Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ chế đầu tư và cơ chế quản lý rừng sản xuất của dự án Đức KfW6 tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
3.1.1. Thực trạng cơ chế đầu tư rừng sản xuất của dự án Đức KfW6 huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
3.1.1.1. Khái quát vềtình hình tài chính của dựán:
Tổng mức đầu tư của dựán là 13,815 triệu Euro, trong đó vốn viện trợkhông hoàn lại của Đức là 9,715 triệu Euro và vốn đối ứng Việt Nam là 4,1 triệu Euro, tương đương với tỷlệ đóng góp 70/30.
Toàn bộ khoản tiền 9,715 triệu Euro của Đức chủ yếu dùng để đầu tư vào hạng mục thiết lập rừng (khoảng 60%), mua sắm trang thiết bị, dịch vụ tư vấn và giám sát đánh giá dự án. Còn 4,1 triệu Euro vốn đối ứng của BQL dự án Trung ương và 04 tỉnh dùng để cho các hoạt động chi thường xuyên của dự án, một phần nhỏ cho nâng cấp hệ thống thủy lợi và chi phí đo đạc thiết kế và giao đất tại địa phương.
Vốn đối ứng của Trung ương do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp, vốn đốiứng của tỉnh do UBND tỉnh cấp từNgân sách của các tỉnh.
Ngân sách của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức cho dự án sẽ được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn giao cho Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp trực tiếp quản lý. Số tiền này được Nhà tài trợ (KfW) chuyển dần định kỳtheo tiến độ thực hiện dự án vào tài khoản ngoại tệ EURO của dự án mở tại 1 ngân hàng thương mại.
Nhận xét: Chúng ta có thểthấy rằng, nguồn vốn của dự án đãđược quy định rất rõ ràng với tỷlệ đóng góp 70/30 (Đức 70%, Việt Nam 30%). Hạng mục chi của các nguồn đãđược xác định và phân bổngay từkhi thiết kếdựán, do vậy rất thuận tiện cho việc triển khai thực hiện dự án. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động vẫn đang tồn tại một sốvấn đềsau :
+ Tỷ lệ đóng góp tài chính từ hai Chính phủ được ký kết rất rõ ràng và cố
định trong Hiệp định Tài chính, mức đóng góp này được tính toán dựa trên các định mức chi tiêu khi thiết kếdự án (năm 2003 -2004), nhưng trong thời gian hoạt động, cùng với thời gian Nhà nước đã có những thay đổi về định mức chi tiêu cho các hoạt động thường xuyên như : Lương cơ bản đã tăng lên nhiều lần, công tác phí, xăng dầu và các chi phí thường xuyên khác cũng đã tăng lên, điều đó làm cho mức đóng góp từ phía Việt Nam thay đổi (tăng lên) so với thiết kế ban đầu, nhưng khi cấp vốn đối ứng cho các tỉnh thì Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước vẫn chỉ căn cứ vào tỷlệ đóng góp cam kết ban đầu để cấp vốn và thanh toán cho các BQL dựán tỉnh, vì vậy rất khó khăn cho các BQL dự án tỉnh trong việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện.
+ Việc vốn đối ứng của BQL dự án các tỉnh được UBND các tỉnh cấp từ Ngân sách của địa phương, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thu của Ngân sách ở tỉnh. Nhưng Dự án Đức KfW6 được triển khai hầu hết là các tỉnh còn khó khăn vềkinh tế, nguồn thu rất hạn chế, do vậy hàng năm Ban quản lý dựán các tỉnh không được cấp đủ nguồn vốn đối ứng để hoạt động, hầu như các Ban quản lý đều phải vay mượn nguồn để chi hoạt động và chờ Sở Tài chính cấp vốn đối ứng, thậm chí có những tỉnh chỉcấp được hơn 50% so với cam kết (xem bảng 3.1):
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp tình hình cấp phát vốn đốiứng của các tỉnh dự án Đức KfW6.
Đơn vịtính: triệu đồng Năm
Tỉnh Thực cấp năm 2010 Thực cấp năm 2011
Thực cấp năm 2012 Quảng Nam
3.507
(đạt 102% so với kế hoạch)
2.470(đạt 103%
so với kếhoạch)
2.087 (đạt 104% so với
kếhoạch)
Quảng Ngãi
2.180
(đạt 100% so với kế hoạch)
2.649 (đạt 100% so với kếhoạch)
2.350 (đạt 100% so với
kếhoạch) BìnhĐịnh 1.935(đạt 100% so
với kếhoạch)
3.375(đạt 100%
so với kếhoạch)
2.216( đạt 100%
so với kếhoạch) Phú Yên 1.606(đạt 146% so
với kếhoạch)
3.720(đạt 124%
so với kếhoạch)
3.446(đạt 80% so với kếhoạch) (Nguồn: Báo cáo của BQL dựán TW)
3.1.1.2. Chính sách hỗtrợcủa dự án đối với người dân tham gia dựán
* Giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tất cả người dân khi tham gia dựán sẽ được giao đất tối thiểu là 0,5 ha và tối đa là 2,00 ha cho trồng rừng mới và diện tích tương tựcho hạng mục khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tựnhiên, tổng diện tích một hộ gia đình tham gia dự án được nhận tối đa không quá 4,00 ha cho cảtrồng mới và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, hai loại diện tích đó không được tính bù trừcho nhau.
* Hỗ trợ cây giống: Khi tham gia dự án, các hộ gia đình được dự án cấp miễn phí cây giống đểthực hiện trồng rừng, cây giống cung cấp cho các hộ gia đình được chính người dân trong vùng dựán tựsản xuất dưới sự hướng dẫn về kỹthuật và giám sát của BQL dựán các cấp.
* Hỗtrợ phân bón: Tương tự như cây giống, các hộ gia đình tham gia dựán đều được cung cấp phân bón để thực hiện trồng rừng, phân bón được cung cấp bao gồm phân bón lót và phân bón thúc. Phân bón do BQL dựán tỉnh tiến hành mua và cấp phát cho các hộ gia đình theo diện tích và loại cây trồng.
Quy trình thực hiện việc hỗ trợ và giám sát phân bón được thực hiện như sau:
Theo quy chếcủa dựán, BQL dự án các tỉnh có nhiệm vụ mua và cung cấp phân bón cho BQL dựán các huyện. Ban quản lý dựán các huyện có nhiệm vụcấp phát phân bón cho các hộ nông dân. Căn cứ vào nhu cầu và kếhoạch hàng năm của BQL dự án các huyện (kèm theo bảng tổng hợp diện tích được bón phân và số lượng phân bón cá loại), sau khi có ý kiến đồng ý của BQL dự án trung ương về diện tích và số lượng phân bón, BQL dựán tỉnh ký hợp đồng mua phân bón với các đơn vịsản xuất phân bón theo đúng trình tự quy định dựán vềmua sắm hàng hóa.
+) Lấy mẫu và kiểm nghiệm phân bón
Trước khi nhà cung cấp phân bón giao phân cho đơn vị, BQL dự án tỉnh lấy mẫu tại nơi sản xuất (lô hàng sẽcung cấp cho dựán) 03 mẫu (túi), trộn đều với nhau mỗi bên giữ01mẫu, còn 01 mẫu gửi BQL dự án Trung ương đi kiểm nghiệm. Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, bên cung cấp phân bón bàn giao hàng cho BQL dự án
huyện, Ban quản lý dựán huyện tiếp tục lấy 04 mẫu khi nhận hàng (01 túi nhà cung cấp giữ, 01 túi BQL dựán tỉnh giữ, 01 túi BQL dựán huyện giữ, 01 túi gửi đi kiểm nghiệm tại BQL dự án trung ương). Trên các mẫu và biên bản lấy mẫu phải ghi đầy đủ thông tin về trọng lượng 1 túi 0,5 kg, tên mẫu (tên phân NPK hay vi sinh), ký hiệu mẫu, ngày lấy mẫu, địa điểm lấy mẫu (thôn, xã, huyện ,tỉnh) và chữký các bên:
Bên giao, BQL dư án huyện, BQL dựán tỉnh, Trưởng thôn. Mẫu sau khi lấy được gửi vềBQL dự án Trung ương để đem đi kiểm nghiệm.
Thủ tục thanh toán chỉ được tiến hành sau khi kết quảkiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn quy định của dự án. Trong trường hợp chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu, bên bán sẽbồi thường toàn bộthiệt hại của lô hàng và các chi phí phát sinh.
+) Ưu điểm: Quy trình giám sát chặt chẽ, từng công đoạn từ thủ tục cung cấp, bàn giao, kiểm nghiệm, bón phân và thanh toán phân bón của dự án được kiểm soát rất chặt chẽ. Các bước tiến hành đều được kiểm soát bởi nhiều cấp. Đặc biệt là khâu kiểm soát chất lượng phân bón được thực hiện rất nghiêm ngặt.
+) Tồn tại: Bên cạnh những ưu điểm trên thì hiện nay trong thực tếthực hiện quy trình cung cấp phân bón của dự án vẫn đang có một vấn đề tồn tại cần phải khắc phục để đảm bảo phân bón khi sử dụng phải đảm bảo chất lượng đúng quy định.
Hiện nay các BQL dựán tỉnh hợp mua phân bón theo khối lượng công việc đã lên kế hoạch (mua theo kế hoạch), nhưng trên thực tế việc thực hiện kế hoạch hàng năm thường không đạt được 100%, do vậy dẫn đến thừa phân bón và phải chuyển sang mùa trồng rừng năm sau để sử dụng. Điều nay dẫn đến chất lượng phân bón sẽkhông thể đảm bảo vì điều kiện kho bãi cất giữ của dựán không có và khó bảo quản.
* Hỗtrợtiền công lao động:
Dự án trồng rừng của KfW là dự án đầu tiên thực hiện giải pháp hỗ trợ tài chính cho các hộtham gia dự án dưới hình thức mở các tài khoản tiền gửi cá nhân dựán tại Ngân hàng Chính sách Xã hội. Đây là 1 hình thức quản lý nguồn vốn đầu tư của dự án trong đó mục đích gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ của người dân
tham gia dựán.
Tài khoản tiền gửi cho các hộ nông dân sẽ được mở tại Ngân hàng Chính sách Xã hội. Chi tiết hoạt động của các tài khoản tiền gửi được ghi rõ trong hợp đồng giữa Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp với Ngân hàng. Trong thời hạn hiệu lực của tài khoản tiền gửi, ngân hàng có thểsửdụng tiền gửi đúng theo qui định và nguyên tắc của Ngân hàng.
Mục đích của các dự án được tài trợ bởi KfW là khuyến khích người dân trồng và quản lý bền vững rừng của họ. Để hỗ trợ người dân trong việc trồng và chăm sóc rừng dự án, thì khoản tiền hỗ trợ công lao động trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và chăm sóc, bảo vệrừng cho các hộ gia đình và cộng đồng thôn tham gia dự án là 6 năm. Không giống như các dự án khác, tiền công hỗ trợ này sẽ được trảthông qua Tài Khoản Tiền gửi Cá nhân tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện và chủTài khoản tiền gửi chỉcó thể được rút được 1 phần tiền trong tài khoản cộng với tiền lãi phát sinh theo quy định của dự án. Hàng năm BQL dự án sẽ kiểm tra định kỳviệc thực hiện nghĩa vụ của người dân để làm cơ sở cho việc rút tiền. Đối với những hộ có rừng nếu nghiệm thu chưa đạt yêu cầu của dựán sẽbị đình chỉ rút tiền từTKTG cá nhân.
Nội dung cụ thểcủa việc mở và quản lý TKTG của các hộ gia đình và cộng đồng thôn tham gia dự án như sau:
+ Người dân tham gia dự án được nhận hỗtrợ về tài chính cho công lao động trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và quản lý rừng tựnhiên cộng đồng thông qua một tài khoản được mở tại Ngân hàng Chính sách Xã hội. Số tiền trong tài khoản của mỗi hộsẽphụthuộc vào diện tích, loài cây/ cơ cấu loài cây trồng trên đó.
+ Mỗi hộ được nhận hỗ trợ của dự án tối đa không quá 2,00 ha trồng rừng mới và 2,0 ha khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tựnhiên/ làm giàu rừng. Sốgiới hạn tối đa này không được bù đắp cho nhau. Mỗi người chỉ được quyền đứng tên chủ tài khoản một TKTG cá nhân. Chủ tài khoản có thể uỷquyền cho người thứ 2 để giao dịch với ngân hàng, người được uỷquyền phải là thành viên trong hộ gia đình (có tên trong sổ hộ khẩu). Tài khoản tiền gửi được mở ngay từ khi bắt đầu trồng rừng
hoặc thậm chí sau khi nghiệm thu cuốc hố. Người dân chỉ được rút tiền dần dần từ tài khoản trên theo tiến độcông việc do dự án quy định sau khi hoàn thành nghĩa vụ trồng, chăm sóc và quản lý rừng theo quy định của dự án. Trong trường hợp chủtài khoản tiền gửi không hoàn thành nghĩa vụ của mình và có thông báo bằng văn bản của Giám đốc dựán tỉnh cho Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, thì quyền rút tiền của chủ tài khoản tiền gửi cá nhân cũng như cộng đồng đó sẽtạm thời bị đình chỉ.
Sự đình chỉtạm thời này sẽhết hiệu lực khi chủtài khoản đáp ứng được các yêu cầu của dựán. Thời hạn tạm đình chỉ trước khi tài khoản này bị đóng vĩnh viễn dài nhất là 12 tháng đối với TKTG cá nhân của hộ gia đình và 06 tháng đối với TKTG của cộng đồng thôn. Nếu sau 12 tháng không có thông báo cho phép tái giao dịch của BQL dự án tỉnh đối với TKTG cá nhân của hộ gia đình và 06 tháng đối với TKTG cộng đồng thôn, thì số tiền của tài khoản này sẽ được chuyển trở về tài khoản của BQL dựán tỉnh sau 10 ngày làm việc (cả gốc và lãi). Trong trường hợp Ngân hàng không đáp ứng đủtiền vào thời hạn rút, chậm chuyển tiền từcác tài khoản bị đóng và tài khoản của BQL dựán tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽphải chịu lãi suất bằng 150 % lãi suất của kỳ hạn đó trên số tiền chậm chuyển kể từ ngày chậm chuyển đầu tiên.
Kỳhạn và lãi suất áp dụng cho các TKTG cá nhân :
Lãi suất áp dụng cho các tài khoản tiền gửi cá nhân là mức lãi có lợi nhất cho chủ tài khoản tiền gửi cá do Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh công bố và áp dụng cho các loại vốn huy động tiền gửi cá nhân trên địa bàn, từkhông kỳhạn đến kỳhạn 12 tháng. Trong toàn dự án sẽ áp dụng thống nhất phương pháp tính lãi hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng có thể coi khoản tiền này giống như khoản tiền gửi tiết kiệm khác có cùng kỳhạn.
Các quy định vềtiến độrút tiền từtài khoản tiền gửi.
Đối với tài khoản tiền gửi của các hộ gia đình được rút làm 6 lần trong vòng sáu năm kể từ ngày mở tài khoản. Mỗi lần rút cách nhau 12 tháng với tỷ lệ rút là 40;
15;15;10;10 và 10% so với gốc ban đầu.
Đối với TKTG cộng đồng thôn cũng được mở và quản lý trong vòng 6 năm
và được rút làm 24 lần với định kỳ gửi 03 tháng/lần (8 lần đầu rút 5% còn 16 lần còn lại rút 3,75%/lần).
+) Ưu điểm:
Khắc phục được những tồn tại của việc trảtiền mặt, thông thường trước đây thì cán bộdựán chuyển tiền mặt cho các hộ gia đình để thực hiện dự án. Điều này làm cho quản lý phí cao và việc kiểm soát phức tạp làm cho người dân khi được nhận tiền có ý nghĩ là phải mang ơn và hiệu quả sử dụng khoản tiền hỗ trợ không cao. Mặt khác các đơn vị thực hiệnthường ít có kinh nghiệm trong việc chi trả1 số lượng lớn tiền mặt cho người dân. Thông qua các tài khoản tiền gửi cá nhân của dự án, các vấn đề tồn tại liên quan tới việc không an toàn với số lượng lớn tiền mặt và việc gây ra phiền hà phức tạp cho người dân đãđược khắc phục.
- Người dân được trực tiếp nhận tiền hỗtrợ của dự án khi đã hoàn thành các công đoạn trong việc trồng hoặc chăm sóc bảo vệ của chính khu rừng nhà mình.
Như vậy sẽ giảm nhẹ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và người dân không phải mang ơn và bị danh nghĩa là người trồng rừng thuê cho Nhà nước.
- Số tiền hỗ trợ cho dân rất rõ ràng, công khai cho tất cả mọi người và dễ dàng quản lý, giám sát.
- Nguồn tiền gửi trong tài khoản được tăng thêm một phần qua nguồn thu lãi suất, khích lệ người dân nâng cao trách nhiệm của mình đối với việc chăm sóc và bảo vệrừng.
- Tạo cơ hội cho người dân có dịp tiếp cận với ngân hàng, làm cho họ quen dần với việc quan hệ với Ngân hàng, việc mà từ trước tới nay vẫn còn xa lạ với người dân.
- Tạo 1 nguồn vốn tín dụng lâu dài vàổn định cho Ngân hàng Chính sách Xã hội từcác tài khoản tiền gửi, hỗtrợcho việc phát triển sản xuất Nông–Lâm nghiệp trong vùng dựán.
+) Tồn tại:
Bên cạnh những ưu điểm trên thì việc trả tiền công lao động cho người dân qua tài khoản tiền gửi vẫn có một sốvấn đềcần phải khắc phục như sau:
- Việc mở tài khoản cho các hộ dân thường diễn ra trong một thời điểm nhất định nên không thể tránh được những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình tổng hợp danh sách, tính toán sốtiền cho từng hộ gia đình. Mặt khác vì diễn ra trong một thời điểm nên khối lượng công việc là rất lớn cho cả phía BQL dựán và ngân hàng nên đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải tốt và ngân hàng được lựa chọn phải có năng lực về nhân sự và cơ sởvật chất mới đáp ứng được khốilượng công việc như trên.
- Vì khối lượng công việc rất lớn nên dễ dẫn đến việc mở tài khoản cho các hộdân bịchậm so với kếhoạch.
- Các lần rút tiền của hộ gia đình phụ thuộc vào kết quả phúc kiểm nghiệm thu của các BQL dựán cấp trên nên đã bị ảnh hưởng vì công tác phúc kiểm nghiệm thu của dự án đôi khi bịchậm so với kếhoạch.
- Việc tuân thủhợp đồng giữa Ngân hành Chính sách Xã hội với BQL dựán vẫn còn nhiều vấn đề như: chưa giao nộp báo cáo đối chiếu đúng hạn, áp dụng mức lãi suất chưa đúng với cam kết, chuyển tiền từ trung ương đến các tỉnh huyện và mở tài khoản còn chậm theo quy định, kết quảcụthểtại bảng 3.2 và 3.3:
Bảng 3.2. Biểu tổng hợp kết quảchuyển tiền từ trung ương đến các huyện
VBSP Sốtiền
(VND)
Ngày CPMU chuyển tiền
Ngày VBSP huyện nhận được tiền
Thời gian chuyển tiền
(ngày) Tỉnh Quảng Nam
Huyện Hiệp Đức 974.380.000 1.263.400.000
14/04/2010 24/12/2010
27/04/2010 05/02/2011
13 ngày 43 ngày Huyện Đại Lộc 1.500.645.000
1.440.550.000
14/04/2010 30/12/2010
27/04/2010 08/02/2011
13 ngày 40 ngày Tỉnh Quảng Ngãi
Huyện Đức Phổ 1.129.640.000 10/04/2010 28/05/2010 48 ngày Huyện Tư Nghĩa 954.220.000 10/04/2010 28/05/2010 48 ngày Huyện Nghĩa Hành 1.256.250.000
1.051.180.000
29/12/2010 10/04/2010
18/03/2011 22/05/2010
79 ngày 42 ngày Tỉnh BìnhĐịnh