Kết quả thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế đầu tư và cơ chế quản lý rừng sản xuất của dự án khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh quảng nam quảng ngãi bình định và phú yên (Trang 80 - 85)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Chất lượng và hiệu quả đầu tư trồng rừng sản xuất của dự án Đức KfW6 huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

3.2.1 Kết quả thực hiện dự án

* Kết quthc hin toàn dán .

Dự án tập trung vào một số hoạt động chính như:quy hoạch sử dụngđất, điều tra lập địa, sản xuất cây con, thiết lập rừng, quản lý rừng cộng đồng, tập huấn và đào tạo cho cán bộdựán các cấp và mởtài khoản tiền gửi cho hộ gia đình.

Đến thời điểm hiện nay toàn dự án đã đạt được kết quả một số hoạt động chính như sau:

a. Công tác quy hoạch sửdụng đất .

Đến nay toàn dự án đã quy hoạch được 35.418,42 ha trên địa bàn 45 xã thuộc 12 huyện, thị, 4 tỉnh dựán, bao gồm:

- Trồng rừng: 15.332,16 ha - Khoanh nuôi tái sinh: 16.203,55 ha - Quản lý rừng cộng đồng: 3.882,71 ha

So với thiết kếdự án đãđiều chỉnh hạng mục này đạt 161% vềdiện tích.

Toàn bộ kết quả quy hoạch sử dụng đất đã được Ban quản lý (BQL) dự án Trung ương, Văn phòng tư vấn kết hợp với các Ban ngành của địa phương thẩm định kết quảvà chất lượng quy hoạch sửdụng đất đạt yêu cầu. UBND các huyện đã có quyết định phê duyệt phương án quy hoạch sửdụng đất.

b. Công tác điều tra lập địa.

Đến nay toàn dự án đãđiều tra lập địa được 29.832,25 ha trên địa bàn 45 xã thuộc 12 huyện, thị, 4 tỉnh dựán.

So với thiết kếdựánđiều chỉnh, hạng mục này đạt 140% vềdiện tích.

Kết quả điều tra lập địa đã được BQL dự án Trung ương và Văn phòng Tư vấn thẩm định, kết quả đạt yêu cầu.

c. Kết quảthiết lập rừng.

Lũy kếtừ đầu dự án đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 trên địa bàn 4 tỉnh dự án đã thiết lập được tổng sốlà 22.842,06 ha/21.400,00 ha đạt 107% so với thiết kếdự án điều chỉnh.

Bảng 3.10. Diện tích thiết lập rừng và số lượng cán bộcủa BQL dựán các cấp

Tỉnh dựán

Diện tích thiết lập rừng từ đầu

dự án đến hết năm 2011 (ha)

Cán bộdựán hiện có

Lãnhđạo

Cán bộ hiện trường

Phổcập viên

Tổng cộng

Quảng Nam 4.977,29 24 16 20 60

Quảng Ngãi 3.629,22 24 14 16 54

BìnhĐịnh 9.130,44 26 17 23 66

Phú Yên 5.105,11 17 15 20 52

Tổng cộng 22.842,06 91 62 79 232

d. Chăm sóc rừng trồng và khoanh nuôi tái sinh các năm.

Tổng diện tích chăm sóc rừng trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng các năm là 16.396,24 ha/ 16.396,24 ha, đạt 100% so với tổng diện tích.

e. Mở tài khoản tiền gửi cá nhân cho các hộnông dân tham gia dựán.

Từ đầu dự án đến ngày 31 tháng 12 năm 2012, toàn dự án đã mở được 14.421 tài khoản/14.642 tài khoản, đạt 98 % cho các hộ gia đình tham gia dựán, với sốtiền là 80.423.386.000 đồng/83.306.652.000 đồng, đạt 98 % so với thiết kếdựán điều chỉnh.

f. Tiến độcấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất cho các hộnông dân.

Lũy kế từ đầu dự án đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012, trên địa bàn 4 tỉnh dự án đã cấp được tổng sốlà 13.939/14.648 giấy chứng nhận quyền sửdụng đất (sổ đỏ) cho các hộ gia đình tham gia thiết lập rừng dựán.

g. Kết quảgiải ngân.

Lũy kế từ đầu dự án đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 dự án giải ngân đươc kết quả như sau:

- Vn vin tr: Tổng sốgiải ngân được 147.565.000.000 VNĐ (tương đương với 6.487.000 EURO), đạt 67% so với tổng kinh phí thiết kế điều chỉnh toàn dựán 213.720.012.000 VNĐ.

- Vốn trong nước: Tổng số giải ngân được 74.968.106.000 VNĐ, đạt 83%

so với tổng kinh phí thiết kế điều chỉnh toàn dự án 90.843.882.000 VNĐ.

* Kết quthc hin ti huyện Tây Sơn.

Cho đến hết năm 2012, kết quả thực hiện một số hoạt động chính tại huyện Tây Sơn đạt được như sau:

a. Công tác quy hoạch sửdụng đất và điều tra lập địa .

Tính đến 31 tháng 12 năm 2012, toàn huyện Tây Sơn đã quy hoạch và điều tra lập địa được 4 xã với kết quả như sau:

Bảng 3.11. Biểu tổng hợp kết quảQuy hoạch sửdụng đất và điều tra lập địa tại huyện Tây Sơn.

Stt Quy hoạch sửdụng

đất (ha)

Điều tra lập địa (ha)

1 Tây Phú 1.044,92 636,78

2 Bình Nghi 847,53 775,45

3 Tây Giang 1.863,52 1.485,52

4 Bình Tường 609,18 597,41

5 Tây Thuận 872,00 360,00

Tổng 5.237,15 3.855,16

b. Kết quảthiết lập rừng.

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012, toàn huyện đã thiết lập được 3.647,22 ha, trong đó xã Tây Phú đạt 606,23 ha; xã Bình Nghi đạt 772,88 ha; xã Tây Giang đạt 1.463,8 ha; xã Bình Tường đạt 461,21 ha; xã Tây Thuận đạt 343,1 ha.

c.Chăm sóc rừng trồng và KNTS các năm.

Tính đến 31 tháng 12 năm 2012, huyện Tây Sơn đã chăm sóc rừng trồng và KNTS là: 3.116,62 ha.

d. Mởtài khoản tiền gửi cá nhân cho các hộnông dân tham gia dựán.

Cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2012, toàn huyện Tây Sơn đã mở được 2.158 tài khoản, với tổng sốtiền là 11.317.989.000 đồng

e. Tiến độcấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất cho các hộnông dân.

Lũy kế đến 31 tháng 12 năm 2012, huyện Tây Sơn đã cấp được 2.158/2.158 sổ đỏ cho các hộ gia đình trồng rừng.

3.2.2. Chất lượng rừng trồng

Để đánh giá chất lượng rừng trồng, một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng rừng trồng đó là mức tăng trưởng và tỷ lệ sống của loài cây trồng.

Đề tài sẽ thực hiện đo đếm trên các ô tiêu chuẩn của hai dự án, tổng hợp và tính bình quân các chỉ tiêu để đưa ra nhưng kết luận vềchất lượng rừng trồng của hai dự

án. Loài cây trồng đưa vào nghiên cứu là cây Dầu rái, đều được trồng năm 2009, trên cùng một dạng lập địa là B và mật độ trồng là như nhau. Kết quả đo đếm tại hiện trường được tổng hợpởbảng 3.12 và hình 3.1.

Bảng 3.12. Biểu tổng hợp kết quả đo điếm tại hiện trường

Vịtrí OTC

Dự án Đức Kfw6 Dựán 661

Do (cm)

Hvn (cm)

Tỷlệcây sống

(%)

Do (cm)

Hvn (cm)

Tỷlệcây sống (%)

Chân 02 1,53 102 95 1,46 97 93

Sườn 02 1,52 98 98 1,43 89 95

Đỉnh 02 1,49 87 92 1,42 82 84

Trung

bình 1,513 95,67 95 1,437 89,33 90,67

Hình 3.1. So sánh kết quả đo đếm tại hiện trường về chất lượng rừng trồng của 2 dự án Đức KfW6 và dự án 661

Qua bảng 3.12 và hình 3.1 ta thấy rằng, tại các ô điều tra, các chỉ tiêu sinh trưởng, tỷ lệsống của các ô ở chân và sườn của hai dự án là đồng đều nhau và cao hơn ở đỉnh.

Nguyên nhân là do đặc tính của loài cây Dầu rái là trong thời gian 2-3 năm đầu đây là cây ưa bóng, nhất là thời gian dưới 2 năm tuổi thì cần độ che bóng đến 50%, mức Do trung bình của dự án KfW6 đạt 1,513 cm, của dự án 661 đạt 1,437cm thấp hơn 05%, Hvn bình quân của dự án KfW6 đạt 95,67cm, dự án 661 đạt 89,33cm thấp hơn 7%. Tỷ lệ sống trung bình của dự án KfW6 đạt 95%, dự án 661 đạt 90,67 %. Qua thực tế đo đếm cho thấy, tỷlệ cây sống nhưng bị gãy ngọn của dựán 661 là rất lớn, nguyên nhân chủyếu do tình trạng người dân vào rừng lấy củi, chăn thả gia súc, đặc biệt là việc chăn thả gia súc. Qua đây ta có thể thấy được kết quả của việc đầu tư, quy hoạch đúng hướng bước đầu đã có những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng rừng trồng của dựán.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế đầu tư và cơ chế quản lý rừng sản xuất của dự án khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh quảng nam quảng ngãi bình định và phú yên (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)