Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1Phương pháp điều tra thu thập số liệu 2.4.1.1 Phương pháp kếthừa tài liệu
Đểrút ngắn khối lượng và thời gian nghiên cứu, một sốtài liệu đềtài kếthừa có chọn lọc bao gồm:
- Những thông tin, văn kiện về dự án, các văn bản của nhà nước như các văn bản pháp luật, các nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngang bộ, Quyết định thực hiện Dựán, quy chếtổchức thực hiện dựán...
- Các báo cáo tổng kết thường kỳcủa dựán .
-Điều kiện kinh tế, xã hội, tài nguyên rừng vùng dựán.
- Các qui trình, qui phạm, các kết quảnghiên cứu, các bảng biểu có liên quan.
- Các phần mềm xửlý sốliệu.
2.4.1.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sựtham gia (PRA)
Điều tra thông qua phỏng vấn hộ gia đìnhđược đềtài tiến hành như sau:
-Điều tra vềkinh tế:
+ Chọn 02 xã điển hình tham gia Dựán, mỗi xã chọn 2 đến 3 thôn sau đó tiến hành phỏng vấn 30 hộ gia đình điển hình đã tham gia dự án với mức độ giàu nghèo khác nhau.
+ Các thông tin phỏng vấn được ghi chép trong phiếu điều tra hộ gia đình.
-Điều tra vềxã hội:
Tiến hành đồng thời với điều tra kinh tế, sử dụng công cụ là bộ câu hỏi ghi trong phiếu điều tra phỏng vấn tại 30 hộ gia đình trên.
-Điều tra về môi trường:
Thực hiện như điều tra về mặt xã hội. Trong đó, các số liệu, thông tin thu thập theo phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia đều được kiểm tra tính thực tiễn thông qua quan sát trực tiếp.
Ngoài ra, khi điều tra có những vấn đềphát sinh, những thông tin mới ngoài bộcâu hỏi cũng được ghi chép lại làm tài liệu tham khảo.
2.4.1.3 Phương pháp thu thập sốliệu trên các ô mẩu
Đềtài tiến hành khảo sát điều tra hiện trạng rừng dựán trên các ô tiêu chuẩn (ÔTC) điển hình tại một sốvị trí điển hình.
- Lập các ÔTC có diện tích 100 m2 (10 m x10 m). Tổng sốÔTC là 06 ô (03 ôtc rừng trồng dựán KfW6, 03 ÔTC rừng trồng dựán 661), lập ô thứtự ởcác vị trí chân, sườn và đỉnh.
- Dùng thước kẹp kính để xác định Dgốc, dùng thước đo cao để đo Hvn.
- Đo đếm toàn bộsốcây vềcác chỉtiêu: Do, Hvn,xác định mật độsống chết và nguyên nhân.
- Tính chỉ tiêu trung bình của Do, Hvn, mật độ sống, chết... bằng cách tính bình quân gia quyền của 03 ô tiêu chuẩnở3 vị trí chân, sườn, đỉnh.
- Độche phủcủa rừng được xác định bằng tỷlệ% diện tích đất có rừng/diện tích đất tự nhiên.
- Dùng địa bàn xác định độdốc, hướng dốc, lập ÔTC.
Kết quả điều tra được ghi vào mẩu bảng 2.3 sau:
Bảng 2.2. Phiếu điều tra trên ÔTC rừng trồng Số ÔTC:….... Hướng dốc:……... Độche phủ:……. Vị trí:………
Độdốc: ……..Ngày điều tra:……Người điều tra:……
TT Loài cây Năm trồng Dgốc (cm) Hvn(m) Cây sống/ chết Ghi chú 1
2 3
2.4.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả trồng rừng sản xuất 2.4.2.1. Phương pháp đánh giá tác độngkinh tế
Phỏng vấn 30 hộ gia đình đã tham gia mỗi dự án với mức độ giàu nghèo khác nhau, tính toán, phân tích, tổng hợp các chỉtiêu cụthểsau:
+ Sự thay đổi cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình: Làm rõ phần thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp và từdựán.
+ Sự thay đổi chi phí của hộ gia đình, trong đó đi sâu phân tích cơ cấu chi phí cho lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi, cây ăn quả,.. trước và sau Dựán.
+ Sự thay đổi về cơ cấu sửdụng đất sản xuất của các hộ gia đình tham gia Dự án.
2.4.2.2. Phương pháp đánh giá tác động xã hội
Tác động xã hội được đánh giá chủyếu dựa vào phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân kết hợp với việc kế thừa, tổng hợp từ một số báo cáo kết quảDựán, thông qua các tiêu chí sau:
- Mức độtham gia của người dân với các hoạt động dựán.
- Nâng cao hiểu biết về khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, số lượng các lớp tập
huấn và các chuyến tham quan do dựán tổchức.
- Tác động của dự án đến việc thu hút lao động và cơ cấu sử dụng thời gian của các hộtham gia dựán.
- Tác động của dự án đến việc nâng cao ý thức và vai trò của người dân trong việc chăm sóc, quản lý và bảo vệtài nguyên rừng.
- Tác động của dựán vào việc góp phần đảm bảo sựbìnhđẳng giới, nâng cao vai trò của phụnữtrong các hoạt động sản xuất và đời sống.
- Mức độtiếp cận với hệthống ngân hàng (trước và sau khi tham gia dựán) 2.4.2.3. Phương pháp đánh giá tác động môi trường
Tác động về môi trường được đánh giá bằng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA) với các tiêu chí sau:
- Ổn định sinh thái (độ che phủ, đa dạng sinh học) - Điều hoà nguồn nước ( tần suất lũ, cường dộ lũ lụt);
- Kiểm soát xói mòn (Sự bồi lấp đất đá trên diện tích đất canh tác sau những trận mưa lớn, và xu hướng cường độ bồi lấp đất đá).
2.4.2.4. Phương pháp phân tích định tính, định lượng
Phân tích định tính là phương pháp nội nghiệp rất quan trọng. Các số liệu đo điếm, các phiếu phỏng vấn cấu trúc - bán cấu trúc, kết quả thảo luận nhóm sẽ được tổng hợp theo các bảng biểu, đồ thị, theo các tần suất, đồng thời so sánh để đưa ra các phát hiện, khuyến nghị.
Phân tích định lượng, xử lý số liệu dự kiến sẽ dùng chương trình Microsoft Excel để tổng hợp, tính toán.
Chương 3