Hiệu quả trồng rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế đầu tư và cơ chế quản lý rừng sản xuất của dự án khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh quảng nam quảng ngãi bình định và phú yên (Trang 85 - 96)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Chất lượng và hiệu quả đầu tư trồng rừng sản xuất của dự án Đức KfW6 huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

3.2.3. Hiệu quả trồng rừng

Để đánh giá về hiệu quả đầu tư của dự án, đề tài tiến hành phỏng vấn, thu thập sốliệu từ60 hộ gia đình tham gia 2 dựán (Dự án Đức KfW6 và Dự án 661) để qua đó có cái nhìn khách quan hơn vềhiệu quả đầu tư của 2 dự án tác động đến các mặt đời sống của người dân qua các mặt như kinh tế- xã hội và môi trường.

3.2.3.1. Vềmặt kinh tế

Qua kết quảphóng vấn, thu thập sốliệu của hai dựán tại huyện Tây Sơncho thấy, mỗi dự án đều có những tác động nhất định đến tình hình kinh tế ở đây, để thấy rõ hơn chúng ta đi xem xét các tác động cụ thểcủa một sốchỉ tiêu nhưcơ cấu thu nhập, chi phí đầu tư và sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất sản xuất của các hộ gia đình tham gia dự án như sau:

+ Tác động của DA đến cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình

Thu nhập là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả kinh tế hộ gia đình nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Dự án Đức KfW6 và dự án 661 triển khai tạihuyện Tây Sơn đã góp phần vào việc nâng cao thu nhập của các hộ nông dân tham gia. Để chứng minh rõ hơn tác động tích cực này, thông qua thảo luận nhóm, đề tài tiến hành phân tích thu nhập của 30 hộ gia đình thuộc dự

án ĐứcKfW6 (gồm 15 hộ gia đình thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú và 05 hộ gia đình thôn 2 xã Bình Nghi, 02 hộ gia ình thôn Hòa Hiệp xã Bình Tường, 06 hộ gia đình thôn Nam Giang xã Tây Giang và 02 hộ gia đình thôn Hòa Thuậnxã Tây Thuận và 30 hộ gia đình của dự án 661 (xã Tây Phú).

Kết quả điều tra vềnguồn thu nhập của 2 nhóm hộ này được tổng hợpở bảng 3.13 sau:

Bảng 3.13.Cơ cấu thu nhập theo nhóm hộ trước và sau dựán của dự án Đức KfW6 và dựán 661

Đơn vịtính: triệu đồng

Dựán Tổng

Thu nhâp Trước dựán

Tổng

Sau dựán

NN CN CA

Q

Kh ác

L

N NN C

N

CA

Q Khác LN

KfW6 18.38 14.15 1.63 0 2.6 0 22.60 14.95 2.7 0 2.67 2.28

% 100 76.97 8.88 0.00 14.1 4

0 . 0 0

100.0 0

66.16 11.

95

0.00 11.80 10.0 661 24.30 13.7 3.5 1.4 2.5 3 9

. 2

26.70 14.5 3.9 1.7 2.3 4.3

% 100 56.38 14.4

0

5.76 10.2 9

1 3 . 1 7

100.0 0

54.31 14.

61

6.37 8.61 16.1 0

Hình 3.2. Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ trướcvà sau dự án của dự án Đức KfW6 và dự án 661

Từsố liệu bảng 3.13 cho ta thấy thu nhập bình quân của 2 nhóm hộ đều có sự thay đổi cảvềmức thu nhập và cơ cấu thu nhập của từng hạng mục trước và sau

dựán. Trìnhđộ tổchức được nâng cao một bước, do đó cơ cấu thu nhập trong từng nhóm hộcũng như tỷtrọng các nguồn thu trước và sau dựán cũng thay đổi.

Từ hình 3.2 cho ta thấy thu nhập từ cây ăn quả của nhóm hộ dự án KfW6 không có, đối với dựán 661 tỷlệcũng chiếm rất nhỏ.

Sự thay đổi vềthu nhập cho thấy việc bốtrí sản xuất của các hộ đã có sựthay đổi rõ nét. Tổng thu nhập của 2 nhóm hộ thuộc 2 dự án đều có xu hướng tăng lên mặc dù tỷtrọng thu nhập từnông nghiệp và nguồn thu nhập khác của hai dự án đều giảm. Sự thay đổi rõ nét nhất ở đây đó là nguồn thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp, mức thay đổi của dự án Đức KfW6 trước và sau dự án là từ 0% lên 10.09% tăng 10,09%, của dựán 661 từmức 13,17% lên 16,10% tăng 2,93%. Sự thay đổi tích cực này chủ yếu là do dự án được triển khai tại địa phương, đã góp một phần nhỏ vào việc nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

+ Tác động của Dự án đến cơ cấu chi phí của các hộ tham gia

Thông qua việc điều tra tổng chi phí trong năm của các hộ gia đình để xác định cơ cấu các khoản chi bình quân của từng nhóm hộ ởthời điểm trước và sau dự án, làm cơ sở đánh giá tác động của dự án đến cơ cấu kinh tếcủa các hộ. Kết quả phân tích chi phí cơ cấu chi phí trong các nhóm hộ trước khi có dự án và hiện tại được tổng hợp trong bảng 3.14. và minh họa trong hình 3.3.

Bảng 3.14. Cơ cấu chi phí trong các nhóm hộ trước và sau dự án của Dự án Đức KfW6 và Dự án 661

Đơn vịtính: triệu đồng

Dựán

Chi phí Tổng Trước dựán

Tổng Sau dựán

LT_TP HH MM SX Khác LT_TP HH MM SX Khác

Dựán

KfW6 10,44 4,2 1,93 2,4 1,4 1,91 18.59 4,25 1,93 2,42 8,06 1,93

% 100 35,46 16,32 20,26 11,82 16,13 100 22,86 10,40 13,00 43,35 10,40 Dựán

661 13,72 4,45 2,1 2,5 2,8 1,87 18,44 4,87 2,1 2,62 6,96 1,89

% 100 32,43 15,31 18,22 20,41 13,63 100 26.41 11,39 14,21 37,74 10,25

Hình 3.3. Biểu đồ chi phí bình quân của các nhóm hộ trước và sau Dự án Kết quả tính toán chi phí bình quân/năm và cơ cấu chi phí của các nhóm ở thời điểm trước và sau dự án được tổng hợp trong bảng 3.14 và hình 3.3 cho thấy nhờthu nhập tăng nên chi phí sau dựán của cả2 nhóm hộthuộc 2 dự án đều tăng so với trước dựán. Tuy nhiên mức tăng là rất ít chỉ có chi phí đầu tư cho sản xuất đều tăng lên đáng kể so với trước dự án. Nhưng cơ cấu các khoản chi đã có sự thay đổi lớn, chi phí cho sinh hoạt giảm so với tổng chi phí. Chính sựbiến đổi về cơ cấu thu nhập đã góp phần xác định được tác động của dự án đến cơ cấu kinh tếhộ. Điều này cho thấy các hộ đã tiết kiệm tiền để đầu tư cho sản xuất . Mức độ đầu tư cho sản xuất có sự dịch chuyển rõ rệt, dự án Đức KfW6 từ 11,82 % trước dự án lên tới 43,35 % sau dự án, tăng 31,53%; dựán 661 từ 20,41% trước dựán lên 37,74 % sau dự án, tăng 1,34%.

+ Tác động của Dựán đến cơ cấu sửdụng đất của các HGĐ

Kết quảphỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình về cơ cấu sửdụng đất bình quân trước và sau dự án được thểhiệnởbảng 3.15.

Bảng 3.15. Cơ cấu diện tích đất đai bình quân của các hộcủa dự án Đức KfW6 và dựán 661

Đơn vịtính: ha.

TT Loại hình sử dụng đất

Dự án Đức KfW6 Dựán 661 Trước Dự

án

Sau Dựán Trước Dự án

Sau Dự án

1 Đất thổ cư 0,216 0,216 0,248 0,248

2 Đất nông nghiệp 0,613 0,646 0,657 0,631

3 Đất lâm nghiệp 1,650 8,3 9,47

4 Đất khác 0 0 0 0

Hình 3.4.Cơ cấu sử dụng đất bình quân của các hộ của dự án Đức KfW6 và dự án 661

Từ kết quả ở bảng 3.13 và hình 3.4 cho thấy tổng diện tích bình quân của một hộ trước dựán có sựkhác biệt so với sau dự án, cơ cấu sửdụng đất trước dựán chủ yếu là diện tích đất cho nông nghiệp, đất rừng chưa được chú trọng hợp lý và đất rừng chiếm không đáng kể trong cơ cấu (dự án 661) hoặc chưa có trong cơ cấu sửdụng đất (dựán KfW6). Tuy nhiên, khi triển khai dựán tại địa phương, cơ cấu sử dụng đất đã có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt là đất cho sản xuất lâm nghiệp của hộ tăng từ 0 ha lên 1,65 ha tăng 1,65ha (dự án KfW6) và từ 8,3ha lên 9,47ha tăng 1,17ha. Các loại đất còn lại cũng có sự biến đổi nhưng không đáng kể.

Kết quả đó cũng cho thấy tác động của dự án đến sựphát triển kinh tếhộgia đình trong vùng dựán.

3.2.3.2. Vềmặt xã hội

Hầu hết các dự án phát triển đều nhằm mục tiêu cải thiện các điều kiện xã hội cũng như đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập của xã hội nói chung. Một dự án phát triển được coi là thành công khi mang lại lợi ích về kinh tế và được đông đảo mọi người chấp nhận, yên tâm tham gia vào các hoạt động của dự án. Tác động về mặt xã hội của dự án thường khó đánh giá và khó định lượng. Nhưng mục tiêu này nhằm giúp nhà quản lý dự báo được các hiệu ứng của các hoạt động dựán tới con người, từ đó có chính sách thích hợp đảm bảo hạn chế được mâu thuẩn giữa lợi ích kinh tế và sự ảnh hưởng đến tâm lý, phúc lợi của cộng đồng dân cư sẽ bị tác động do triển khai dựán.

+ Sự tham gia của người dân

Sự tham gia của người dân vào các hoạt động dự án lâm nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh tính xã hội hóa nghề rừng; thể hiện mức độ phù hợp của dự án với điều kiện kinh tế, xã hội và đáp ứng được nhu cầu, mong muốn thực tế của địa phương. Đây là nhân tốquan trọng nhất đảm bảo tính ổn định, bền vững của các dự án Lâm nghiệp nói chung. Qua kết quảphỏng vấn tại địa phương, 100% hộ gia đình (30/30 hộ) của dự án Đức KfW6 được hỏi đều tham gia các hoạt động của dự án như tham gia nhận đất, tập huấn đào tạo và trồng, chăm sóc, bảo vệrừng, số lượng các hộ gia đình tham gia dự án ngày một tăng lên cụ thể năm 2010 có 24 hộ, năm

2011 có 190 hộ và năm 2012 có 235 hộ, đối với dự án 661, các hộ dân cũng tham gia tập huấn và trồng, chăm sóc, bảo vệrừng tuy nhiên do suất đầu tư của dựán 661 cho trồng rừng sản xuất là quá thấp do vậy người dân không mặn mà tham gia dự án. Nhưng nhìn chung, qua việc triển khai dự án tại địa phương đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình và từng bước giải quyết được những khó khăn trước mắt vềkinh tế. Mặt khác thông qua dựán các hộ gia đình có cơ hội nâng cao kiến thức vềkhoa học kỹthuật lâm nghiệp, thay đổi cách thức tổchức sản xuất, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dư thừa ở địa phương và đóng góp một phần không nhỏtrong việc xã hội hóa nghềrừng của Việt Nam.

+ Nâng cao hiu biết vkhoa hc kthut

Hầu hết người dân trong vùng trước khi triển khai dựán hiểu biết vềkỹthuật lâm nghiệp là rất hạn chế. Dựán thông qua nhiều hình thức để giúp người dân tham gia được nâng cao kiến thức về lâm nghiệp. Các hoạt động chủ yếu là tập huấn kỹ thuật, tham quan học tập kinh nghiệm nội tỉnh, cung cấp các tài liệu kỹthuật miễn phí...Qua kết quả điều tra tại hiện trường của 2 dự án Đức KfW6 và Dự án 661 tại huyện Tây Sơnkết quảtổng hợp thểhiệnở bảng 3.16.

Bảng 3.16. Các hoạt động phổcập của Dự án Đức KfW6 và dựán 661

TT Hoạt động phổcập

Dự án Đức KfW6 Dựán 661

Sốhộ tham gia

Nam Nữ T.lệ nữ

Sốhộ tham gia

Nam Nữ T.lệ nữ

1

Tập huấn kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc, bảo vệrừng.

30 23 7 23% 30 26 4 13%

2 Tham quan nội vùng 30 23 7 23% 0 0 0

Hình 3.5.Sơ đồ các hoạt động phổ cập của dự án

Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy số người tham gia các hoạt động phổ cập của dự án tương đối lớn. Đặc biệt đối với tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng thì 100% số hộ của 2 dự án được phỏng vấn đều tham gia. Để tạo điều kiện cho các hộ gia đình tham gia dự án học hỏi kinh nghiệm và nhận thức được mục đích, ý nghĩa của dựán, dự án Đức KfW6 đã có chương trình cho tất cảcác hộgia đình tham gia dự án được đi tham quan học tập các mô hình trồng rừng trong tỉnh.

Đối với dựán 661 không thực hiện hạng mục này.

Bên cạnh đó vấn đề vềgiới cũng luôn được các dựán quan tâm, tuy cả2 dự án qua điều tra cho thấy việc tham gia vào các hoạt động của dự án chưa nhiều chỉ chiếm 23% đối với dự án KfW6 và 13% đối với dựán 661.

+ Tác động của Dự án đến cơ cấu sử dụng thời gian

Điều tra 30 hộcủa mỗi dựán về cơ cấu sửdụng thời gian trong năm của các hộ ởthời điểm trước và sau dựán. Kết quả được thểhiệnởbảng 4.17.

Bảng 3. 17. Mức sửdụng thời gian làm việc bình quân/năm/lao động

TT Nội dung Dự án Đức KfW6 Dựán 661

Trước dựán

Sau dự án

Tăng /giảm

Trước dựán

Sau dựán

Tăng /giảm

1 Làm ruộng, màu 4,52 4,71 4% 3,93 4,13 5%

2

Làm vườn, chăn

nuôi 1,71 2,41

41%

3,10 3,31

7%

3 Làm rừng 0 3,36 100% 1,17 2,03 74%

4 Việc khác 2,81 1,28 -54% 1,80 1,78 -1%

5 Nhàn rỗi 2,96 0,24 - 92% 2,00 0,75 -62%

Hình 3.6. Mức độsử dụng thời gian bình quân của một lao động/năm

Kết quả ởbảng 3.17 và hình 3.6 cho thấy cơ cấu sửdụng thời gian trong năm của các hộthuộc 2 dự án trước và sau dự án đã có sự thay đổi rõ nét. Trong khi mức độ sử dụng thời gian làm ruộng của hai dự án có sự thay đổi tương đồng nhau thì thời gian làm vườn, chăn nuôi, làm rừng, việc khác và thời gian nhàn rỗi của dựán Đức KfW6 có sự thay đổi rất lớn, đặc biệt là thời gian làm rừng tăng lên 100%.

Việc dự án đi vào triển khai đã làm cho thời gian nhàn rỗi của các hộ gia đình giảm mạnh (92%) của dự án Đức KfW6 và 62% của dựán 661).

Như vậy, chúng ta có thểthấy rằng việc tham gia dựán tại địa phương đã có tác động rất lớn đến cơ cấu sửdụng thời gian của hộ gia đình, mặt khác dựán còn giải quyết được công ăn việc làm tại chỗ cho người dân và huy động tối đa thời gian nhàn rỗi của các hộ đểtham gia vào các hoạt động của dựán.

Mức độ tiếp cận với hệthống ngân hàng: Việc xem xét mức độtiếp cận với hệthống ngân hàng của người dân thông qua dự án là một cách đánh giá hiệu quả vềmặt xã hội của dự án, bình thường rất ít khi người dân có điều kiện đểtiếp xúc với ngân hàng, mặt khác việc người dân nhận tiền công hỗ trợ qua ngân hàng vô hình chungđã huyđộng được 1 lượng tiền rất lớn trong thời gian dài cho các Ngân hàng tại địa phương. Qua điều tra phỏng vấn tại địa phương, thì dự án Đức KfW6 có 30/30 hộtham gia dự án được hỏi có giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương sau khi tham gia dự án, trong khi đó tại dựán 661việc người dân làm việc với Ngân hàng là rất ít và không có thay đổi giữa trước và sau dựán. Chủ yếu là một sốhộdân có vay vốn của Ngân hàng đểsản xuất kinh doanh.

3.2.3.3. Vềmặt môi trường

Mỗi một dự án đều có mục tiêu cụ thểvà rõ ràng, tuy nhiên cho dù mục tiêu là gìđi chăng nữa thìđa sốcác dựán vềLâm nghiệp đều có những đóng góp không nhỏ trong việc cải thiện môi trường, nâng cao độ che phủ và điều hòa, cải thiện nguồn nước trong khu vực. Để đánh giá tác động môi trường của dự án, trong khuôn khổ của luận văn, đề tài sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân với các tiêu chí cụthể như độ che phủ, điều hòa nguồn nước và kiểm soát xói mòn.

+ Nâng độche phủcủa rừng:

Độche phủcủa rừng là một trong những chỉ tiêu quan trọng nói lên mức độ bền vững của môi trường sinh thái, nó gắn với sự tồn tại của rừng. Độ che phủ không chỉnói lên tác dụng bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, giảm nhẹcác tác hại về hạn hán, lũ lụt, gió bão, giảm ô nhiễm môi trường.

Qua số liệu điều tra tại hiện trường cho thấy, trong 3 năm thực hiện dự án Đức KfW6 đã thiết lập được khoảng 1.286,91 ha, dự án 661 thiết lập được khoảng 1.250 ha góp phần không nhỏ vào việc nâng độ che phủ rừng của huyện Tây Sơn nói riêng và của tỉnh Bình Định nói chung.

+ Tác động của rừng Dự án đến cải thiện nguồn nước và tăng khả năng giữ nước trong khu vực.

Việc đánh giá tác động của rừng dự án đến cải thiện nguồn nước và tăng khả năng giữ nước được xem xét qua nhiều chỉ tiêu, tuy nhiên trong phạm vi đềtài này chỉ xem xét đến chỉ tiêu tăng thêm về lưu lượng nước của các con sông và hồchứa và giếng nước sinh hoạt của các hộ gia đình.

Theo kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình tham gia 2 dựán và có thời gian sinh sống lâu dàiở địa phương cho biết: Số lượng và chất lượng nước sinh hoạt của địa phương những năm gần đây đãđược cải thiện đáng kể, mực nướcởcác suối trong khu vực có chiều hướng tăng lên và trong hơn, đặc biệt trong hai năm trở lại đây trong khu vực không xảy ra hiện tượng giếng nước và các suối bị cạn khô vào mùa khô, để có được kết quả đó là do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên có một nguyên nhân góp phần không nhỏ đó là do độche phủcủa rừng ở khu vực tăng lên làm cho khả năng giữ nước của rừng tốt hơn, tăng lượng nước ngầm và hạn chế dòng chảy vì vậy nguồn nước của các con sông, suối, hồ đập cũng được ổn định.

Điều này cũng đã phần nào khẳng định tác động của 2 dự án đến khả năng giữ nước vùng đầu nguồn các sông suối chính của địa phương.

+Tăng cường khả năng bảo vệ đất, chống xói mòn

Qua kết quả điều tra phỏng vấn tại địa phương, trong 30 hộ gia đình của dự án được hỏi về tình hình xói mòn đất trong khu vực diễn ra như thế nào? thì có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế đầu tư và cơ chế quản lý rừng sản xuất của dự án khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh quảng nam quảng ngãi bình định và phú yên (Trang 85 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)