Cơ cấu tổ chức thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế đầu tư và cơ chế quản lý rừng sản xuất của dự án khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh quảng nam quảng ngãi bình định và phú yên (Trang 32 - 36)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu

2.1.3. Cơ cấu tổ chức thực hiện dự án

Dự án KfW6 được tiến hành nghiên cứu khảthi từ năm 2003, đến 31/12/2004 ký Hiệp định Tài chính. Tháng 5/2005 bắt đầu thành lập BQL dự án các cấp, tháng 10/2005 Văn phòng tư vấn hoạt động và dựán cũng chính thức hoạt động.

Về cơ cấu tổ chức thực hiện dự án, cũng giống như các dự án KfW đã thực hiện đó là: BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơquản chủquản, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp làm chủ Đầu tư, Ban quản lý dự án từ cấp Trung ương đến tỉnh, huyệnlà đơn vịthực hiện dựán. Hệthống tổchức dự án được phân cấp như sau:

- Cấp Trung ương

+Ban điều hành dự án Trung ương.

Tổchức: Ban Điều hành Dự án Trung ương được thành lập theo Quyết định số 955 QĐ/BNN-TCCB ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, do Phó vụ trưởng VụHợp tác Quốc tế làm Trưởng Ban.

Các thành viên của Ban điều hành gồm: Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban điều hành Dự án 4 tỉnh vùng dự án, đại diện Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, VụKinh tế Đối ngoại (Bộ Kếhoạch và Đầu tư), Vụ Tài chính Đối ngoại (BộTài chính) và Vụ, Cục, Ban có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

+ Ban quản lý dự án Trung ương.

Tổ chức: Ban Quản lý Dự án Trung ương (Ban QLDATW) trực thuộc Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp và là bộ phận thường trực giúp việc Ban ĐHDATW. Ban QLDA TW tổ chức hoạt động theo Quyết định số 144/1999/QĐ/BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Ban quản lý các Dựán Lâm nghiệp.

Thành viên Ban QLDATW gồm Giám đốc Dự án kiêm nhiệm, Phó giám đốc, Điều phối viên Dự án chuyên trách, Kế toán Dự án chuyên trách, 01 trợ lý kế toán chuyên trách, 01 cán bộlâm sinh chuyên trách, 01cán bộkếhoạch và giám sát đánh giá chuyên trách, 01 cán bộquy hoạch sửdụng đất chuyên trách, 01 biên dịch kiêm hành chính và 01 lái xe.

+Văn phòng tư vấn

Tổchức: CốVấn trưởng Dự án người nước ngoài, Trợ lý cố vấn trưởng, các chuyên gia trong nước và Quốc tế, thư ký, phiên dịch và lái xe.

Chức năng nhiệm vụ: Hỗ trợ Ban QLDATW và địa phương trong công tác quản lý thực hiện dự án theo đúng nội dung hợp đồng tư vấn ngày 29 tháng 8 năm 2005 giữa KfW và Công ty tư vấn GFA.

- Cấp tỉnh:

+Ban điều hành dựán tỉnh.

Tổ chức: Ban Điều hành Dự án tỉnh (Ban ĐHDA tỉnh) do Chủ tịch Uỷ ban

nhân dân (UBND) tỉnh quyết định thành lập. Các thành viên của Ban ĐHDA tỉnh gồm Phó Chủtịch UBND tỉnh làm trưởng ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT làm phó ban, 01 Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Uỷ viên, 01 Lãnh đạo Sở Tài chính Uỷviên, 01 Lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường Uỷ viên, 01 Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Uỷviên, 01 Lãnh đạo Chi cục Lâm nghiệp Uỷ viên. Giám đốc Dựán tỉnh Uỷ viên và Các Giám đốc Dựán huyện Uỷviên.

+ Ban quản lý dựán các tỉnh

Tổ chức: Ban quản lý dự án tỉnh là bộ phận thường trực giúp việc cho Ban ĐHDA tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập và chịu sự điều hành, quản lý của BQL dự án trung ương. Ban quản lý dự án tỉnh có con dấu riêng và tài khoản riêng.

Các thành viên của BQL dựán tỉnh gồm Giám đốc Dựán do 01 Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT kiêm nhiệm, Phó Giám đốc Dự án do 01 Lãnh đạo Chi cục Lâm nghiệp (thuộc Sở Nông nghiệp&PTNT) kiêm nhiệm, Kế toán trưởng chuyên trách, Điều phối viên dự án tỉnh chuyên trách, Các cán bộ khác do Sở Nông nghiệp&PTNT quyết định.

- Cấp huyện:

+ Ban quản lý dựán huyện.

Tổchức: Ban quản lý dựán huyện do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, có con dấu riêng và tài khoản riêng. Bộ máy gồm có: Giám đốc Dự án do 01 Lãnh đạo UBND huyện kiêm nhiệm. Phó Giám đốc Dự án do 01 Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế, Phòng Địa chính huyện kiêm nhiệm. Kếtoán dựán huyện chuyên trách, Điều phối viên dựán huyện chuyên trách, Các thành viên khác theo quyết định thành lập Ban QLDA huyện.

- Cấp xã:

Ban thực thi dựán xã

Tổ chức: Ban thực thi Dự án xã do UBND huyện quyết định thành lập làm việc theo chế độkiêm nhiệm, các thành viên của Ban thực thi dựán xã có thểgồm Trưởng Ban (Lãnhđạo Uỷban nhân dân xã), các trưởng thôn có dựán. Cán bộLâm

nghiệp xã, cán bộ Địa chính xã, cán bộ Kiểm lâm địa bàn, đại diện Hội Nông dân, đại diện Hội Phụnữ.

Nhiệm vụ: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân hiểu vềmục đích và ý nghĩa của dự án cũng như quản lý rừng bền vững. Triển khai thực thi các hoạt động dự án trên địa bàn xã như quy hoạch sửdụng đất, giao đất, đo đạc diện tích. Giải quyết những tranh chấp đấtđai, những vướng mắc trong quá trình triển khai dựán.

Đôn đốc các hộ nông dân tham gia dựán thực hiện nghiêm chỉnh quy trình, hướng dẫn kỹ thuật của dự án. Phối hợp với Ban QLDA cấp huyện, cán bộ hiện trường, cán bộ khuyến nông lâm/phổ cập viên giám sát các hoạt động trồng, chăm sóc bảo vệrừng trồng, rừng thứsinh.

Ban Quản lý lâm nghiệp Cộng đồng thôn

Ban Quản lý lâm nghiệp Cộng đồng thôn do UBND huyện quyết định thành lập tại các thôn có rừng tự nhiên được Dự án đầu tư nhằm mục đích liên kết việc bảo vệvà quản lý rừng thống nhất trong toàn thôn. Ban Quản lý Lâm nghiệp cộng đồng thôn có quy chếhoạt động riêng do UBND huyện phê duyệt trên cơ sở hướng dẫn của Ban quản lý dự án Trung ương.

Các biện pháp thực hiện dự án bao gồm: (i) Xem xét và hỗ trợ cho việc triển khai QHSDĐ thôn/bản; (ii) Hỗ trợ hoạt động điều tra lập địa và điều tra tài nguyên rừng (kết hợp giao đất); (iii) Hỗtrợtrồng rừng, lập kếhoạch quản lý và phát triển rừng; (iv) Hỗtrợtập huấn, dịch vụphổcậpở các vùng dựán; (v) Cungứng vật tư cho trồng rừng; (vi) Hỗtrợtài chính cho các hộdân thông qua việc mở tài khoản tiền gửi; (vii) Hỗ trợ tài chính cho các Tổ chức quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng thông qua việc mởtài khoản tiền gửi cho các hoạt động quản lý và lập kếhoạch đối với những diện tích rừng thứsinh.

Các bước thực hiện dự án sẽ được áp dụng như các dự án KfW đã đi trước đó là: Quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân: Điều tra lập địa; Đo đạc diện tích; Sản xuất cây con; Trồng rừng/xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng/Mở và quản lý các tài khoản tiền gửi cho người trồng rừng; Chăm sóc quản lý rừng/Rút tiền từtài khoản tiền gửi. Ngoài mục tiêu phục hồi rừng và quản lý bền vững nguồn

tài nguyên rừng, dự án sẽ tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho khoảng 15.000 hộ gia đình trong vùng dựán.

Hình 2.1. Sơ đồ các bước thực hiện dự án

(Nguồn: Dự án Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, BìnhĐịnh và Phú Yên - Dựán KfW6)

2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế đầu tư và cơ chế quản lý rừng sản xuất của dự án khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh quảng nam quảng ngãi bình định và phú yên (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)