Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Đánh giá thực trạng xác định giá trị tài sản trong các doanh nghiệp lâm nghiệp tại vùng Trung du miền núi Bắc Bộ Việt Nam
3.2.1. Giá trị tài sản vật chất
3.2.1.1. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Căn cứ vào bảng tổng hợp kế toán ta có biểu về giá trị TSCĐ và ĐTDH của ba công ty lâm nghiệp như sau
Bảng 3.11: Giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn của ba công ty lâm nghiệp Đơn vị tính: đồng
STT Tên tài sản
Công ty TNHH MTV
LN Thác Bà
Công ty LN Xuân Đài
Công ty LN Yên Sơn
I TSCĐ và đầu tư dài hạn
1.581.856.085 14.229.058.706 1.492.333.406 1 TSCĐ 1.257.262.389 1.862.392.616 1.492.333.406
-
Nhà cửa vật kiến trúc
1.083.936.070 1.005.907.869
- Máy móc thiết bị 59.353.299 108.870.762
-
Phương tiện vận tải + t.bị d.cụ q.lí
580.680.825 377.554.775
- Tài sản khác 138.422.422
2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
324.593.696 12.366.666.090
3 Chi phí XDCB dở dang
4 Chi phí trả trước dài hạn
- Công ty TNHH một thành viên LN Thác Bà trong phần xác định giá trị TSCĐ và ĐTDH thì TSCĐ hữu hình có giá trị là 1.257.262.389đ không nêu rõ giá trị của từng tài sản và các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị tài sản. Cách xác định giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ti đơn giản và tính theo giá trị sổ sách
- Công ty LN Xuân Đài Căn cứ vào số liệu kiểm kê tài sản công tytình hình tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công tyta thấy giá trị tài sản cố định của công ty còn lại hiện nay là 1.862.392.616 đồng, trong đó: Máy móc thiết bị động lực còn 59.353.299 đồng, Nhà cửa vật kiến trúc còn 1.083.936.070 đồng, Phương tiện vận tải truyền dẫn còn 557.908.445, Dụng cụ quản lý còn 22.772.380 đồng. Về Đầu tư dài hạn, Giá trị hiện còn của Công ty là 12.366.666.090 đồng. Như kết quả thu được thấy rằng việc xác định giá trị tài sản ở công ty được thực hiện rất đầy đủ và chi tiết cho từng loại tài sản tính theo giá trị còn lại của tài sản hiện có
- Công ty LN Yên Sơn xác định giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn thì ta thấyCông ty đã Đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành nhà cửa, vật kiến trúc có giá trị là 377.641.069 đồng, nên giá trị nhà cửa, vật kiến trúc tăng và có giá trị là 1.005.907.869. Tổng TSCĐ và ĐTDH là 1.492.333.406 và chỉ có TSCĐ hữu hình
Qua bảng tổng hợp giá trị TSCĐ và ĐTDH của 3 công ty lâm nghiệp thấy rằng đây là những tài sản hữu hình, cách tính là tính theo giá đánh giá lại và giá trị còn lại của TSCĐ. Nhưng công ty Công ty TNHH một thành viên LN Thác Bàxác định giá trị này tổng hợp, không phân định rõ trong TSCĐ có những loại tài sản nào nên mức độ chính xác cần được xem xét cụ thể hơn. Bên cạnh đó lại thấy công ty lâm nghiệp Xuân Đài lại có mức độ kiểm kê, tính toán rất cụ thể cho từng loại tài sản. Đặc biệt ta thấy công ty còn có các khoản đầu tư tài chính dài hạn rất lớn, trong đó chi phí trả trước dài hạn chiếm tỉ trọng lớn. Có được kết quả này đó là do công ty đã bắt kịp với cơ chế thị trường mới, linh hoạt trong việc sử dụng vốn nên kết quả hoạt động là rất khả quan. Khi xác định giá trị doanh nghiệp công ty đã kiểm kê, tính toán đầy đủ cho từng nhóm, loại tài sản. Theo bảng trên ta cũng thấy rằng cả 3 công ty đều không xác định giá trị TSCĐ vô hình. Như vậy ta thấy rằng đặc thù của các công ty lâm nghiệp thì địa bàn rộng, tài sản nằm ở các đội sản xuất nhiều nên khi xác định giá trị cần được kiểm kê đầy đủ, ngoài ra cần tính toán xác định giá trị các loại TSCĐ vô hình để tránh thiếu sót và gây thất thoát khi xác định giá trị doanh nghiệp.
3.2.1.2. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Căn cứ theo số liệu kiểm kê tài sản của các công ty lâm nghiệp có bảng kết quả về giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn sau
Bảng 3.12: Giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Đơn vị tính: đồng
STT Tên tài sản
Công ty TNHH MTV
LN ThácBà
Công ty LN Xuân Đài
Công ty LN Yên Sơn
Tài sản ngắn hạn 2.287.377.893 2.033.170.126 35.806.260.420 I Tiền và các khoản tương
đương tiền 93.811.735 1.048.541.822 391.256.714
II Đầu tư TC ngắn hạn 0 0 0
III Các khoản phải thu 1.633.441.433 694.113.550 1.824.718.361 1 Phải thu của khách hàng 16.395.005
2 Trả trước cho người bán 72.500.000 3 Các khoản phải thu khác 1.544.546.428
IV Vật tư hàng hóa tồn kho 30.612.662.845
V Tài sản ngắn hạn khác 56 0.124.725 290.514.754 2.977.622.500 1 Thuế GTGT được khấu
trừ 81.054.725 89.529.180
2 Tài sản ngắn hạn khác 479.070.000 200.985.574
- Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Thác Bà Qua biểu ta thấy tình hình TSLĐ và ĐTNH của Công ty với tổng tài sản là 2.287.377.893đồng trong đó: Tiền và các khoản tương đương tiền giá trị là 93.811.735 đồng chiếm 4,1 %, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn không có trong phẩn ĐTNH này của Công ty. Các khoản phải thu có giá trị là 1.633.441.433 đồng, có tỷ trọng 71, 41% chiếm tỷ trọng chủ yếu của Công ty với nội dung phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, và các khoản phải thu khác. Tài sản ngắn hạn khác có giá trị là 560.124.725 đồng chiếm tỷ trọng là 24,49% trong tổng giá trị tài sản lưu động của Công ty. Trong đó gồm thuế giá trị gia tăng và tài sản ngắn hạn khác của Công ty. Như vậy qua biểu ta thấy các khoản phải thu của công ty chiếm một tỷ trọng chủ yếu trong công ty chứng tỏ công ty chiếm phẩn ưu về lợi thế kinh doanh.
- Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công tylà : 2.033.170.126 đồng. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là Tiền và các khoản tương đương tiền, chiếm 51,57%, rồi đến các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 34,14%, và ít nhất là Tài sản ngắn hạn khác chiếm 14,29%. Hàng tồn kho của công ty là toàn bộ rừng chưa đến tuổi khai thác theo sổ liệu của công ty thì giá trị hàng tồn kho là 58.119.255.519 đồng.
- Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn cách xác định giá trị cụ thể từng khoản mục như sau: Tiền và các khoản tương đương tiền là toàn bộ số tiền hiện có tại Công ty bao gồm giá trị tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Các khoản phải thu ngắn hạn: tại Công ty là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm. Các khoản phải thu khác tại Công ty là các khoản phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ bao gồm:
+ Các khoản phải thu của công nhân viên về tiền điện nước, bảo hiểm y tế mà người lao động phải đóng được hạch toán trên tổng số dư nợ tài khoản 141 - Tạm ứng.
+ Các khoản về bồi thường vật chất do các cá nhân, tập thể trong và ngoài đơn vị gây ra.
+ Các khoản phải thu do Công ty cho vay cây giống.
Hàng tồn kho bao gồm giá trị hàng tồn kho và dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Vì là doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp nên Công ty không có dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Giá trị hàng tồn kho được xác định chính là toàn bộ giá trị rừng hiện còn Tài sản ngắn hạn khác tính vào giá trị tài sản tại Công ty gồm: Chi phí trả trước ngắn hạn là các khoản chi phí đã chi nhưng chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của báo cáo. Tài sản ngắn hạn khác chiếm chủ yếu trong khoản mục tài sản này. Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản thiếu chờ xử lý và các tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm báo cáo bao gồm các khoản tạm ứng, cầm cố, ký quỹ… Nhận thấy, trong công tác xác định giá trị TSLĐ và ĐTNH ngoài giá trị hàng tồn kho thì Công ty đã xác định chính xác các khoản mục tài sản khác theo quy định hiện hành và phù hợp với phương pháp xác định tài sản
Như vậy qua biểu trên ta thấy rằng việc xác định giá trị TSLĐ và ĐTNH của các công ty đều được cân đối với sổ sách và đánh giá lại theo thị trường. Giá trị phần các khoản phải thu có thể được coi là một phần thế mạnh của doanh nghiệp, dù là khoản đã thu được hay chưa nhưng cũng được phản ánh nên khả năng thanh toán và việc chi trả của công ty.
Trong phần xác định giá trị TSLĐ và ĐTNH cũng cần được lưu tâm hơn về giá trị hàng tồn kho, do đặc thù của các công ty đều là công ty lâm nghiệp nên hàng tồn kho chủ yếu là giá trị rừng đến tuổi khai thác. Qua bảng trên thì ta thấy giá trị hàng tồn kho chỉ có ở công ty cổ phần lâm nghiệp Yên Sơn. Hàng tồn kho là rừng đã đến tuổi khai thác, được tính toán theo trữ lượng rừng và tính theo giá cây đứng tại thời điểm xác định giá trị. Vậy việc tính giá trị hàng tồn kho này vào giá trị doanh nghiệp là hợp lý. Giá trị hàng tồn kho được xác định chính là toàn bộ giá trị rừng hiện còn đến ngày 31 tháng 12 của các năm theo cách sau:
Giá trị rừng hiện còn đến ngày 31 tháng 12 tính theo giá trị đầu tư ban đầu – các khoản phát sinh giảm (khai thác, đền bù, bảo vệ rừng khai thác…) + các khoản phát sinh tăng (tăng do trồng mới, do chăm sóc rừng, do bảo vệ rừng khép tán, do lãi suất tiền vay). Tổng cộng giá trị cuối cùng năm 2011 bằng 30.612.662.845 đồng.
Tuy nhiên, giá trị rừng chiếm tỷ trọng lớn và có phương pháp xác định riêng nên
tách giá trị rừng thành một mục riêng để xác định giá trị doanh nghiệp mà không đưa vào giá trị TSLĐ và ĐTNH. Công ty cần tách riêng giá trị rừng ra khỏi giá trị hàng tồn kho để việc xác định giá trị tài sản tài sản tại Công ty được chính xác.