Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ chế đầu tư và cơ chế quản lý rừng sản xuất của dự án Đức KfW6 tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
3.1.2. Thực trạng cơ chế quản lý rừng sản xuất của dự án Đức KfW6 huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
3.1.2.1. Thiết kế, xây dựng dựán
Thiết kếdự án được xây dựng trên cơ sởnhững biện pháp chứng tỏcó hiệu quả dựa vào quá trình thực hiện các dựán trồng rừng KfW1-3, điều đó sẽ mang lại những điều kiện thuận lợi cho ngành Lâm nghiệp ở miền Trung Việt Nam. Thiết kế dự án nhằm tiếp cận lâm nghiệp gần với tựnhiên, chẳng hạn như ưu tiên lồng ghép các loài cây trồng bảnđịa, kết hợp giữa trồng rừng và quản lý rừng thông qua đào tạo và các hoạt động khi dự án đi vào hoạt động, và định hướng phát triển thểchế theo hướng các tổchức quản lý rừng địa phương, và chứng chỉ rừng. Các địa điểm dự án được chọn theo những tiêu chí sau:
+ Có vấn đềvềsinh thái và việc thiết lập rừng sẽgóp phần giải quyết những vấn đề đó (các chức năng phòng hộ đặc biệt là đối với đất, nước và đa dạng sinh học);
+ Có đủ diện tích đất (tối thiểu là 1.500 ha/huyện, 300 ha trồng rừng mới hoặc 200 ha trồng rừng mới cộng với 150 ha tái sinh tự nhiên/xã), vị trí của địa điểm (phân bố, khoảng cách) và chất lượng (chất lượng đất, độ dốc) đối với rừng sản xuất;
+ Điều kiện tiếp cận với cơ sởhạtầng và thị trường, không chịu tác động của các vùng chăn thả,nương rẫy, xa khu dân cư…
+ Sự chấp nhận của xã hội (hiểu biết và động cơ của nông dân, các trưởng thôn và xã; an ninh lương thực, tiềm năng tạo thu nhập, lao động sẵn có);
+ Không có nguy cơ đối với rừng, ví dụ như tranh chấp đất đai, chăn nuôi gia súc,du canh, du cư;
+ Tiêu chí đánh giá mới được giới thiệu những không bắt buộc: đủ diện tích rừng thứ sinh (hơn 500 ha cho một xã).
Một tiêu chí được nghiên cứu khác đó là không trùng (và có thểgây trở ngại/
bổtrợ) với các Dự án Quốc gia và Quốc tế hoặc những dự án đã có kế hoạch khác trong ngành Lâm nghiệp.
Nhận xét:
Ưu điểm: Dự án được thiết kế, xây dựng trên cơ sở thừa kế các hợp phần đã được chứng minh, đúc rút được kinh nghiệm từcác dựán của KfW trước đó như dự án KfW1, KfW2, KfW3 và KfW4. Quỹ đất thực hiện dự án được Khảo sát xác định diện tích, lập địa trước, sát thực tế có sựtham gia của người dân, đặc biệt là các cơ quan chức năng về (Kiểm Lâm, Phòng Tài nguyên môi trường, Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện), chính quyền địa phương thôn, xã và đưa vào quy hoạch có chính quyền địa phương ký duyệt làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai kế hoạch hằng năm suốt quá trình thực hiện dự án. Đất dự án đều được khảo sát, xác định điều kiện lập địa nên rất thuận lợi và hữu ích cho việc xác định, bố trí cơ cấu cây trồng, biện pháp kỹthuật tác động phù hợp, có ý nghĩa thiết thực đến sựsinh trưởng phát triển rừng của dựán.
Tồn tại: Do yêu cầu vềdiện tích thực hiện dựán phải liền vùng, liền khoảnh, mức tối thiểu với diện tích >300 ha, nên rất khó cho việc quy hoạch vùng DA. Mặt khác mục tiêu của dự án đặt ra là trồng rừng sản xuất có chức năng phòng hộ, mang tính bền vững nên khi triển khai thực hiện tập đoàn loài cây trồng chủ yếu là cây bản địa, do vậy giai đoạn đầu mới triển khai rất khó thuyết phục được người dân tham gia dựán.
3.1.2.2. Thiết kếkỹthuật
Căn cứ vào kế hoạch trồng rừng của năm, BQL dự án tỉnh ký hợp đồng với các tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân, có đủ năng lực chuyên môn và công cụ tác nghiệp như: Lâm trường, Công ty, Xí nghiệp, đoàn thiết kế… để tiến hành đo đạc diện tích cho dựán.
Sau khi BQL dự án trung ương chấp nhận kết quả đo đạc thiết kế thông qua phúc tra thì BQL dự án tỉnh mới được thanh toán. BQL dự án huyện được giao nhiệm vụquản lý và hướng dẫn, cũng như phối kết hợp với các đơn vịthiết kếthực hiện. Các hộ gia đình tham gia dự án có nhiệm vụ phát đường ranh giới lô trồng rừng của mình một cách rõ ràng, đúng quy định để phục vụ công tác đo đạc. Thiết kếchỉ được thực hiện khi phương án quy hoạch sử dụng đất thôn bản đãđược phê duyệt, kết quả điều tra lập địa đãđược thẩm định.
Cụm thiết kếphải liền lô, liền khoảnh, diện tích cụm tối thiểuở 1 thôn là 20 ha.
Diện tích tối thiểu là 0,5 ha và tối đa là 2,0 ha đối với lô trồng rừng mới và khoanh nuôi tái sinh tựnhiên cho mỗi hộ gia đình. Những khu vực thiết kế đểtrồng thông có diện tích > 50ha nhất thiết phải có thiết kế đường băng cản lửa (theo hướng dẫn thiết kế kỹ thuật đường băng cản lửa của dự án). Thời gian thiết kế kết thúc trước thời điểm xây dựng kếhoạch trồng rừng hàng năm 2- 3 tháng. Sau khi phúc kiểm và kết quả diện tích được chấp nhận, BQL dựán huyện tính số tiền trong sổtài khoản của từng hộ theo định mức của mỗi loài cây.
3.1.2.3.Đánh giá chung về cơ cấu tổchức:
Các ban quản lý dự án này đều được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủvềviệc ban hành Quy
chếquản lý và sửdụng nguồn hỗtrợ phát triển chính thức (trước đây) và hiện này là Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/6/2006 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Các ban quản lý này hoạt động độc lập và sẽ được giải tán khi dựán kết thúc.
Các vị trí trong BQL dựán từcấp trung ương đến cấp tỉnh và cấp huyện hầu hết là làm việc dưới hình thức hợp đồng theo dự án, chỉ một số ít thành viên như giám đốc dự án trung ương, tỉnh và huyện là cán bộcủa các ban ngành kiêm nhiệm làm việc cho dựán.
Tất cả các BQL dựán từ cấp Trung ương đến tỉnh và huyện bao gồm Giám đốc, phó Giám đốc, điều phối viên, kếtoán và cán bộhiện trường đều được hưởng lương và phụ cấp quản lý dự án từ nguồn vốn đối ứng của dự án, riêng phổ cập viên của Ban quản lý dự án các huyện chỉ được hưởng phụcấp quản lý dựán tối đa bằng mức lương tối thiểu do nhà nước quy định hoặc hưởng mức theo quy định riêng của từng ban quản lý dự án nhưng tối thiểu không thấp hơn 300.000 đồng/
người/ tháng. Đối với ban thực thi dựán xã, các thành viên của ban thực thi dựán xã cũng được hưởng một khoản phụcấp tương đương với mức của phổcập viên
Bên cạnh các BQL dựán từ trung ương đến địa phương, trong cơ cấu tổchức của dự án còn có 1 văn phòng tư vấn do 1 chuyên gia quốc tế làm cố vấn trưởng cùng với các chuyên gia trong và quốc tế giúp đỡ trong quá trình thực hiện. Văn phòng tư vấn trực thuộc một công ty tư vấn quốc tế sẽ được lựa chọn theo phương thức đấu thầu quốc tế, dự án sẽ chính thức đi vào hoạt động chỉ khi văn phòng tư vấn được thành lập.
+) Ưu điểm: Ban quản lý dự án các cấp được tổ chức độc lập và chuyên trách, có chức năng, nhiệm vụ rất rõ ràng. Điều này sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện, bên cạnh đó luôn có 1 văn phòng tư vấn hoạt động song song để hỗ trợ cả về mặt con người và kỹ thuật cho Ban quản lý dự án các cấp. Đặc biệt là trong khâu giám sátđánh giá dựán,
+) Tồn tại: Qua thời gian thực tế triển khai thực hiện tại các đại phương đã chỉ ra cho chúng ta thấy trong trong công tác tổchức, quản lý và triển khai thựhiện
cũng như quan điểm của nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam trong việc tiếp nhận, quản lý và sửdụng nguồn viên trợ, qua nghiên cứu chúng tôi rút ra được một sốtồn tại như sau:
Đối với Nhà tài trợ: Việc nhà tài trợ quy định dự án chỉ chính thức đi vào hoạt động khi văn phòng tư vấn được thành lập đã dẫn đến việc triển khai dự án bị chậm trễ, điều nàyảnh hưởng đến tiến độ của dự án, mặt khác khi đánh giá tiến độ dựán Nhà tài trợ lại căn cứvào thời điểm ký Hiệp định Tài chính chứ không phải thời điểm dựán chính thức hoạt động do vậy đối với dựán kfw6 nói riêng và các dự án khác nói chung luôn bị đánh giá là không thực hiện đúng tiến độ.
Một khó khăn khác trong quá trình triển khai thực hiện dự án đó là khoảng thời gian từkhi nghiên cứu khả thi đến thời điểm dựán chính thức đi vào hoạt động là qua dài (gần 3 năm) điều nàyảnh hưởng đến quỹ đất đã quy hoạch cho dự án rất lớn vì bị người dân lấn chiếm, mặt khác người dân cũng mất lòng tin vào dựán.
Đối với Chính phủ Việt Nam: Do Ban quản lý dự án các cấp được tổ chức hoạt động độc lập, hưởng lương từ nguồn vốn đốiứng của dựán do Ngân sách tỉnh cấp (các tỉnh), cán bộlàm việc hầu hết là hợp đồng, sẽtựgiải thểkhi dựán kết thúc do đó có những khó khăn nhất định như cán bộ sau khi hết hợp đồng lại phải tựtìm việc mới vì vậy rất khó để tìmđược người có tâm huyết với ngành, cán bộlàm việc khó toàn tâm toàn ý cho dự án. Mặt khác Nhà nước cũng không tận dụng được những kinh nghiệm vềquản lý và triển khai thực hiện dựán của BQL dựán các cấp vào triển khai các chương trình trong nước.
Mức hỗ trợ cho phổ cập viên và cán bộthực thi dự án xã là quá thấp so với mặt bằng chung của xã hội, trong khi công việc và trách nhiệm của họlà rất lớn.
3.1.2.4. Triển khai thực hiện trồng rừng
Trồng rừng là hoạt động quan trọng nhất của Dựán. Kết quảtrồng rừng phản ánh sự đúng đắn của cơ chế đầutư và cơ chế quản lý của dựán, là thành quảchính của Dự án, thể hiện sựthành công hay thất bại của Dự án một cách rõ nét, đầy đủ nhất.
Trước khi tiến hành trồng rừng các hộ dân tham gia Dự án được tập huấn kỹ
thuật cuốc hố, xử lý thực bì, bón phân, trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng và tiêu chuẩn cây con đem trồng rừng.
Sau khi các hộdân tiến hành cuốc hố, xửlý thực bì thì BQL dựán huyện tiến hành nghiệm thu, nếu đạt kết quả theo quy định của dựán, các hộ gia đình sẽ được cung cấp cây con, phân bón đểtiền hành trồng rừng và mởsổtài khoản tiền gửi.
Sau khi hoàn thành công tác trồng rừng từ 1,5 - 2 tháng, BQL dự án các huyện tiến hành nghiệm thu 100% diện tích, đánh giá chất lượng trồng rừng. Sau khi có kết quả nghiệm thu của BQL dự án huyện, BQL dự án trung ương, Văn phòng tư vấn, BQL dựtỉnh và một đơn vị độc lập ngoài dựán có chuyên môn tiến hành phúc kiểm 10% diện tích. Kết quảphúc kiểm của BQL dự án trung ương, Văn phòng tư vấn, BQL dựán tỉnh và đơn vị ngoài dự án là cơ sở đểBQL dựán huyện thanh toán tiền cây con với chủ vườn ươm và cũng là điều kiện để các hộ gia đình được rút một phần tiền công lao động trong tài khoản tiền gửi của mình.
3.1.2.5. Sản xuất cây giống
Việc sản xuất cây giống chất lượng cao với đủ số lượng thông qua hệ thống các vườn ươm quy mô nhỏ phân tán được coi là nét đặc trưng của dựán KfW6. Hầu hết các vườn ươm đều ở gần hiện trường trồng rừng và do các nông dân sinh sống tại các thôn tham gia dự án thực hiện. Tình trạng thiếu cây con đối với một số loài cây thường xảy raở1 sốhuyện được bổsung kịp thời bởi các huyện tham gia dựán sản xuất thừa cây con, do đó, hạn chế tối đa việc mua cây giống từ các vùng bên ngoài dự án. Đây có thể được xem như một thành tích đáng kể của dựán KfW6 bởi ý tưởng gieo trồng các loài cây bản địaở các vườn ươm tư nhân hầu như chưa hềcó tại các xã trước khi dự án KfW6 được triển khai.
Quy trình sản xuất, quản lý và giám sát cây con của dựán:
Sau khi có kết quả điều tra lập địa và kết thúc công tác đo đạc thiết kế, BQL dựán huyện tính toán sơ bộnhu cầu cây con cho từng năm, lập kếhoạch vườn ươm và có kếhoạch chính thức về gieo ươm cho năm tiếp theo. Ban quản lý dựán huyện ký hợp đồng với các chủ vườn ươm trong vùng dựán, tiến hành tập huấn cho các chủ vườn ươm, cung cấp hạt giống và chuyển tiền tạmứng cho chủ vườn ươm.
Các chủ vườn ươm được lựa chọn phải tham gia và đạt yêu cầu của các lớp tập huấn kỹthuật và quản lý vườn ươm do dựán tổchức và có đầy đủ các điều kiện về đất đai, lao động, công cụ lao động và kinh tế, ưu tiên các chủ vườn ươm là phụ nữ. Các tiêu chuẩn này được dựán kiểm tra trước khi lựa chọn.
Trong suốt quá trình sản xuất cây con của chủ vườn ươm, các chuyên gia của Văn phòng tư vấn và BQL dự án trung ương kiểm tra, đánh giá tối thiểu 03 lần ở các thời điểm: Chọn mặt bằng vườn ươm; Tập kết vật liệu để đóng bầu, Đóng bầu, cấy cây; phân loại, nghiệm thu chuẩn bị xuất vườn. Ban quản lý dự án huyện thường xuyên đến vườn ươm tư vấn về kỹthuật và quản lý cho các chủ vườn ươm.
Ngoài ra BQL dự án huyện còn phải có mặt ở những thời điểm trộn hỗn hợp ruột bầu và đóng bầu; Xửlý hạt giống và gieo hạt; Cấy cây và che bóng cho cây; Làm cỏ phá váng, tưới thúc; Phun phòng trừsâu, bệnh; Đảo bầu phân loại. Các ý kiến đánh giá và khuyến cáo của các cấp sẽ được ghi vào sổnhật ký vườn ươm.
Thời điểm trước khi cây con xuất vườn một tháng, chủ vườn ươm tiến hành phân loại cây con theo quy định của Dựán với 3 mức là loại 1, loại 2 và loại 3. Cây con đạt tiêu chuẩn loại 1 mới được xuất vườn trồng rừng, cây con đạt tiêu chuẩn loại 2 tiếp tục chăm sóc khi nào đạt tiêu chuẩn tốt mới được xuất vườn trồng rừng còn lại cây con loại 3 tiến hành loại bỏ.
Sau khi việc phân loại cây con hoàn tất, cần báo cáo bằng văn bản lên BQL dự án trung ương. Ban quản lý dự án trung ương sẽphối kết hợp với BQL dựán các cấp tiến hành nghiệm thu. Nếu nghiệm thu cây đạt tiêu chuẩn, BQL dựán huyện bốtrí kế hoạch xuất cây bàn giao cho người dân để trồng rừng, khi xuất cây trồng rừng phải tiến hành ký nhận bàn giao tay ba giữa chủ vườn ươm, người dân nhận cây trồng rừng và đại diện của dự án. Chủ vườn ươm chỉ được phép xuất những cây đủ tiêu chuẩn dự án quy định. Người dân nhận cây trồng có quyền từchối không nhận những cây không đạt tiêu chuẩn.
Tạm ứng và thanh toán cây con: Tạm ứng cho chủ vườn ươm bao gồm cả tiền mặt và vật tư. Mỗi hợp đồng được tạm ứng 2 lần, lần 1 là ngay sau khi ký kết hợp đồng, sốtiền tạm ứng (gồm tiền mặt và vật tư thành tiền) tối đa không quá 30%
giá trịhợp đồng; Lần 2 sau khi khối lượng hợp đồng đạt 50%, sốtiền tạmứng (gồm tiền mặt và vật tư thành tiền) tối đa không quá 40% giá trị hợp đồng. Hợp đồng sẽ được thanh lý khi có kết quả nghiệm thu trồng rừng của BQL dự án huyện và kết quảphúc kiểm nghiệm thu trồng rừng của BQL dự án trung ương.Số lượng cây con được thanh toán cho các chủ vườn ươm căn cứ vào số lượng và chất lượng cây con được đánh giá khi nghiệm thu trồng rừng đãđược BQL dự án trung ương phúc kiểm (những lỗi cây chết do thời tiết, do kỹ thuật trồng không thuộc trách nhiệm của chủ vườn ươm).
+) Ưu điểm:
Quy trình giám sát và quản lý vườn ươm của dựán rất chặt chẽvà khoa học trong từng công đoạn từkhi chuẩn bị hiện trường, chọn giống, gieo ươm, chăm sóc và kiểm tra xuất vườn, các chủ vườn ươm được đào tạo và trang bị đầy đủkiến thức về quản lý và sản xuất cây con. Bên cạnh đó luôn có đội ngũ cán bộ kỹ thuật cấp huyện, cấp tỉnh, trung ương và các chuyên gia của văn phòng tư vấn hỗ trợ, điều này sẽ đảm bảo cho chất lượng cây con khi xuất vườn, bàn giao cho hộ gia đình đem đi trồng rừng luôn đạt chất lượng cao.
+) Tồn tại: Qua thời gian thực hiện các quy định của Nhà tài trợ vềquy trình giám sát và quản lý vườn ươm của dự án cho thấy vẫn đang tồn tại một số vấn đề mà cả phía dự án và Nhà tài trợ cần phải xem xét điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế tại địa phương và cũng tránh thiệt thòi cho các chủ vườn ươm. Hiện nay, giám sát quản lý vườn ươm của dự án đang tồn tại 2 vấn đềsau:
(1) Do việc ký hợp đồng với các chủ vườn ươm của các BQL dự án hàng năm đều dựa vào kế hoạch trồng rừng để mua cây con, vì vậy thường xảy ra tình trạng có những năm do một số nguyên nhân khách quan mà không hoàn thành kế hoạch trồng rừng, dẫn đến lượng cây con đã hợp đồng không sửdụng hết, có khi chỉ dụng được 60 đến 70% kếhoạch đã hợp đồng nhưng dự án lại chưa có phương án hỗtrợ hay giải quyết lượng cây con thừa cho chủ vườn ươm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp tục ký hợp đồng với chủ vườn ươm.
(2) Việc giao nhận cây con được thực hiện bàn giao tay ba giữa chủ vườn ươm,