1.1. Cơ sở lý luận về cơ chế đầu tư và cơ chế quản lý rừng sản xuất
1.1.5. Lý luận cơ bản về rừng sản xuất
Cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về rừng, quan niệm được nhiều người thừa nhận đó là: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các quần thể thực vật, động vật và vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây
gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ0,1 trở lên. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, gồm có rừng tựnhiên và rừng trồng trênđất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộvà các giá trịkhác của rừng.
Trồng rừng sản xuất: Là giải pháp kỹthuật lâm sinh tác động nhằm nâng cao hiệu quảkinh doanh rừng thông qua việc cung cấp nguyên liệu gỗphục vụsản xuất và đời sống. Mục đích trồng rừng sản xuất là nhằm đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn; bảo vệ đất chống xói mòn rửa trôi, bảo vệ môi trường sinh thái. Tùy vào điều kiện sinh thái của từng vùng và mục đích sản xuất kinh doanh rừng mà có các hình thức trồng như sau:
- Trồng rừng thuần loài: Trên cùng một diện tích chỉ trồng 1 loài cây.
- Trồng rừng hỗn giao: Trên cùng một diện tích có thểtrồng hai hay nhiều loại cây khác nhau.
- Trồng rừng thay thế: Trồng mới rừngđểthay thếlớp cây rừng sẵn có hiệu quả thấp bằng lớp cây có mục đích, tạo ra rừng mới có tổthành, cấu trúc theo định hướng chonăng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn.
* Những đặc điểm chủ yếu của rừng sản xuất
Trồng và phát triển rừng sản xuất một mặt ngăn chặn được tình trạng suy thoái của rừng, nâng cao năng suất trữ lượng và làm tăng độ che phủcủa rừng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái; mặt khác nó cũng gắn với nguy cơ giảm tính đa dạng sinh học của rừng. Vì vậy, việc đầu tư phát triển rừng sản xuất nhất thiết phải được xem xét, cân nhắc ngay từkhi hình thành ý tưởng, định hướng phát triển đến tổchức thực hiện nhằm bảo đảm phát triển bền vững vềcác mặt kinh tế-xã hội-môi trường. Không vì lợi ích trước mắt mà để lại những hậu quả nghiêm trọng, khôn lường vềsau. Trồng rừng sản xuất có những đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất, Trồng rừng sản xuất phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, sinh
thái: Không phải bất kỳ ở đâu cũng có thể trồng rừng sản xuất mà chỉ những vùng có diện tích đất trống đồi núi trọc, có điều kiện về đất đai, địa hình, thổ nhưỡng, sinh thái phù hợp mới có thểtiến hành trồng rừng sản xuất. Tuy nhiên, hầu hết các tỉnh có lợi thế về phát triển rừng, lợi nhuận, ngân sách thu được từ rừng là không đáng kể, bản thân người dân sống dưới tán rừng không sống được bằng nghềrừng lại sống chủyếu nhờ vào đất nông nghiệp; do đất nông nghiệp ít, cuộc sống của họ cố gắng lắm cũng chỉ đủ ăn, nếu gặp thiên tai thì lại bị nghèo đói. Như vậy, một nghịch lý, mâu thuẫn xảy ra là “ Rừng là vàng” nhưng người dân sống dựa vào rừng thì lại nghèo [30].
- Thứhai, Trồng rừng sản xuất góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động: Từ trước đến nay các địa phương khi làm quy hoạch phát triển Lâm nghiệp thường đẩy diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng lên, kéo diện tích rừng sản xuất xuống để tranh thủnguồn vốn Nhà nước. Thực tếdiễn ra là dânởrừng nhưng không quan tâm đến rừng, nhà nước phải chi tiền hàng năm mà rừng vẫn không được bảo vệ tốt, kết quảlà các mục tiêu quy hoạch, kếhoạch bị phá vỡ. Trong điều kiện dân ta còn rất nghèo đang thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm, chúng ta không thểkhoanh diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng quá lớn chỉ để bảo vệ thuần túy môi trường, không tạo ra của cải, thu nhập cho dân [30].
- Thứba, Trồng rừng sản xuất góp phần nâng độche phủ của đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững: Trồng rừng sản xuất làm tăng lưu vực nguồn sinh thủy và khả năng phòng hộ đầu nguồn các hồ đập, điều tiết dòng chảy chống xói mòn, rửa trôi đất, cải thiện và điều hòa khí hậu trong vùng sinh thái, tạo môi trường sống thuận lợi cho các các loài động vật rừng sinh sống và phát triển.
Theo kết quảnghiên cứu mới đây vềkinh tế môi trường của các nhà khoa học. Việc trồng và phát triển rừng làm tăng giá trị dịch vụ môi trường nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống, thúc đẩy phát triển bền vững [38].
* Vai trò của rừng sản xuất
Rừng sản xuất có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung và đời sống sinh hoạt của con người nói riêng. Quá khứ, hiện tại và tương lai
của con người phụ thuộc rất lớn vào qui mô và tốc độ phát triển rừng (trồng rừng, nuôi rừng và bảo vệ rừng). Có thể khẳng định rừng, đất rừng là tiền đề, là điều kiện không thể thiếu để ngành nông nghiệp phát triển theo hướng tăng trưởng nhanh, bền vững, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.