàn: 4.400.857 đồng/ha.

 Tính chi phí chăm sóc bảo vệ năm 1: 200.000 đ/ha - Chi phí chăm sóc:

Theo số liệu từ hồ sơ thiết kế trồng rừng của Công ty ta có tổng số công chăm sóc rừng năm 1 cho 1ha rừng tính trung bình cho các loại đất, tầng đất ở các độ cao khác nhau đối với mỗi loài cây như sau:

Định mức công chăm sóc trung bình năm 1:

- Đối với Keo: 61,3 công/ha.

- Đối với Bạch đàn: 75,6 công/ha.

Đơn giá tiền công chia làm 4 giai đoạn như trên:

 Năm 2005 là: 42.545 đ/công.

Do đó tổng số tiền công chăm sóc trên 1ha:

- Đối với Keo:

= 61,3 x 42.545= 2.608.009 đồng/ha.

- Đối với Bạch đàn:

= 75,6 x 42.545=3.216.402 đồng/ha.

→ Vậy tổng chi phí chăm sóc năm 1:

- Đối với Keo là:

= 200.000+2.608.009= 2.808.009 đồng/ha.

- Đối với Bạch đàn là:

=200.000+3.216.402= 3.416.402 đồng/ha.

 Năm 2006 đến năm 2007 là: 49.091 đồng/công.

Tương tự ta có:

→ Tổng số tiền công chăm sóc 1ha:

- Keo là: 49.091 x 63,1= 3.097.642 đồng/ha.

- Bạch đàn là: 49.091 x 75,6= 3.711.280 đồng/ha.

→ Tồng chi phí chăm sóc bảo vệ năm 1 là:

- Với Keo: 200.000+3.097.642= 3.297.642 đồng/ha.

- Với Bạch đàn: 200.000+3.711.280= 3.911.280 đồng/ha.

 Năm 2008-2009 là: 53.545 đồng/công.

Tương tự ta có:

→ Tổng số tiền công chăm sóc trên 1ha:

- Đối với cây Keo: 53.545 x 63,1= 3.378.690 đồng/ha.

- Đối với Bạch đàn: 53.545 x 75,6= 4.048.002 đồng/ha.

→ Tổng chi phí chăm sóc bảo vệ năm 1 là:

- Đối với Keo: 200.000+3.378.690=3.578.690 đồng/ha.

- Đối với Bạch đàn: 200.000+4.048.002=4.248.002 đông/ha.

 Năm 2010-2011 là: 58.909 đồng/công.

Tương tự ta có:

→ Tổng số tiền công chăm sóc trên 1ha:

- Keo là: 63,1 x 58.909= 3.717.158 đồng/ha.

- Bạch đàn là: 75,6 x 58.909= 4.453.520 đồng/ha.

→ Tổng chi phí chăm sóc bảo vệ năm 1 là:

- Đối với cây Keo: 200.000+ 3.717.158= 3.917.158 đồng/ha.

- Đối với cây Bạch đàn: 200.000+4.453.520= 4.653.520 đồng/ha.

 Tính chi phí chăm sóc bảo vệ năm 2.

Gồm:

- Tính chi phí bảo vệ năm 2: 215.000 đồng/ha.

- Chi phí phân bón: Bón 0,3kg/hố; giá phân bình quân là 2.500 đ/kg.

Theo cách tính như ở chi phí trồng rừng thì chi phí phân bón bình quân cho 1ha rừng trồng mỗi loại cây là:

- Keo là: 750.000 đồng/ha.

- Đối với Bạch đàn là: 1.249.500 đồng/ha

- Theo số liệu hồ sơ thiết kế trồng rừng của Công ty ta có tồng số công chăm sóc cho 1ha rừng năm 2 tính trung bình cho các loại đất, tầng đất ở các độ cao khác nhau đối với mỗi loài cây như nhau:

- Đối với rừng Keo: 54,2 công/ha - Đối với rừng Bạch đàn: 11 công/ha.

→Đơn giá tiền công cũng chia làm 4 giai đoạn:

 Năm 2005 là: 42.545 đ/công.

→ Tổng số tiền công chăm sóc 1ha:

- Keo:= 54,2 x 42.545= 2.305.939 đồng.

- Bạch đàn:= 11 x 42.545= 467.995 đồng.

→ Chi phí chăm sóc bảo vệ năm 2:

Đối với Keo:= 215.000+ 750.000+2.305.939=3.270.939 đồng/ha.

Đối với Bạch đàn:= 215.000+ 1.249.500+467.995= 1.932.495 đồng/ha.

 Năm 2006- 2007 là: 49.091 đồng/công.

Tính tương tự ta có:

→ Tổng số tiền công chăm sóc 1ha:

- Keo là: 54,2 x 49.091= 2.660.732 đồng.

- Bạch đàn là: 11 x 49.091= 540.001 đồng.

→ Chi phí chăm sóc bảo vệ năm 2 là:

- Đối với Keo:= 215.000+ 750.000+ 2.660.732= 3.625.732 đồng/ha.

- Đối với Bạch đàn:=215.000+1.249.500+540.001=2.004.501đồng/ha.

 Năm 2008-20098 là: 53.545 đồng/công.

Tính tương tự ta có:

→ Tồng số tiền công chăm sóc 1ha:

- Keo: 2.902.139 đồng.

- Bạch đàn: 588.995 đồng.

→ Chi phí chăm sóc bảo vệ năm 2 : - Đối với Keo: 3.867.139 đồng/ha.

- Đối với Bạch đàn: 2.053.495 đồng/ha.

 Năm 2010-2011 là: 58.909 đồng/ha.

Tính tương tự ta có:

→ Tổng số công chăm sóc 1ha:

- Keo là: 3.192.868 đồng.

- Bạch đàn là: 647.999 đồng.

→ Chi phí chăm sóc bảo vệ rừng năm 2 là:

- Đối với Keo: 4.157.868 đồng/ha.

- Đối với Bạch đàn: 2.112.499 đồng/ha.

* Tính chi phí chăm sóc bảo vệ năm 3 gồm:

- Chi phí năm 3 là: 215.000 đồng/ha.

- Chi phí chăm sóc :

Theo số liệu hồ sơ thiết kế trồng rừng của Công ty ta có tổng số công chăm sóc năm 3 cho 1ha rừng trung bình cho các loại đất, tầng đất ở các độ cao khác nhau đối với mỗi loài cây như sau :

- Đối với Keo là : 20,1 công/ha.

- Đối với Bạch đàn là : 11,1 công/ha

Đơn giá tiền công chia làm 4 giai đoạn :

 Năm 2005 là : 42.545 đ/công.

Vậy tổng chi phí chăm sóc bảo vệ 1ha rừng năm 3 là : - Keo là:250.000+(20,1*42.545)= 1.105.155 đồng/ha.

- Bạch đàn là: 250.000+(11,1*42.545)= 722.250 đồng/ha.

Tính tương tự:

 Năm 2006-2007 là 49.091 đồng/công.

Vậy tổng chi phí chăm sóc bảo vệ 1ha rừng năm 3 là : - Keo là: 1.236.729 đồng/ha.

- Bạch đàn là: 794.910 đồng/ha.

 Năm 2008-2009 là: 53.545 đồng/công.

Vậy tổng chi phí chăm sóc bảo vệ 1ha rừng năm 3 là : - Keo là: 1.326.255 đồng/ha.

- Bạch đàn là: 844.350 đồng/ha.

 Năm 2010-2011 là: 58.909 đồng/công.

Vậy tổng chi phí chăm sóc bảo vệ 1ha rừng năm 3 là : - Keo là: 1.434.071 đồng/ha.

- Bạch đàn là: 903.890 đồng/ha.

 Tính chi phí bảo vệ khép tán từ năm 4 đến năm 7:

Qua điều tra thực tế cho thấy: Chi phí chăm sóc bảo vệ chỉ tính từ năm 1 đến năm 3, còn từ năm 4 đến năm 7 trong chu kì trồng rừng thì chỉ tính chi phí bảo vệ khép tán.

Tổng chi phí bảo vệ khép tán rừng từ năm 4 đến năm 7 theo dự toán của Công ty 650.000 đồng/ha/năm đối với cả 2 loại cây.

Từ các kết quả tính trên ta có bảng tổng hợp chi phí đầu tư cho 1ha rừng như sau:

Bảng 3.17: Tổng chi phí cho 1ha rừng Keo từ năm 2005-2011

Đơn vị tính: đồng/ha.

STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Chi phí trồng rừng 7.023.505 7.517.738 7.517.738 7.854.005 7.854.005 8.258.987 8.258.987 2 Chăm sóc bảo vệ năm 1 2.808.009 3.297.642 3.297.642 3.578.690 3.578.690 3.917.158 3.917.158 3 Chăm sóc bảo vệ năm 2 3.270.939 3.625.732 3.625.732 3.867.139 3.867.139 4.157.868

4 Chăm sóc bảo vệ năm 3 1.105.155 1.236.729 1.236.729 1.326.255 1.326.255

5 Bảo vệ năm 4 650.000 650.000 650.000 650.000

6 Bảo vệ năm 5 650.000 650.000 650.000

7 Bảo vệ năm 6 650.000 650.000

8 Bảo vệ năm 7 650.000

Bảng 3.18: Tổng hợp chi phí cho 1ha rừng Bạch đàn từ năm 2005-2011

STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Chi phí trồng rừng 5.166.667 5.071.390 5.071.390 5.364.667 5.364.667 4.400.857 4.400.857 2 Chăm sóc bảo vệ năm 1 3.416.402 3.911.280 3.911.280 4.248.002 4.248.002 4.653.520 4.653.520 3 Chăm sóc bảo vê năm 2 1.932.495 2.004.501 2.004.501 2.053.495 2.053.495 2.112.499

4 Chăm sóc bảo vê năm 3 722.250 794.910 794.910 844.350 844.350

5 Bảo vệ năm 4 650.000 650.000 650.000 650.000

6 Bảo vệ năm 5 650.000 650.000 650.000

7 Bảo vệ năm 6 650.000 650.000

8 Bảo vệ năm 7 650.000

Diện tích rừng hiện còn của từng loại cây trồng đến 31/12/2011.

Bảng 3.19: Diện tích rừng theo năm trồng đến ngày 31/12/2011.

Loài cây Đvt 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Keo Ha 145,5 200,1 271,7 311,2 352,5 199 245,5

Bạch đàn Ha 113 160 121 27,9 5,6 10 20

Tổng Ha 258,5 360,1 392,70 339,1 358,1 209 265,5

Tính lãi suất trung bình từ năm 2004 đến năm 2011.

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Lãi suất(%) 5,4 7,8 7,8 7,8 7,8 7,8 6,9 7,8 r =(5,4+7,8+7,8+7,8+7,8+7,8+6,9+7,8) / 8 = 7,39%.

Vậy lói suất trung bỡnh là 7,39%/nămá ta cú kết quả giỏ trị rừng cỏc năm 2005 đến năm 2011 tính chuyển về thời điểm 31/12/2011 thể hiện ở các phụ biểu

* Tính giá trị rừng khai thác.

Ngoài phần diện tích rừng đang trong giai đoạn chăm sóc bảo vệ thì còn một phần rừng trồng năm 2004 đã đến tuổi khai thác. Do đó giá trị rừng được tính theo giá trị khai thác, được xác định như sau:

- Tổng sản lượng khai thác = Diện tích khai thác x sản lượng gỗ khai thác trung bình/1ha

= 130,3 x 64,42= 8.393,926 m3.

- Giá gỗ bán bình quân sau khi trừ đi chi phí khai thác là: 487.300 đ/ha.

- Vậy giá trị rừng đã đến tuổi khai thác là:

=8.393,926 x 487.300=4.090.360.140 đồng.

* Tổng giá trị rừng khai thác rừng từ năm 2004 đến cuối năm 2011.

- Giá trị rừng khai thác năm 2004 là: 4.090.360.140 đồng.

- Giá trị rừng năm 2005:

= Giá trị rừng Keo năm 2005+ Giá trị rừng Bạch đàn năm 2005

= 3.625.950.016 + 2.302.290.081=5.928.240.097đồng.

- Giá trị rừng năm 2006:

= Giá trị rừng Keo năm 2006+ giá trị rừng Bạch đàn năm 2006

= 4.941.009.112+3.071.520.599 =8.012.529.711đồng.

- Giá trị rừng năm 2007:

= Giá trị rừng Keo năm 2007+ giá trị rừng Bạch đàn năm 2007

= 4.873.913.417+ 2.080.332.718=6.954.246.135 đồng.

- Giá trị rừng năm 2008:

= Giá trị rừng Keo năm 2008+ giá trị rừng Bạch đàn năm 2008

= 6.663.465.681+455.359.475=7.118.825.156 đồng.

- Giá trị rừng năm 2009:

= Giá trị rừng Keo năm 2009+ giá trị rừng Bạch đàn năm 2009

= 6.815.032.206+81.719.264=6.896.751.470 đồng.

- Giá trị rừng năm 2010:

= Giá trị rừng Keo năm 2010+ giá trị rừng Bạch đàn năm 2010

= 3.559.965.390+121.852.518=3.681.817.908 đồng.

- Giá trị rừng năm 2011.

= Giá trị rừng Keo năm 2011+giá trị rừng Bạch đàn năm 2011

= 3.139.081.856+187.592.007=3.326.673.863 đồng.

- Tổng giá trị rừng của Công ty tính đến 31/12/2011 được tập hợp trong biểu 3.19 như sau:

Bảng 3.20: Tập hợp giá trị rừng đến 31/12/2011.

STT Năm trồng Giá trị hiện còn đến 31/12/2011

1 2003 4.090.360.140

2 2004 5.928.240.097

3 2005 8.012.529.711

4 2006 6.954.246.135

5 2007 7.118.825.156

6 2008 6.896.751.470

7 2009 3.681.817.908

8 2010 3.326.673.863

Tổng 46.009.444.480

Vậy giá trị rừng tính đến 31/12/2011 là 46.009.444.480 đồng.

3.2.4.2. Xác định giá trị rừng của công ty Xuân Đài

Với cách tập hợp chi phí như Công ty THHH một thành viên lâm nghiệp Thác bà thì ta có tổng giá trị của rừng đến cuối năm 2011 được tập hợp trong bảng sau:

Bảng 3.21: Tập hợp giá trị của rừng đến cuối năm 2011 của công ty lâm nghiệp Xuân Đài

STT Năm trồng Giá trị tính đên ngày 31/12/2011

1 2003 9.539.458.500

2 2004 8.289.953.450

3 2005 7.972.260.963

4 2006 7.778.413.021

5 2007 9.489.872.270

6 2008 8.439.174.087

7 2009 8.291.131.032

8 2010 5.937.199.570

Tổng 65.737.462.893

Vậy giá trị rừng tính đến ngày 31/12/2011 là: 65.737.462.893đồng.

3.2.4.3. Giá trị rừng của Công ty lâm nghiệp Yên Sơn

Cách tính và cách tập hợp chi phí để tính giá trị rừng được áp dụng như Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Thác bà và Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài

- Tính giá trị rừng khai thác

Năm 2011 Công ty khai thác 217,188 ha rừng bao gồm diện tích rừng trồng cây mỡ trồng từ năm 1997, bạch đàn từ năm 1992, cây keo (chủ yếu là keo lai hom) từ năm 2005 và số ít bồ đề từ năm 2005 đến tuổi khai thác. Giá trị rừng đã khai thác tính đến 31/12/2011 được tính như sau:

Giá trị rừng = Diện tích khai thác x sản lượng gỗ bình quân 1ha x (giá bán gỗ - các khoản chi phí).

Qua việc thu thập và tìm hiểu thực tế tại Công ty, ta có những số liệu sau:

Diện tích rừng được khai thác là 217,188 ha.

Sản lượng gỗ bình quân là 75 m3/ha

Giá bán gỗ bình quân (sau khi đã trừ đi các khoản chi phí) là 350.000 đồng/m3.

Vậy giá trị của rừng = 217,188 x 75 x 350.000 = 5.701.185.000 đồng.

- Tính tổng chi phí đầu tư

Chi phí đầu tư bao gồm:Chi phí trồng rừng + Chi phí chăm sóc năm 1 + Chi phí chăm sóc năm 2 + Chi phi chăm sóc năm 3 + Chi phí bảo vệ rừng khép tán (từ năm thứ 4 đến năm thứ 7).

Tập hợp chi phí đầu tư cho cả chu kỳ sản xuất, áp dụng công thức dòng tiền chiết khấu tính được tổng chi phí đầu tư cả chu kỳ sản xuất tại Công ty là 68.999.650.000 đồng.

Với phương pháp tính trên, tổng hợp giá trị rừng của Công ty đến ngày 31/12/2011 l Tổng giá trị rừng = Giá trị rừng chưa khai thác + giá trị rừng khai thác

= 68.999.650.000 đồng + 5.701.185.000 đồng = 74.700.835.000 đồng.

Từ các kết quả xác định giá trị rừng của 3 công ty lâm nghiệp ta có bảng tổng hợp sau

Bảng 3.22: Tổng hợp giá trị rừng của ba công ty lâm nghiệp Đơn vị tính: đồng

STT Công ty Giá trị rừng

1 Công ty TNHH một thành viên

Lâm nghiệp Thác Bà 46.009.444.480

2 Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài 65.737.462.893

3 Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn 74.700.835.000

Trong cách xác định giá trị rừng của cả 3 công ty thì đều thống nhất về cách tính. Đối với rừng chưa đến tuổi khai thác thì giá trị được tập hợp theo các chi phí đã bỏ ra tương ứng với từng năm và giá trị vật tư, tiền công của năm phát sinh chi phí. Còn đối với rừng cây đã đến tuổi khai thác thì tính theo giá bình quân sản lượng gỗ khai thác nhân với diện tích khai thác. Cách tập hợp chi phí và tính giá trị như trên được áp dụng tại các công ty lâm nghiệp. Nhưng cách tính trên đã đầy đủ và hợp lý cho việc tập hợp chi phí cho phù hợp với mức đợ giá thây đổi qua các năm đầu tư? Vấn đề này sẽ được đề xuất tính toán trong phần nội dung sau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nông lâm nghiệp tại vùng trung du miền núi bắc bộ (Trang 80 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)