Để phân tích chuỗi giá trị đòi hỏi phải có phương pháp tổng hợp.
Phương pháp đó đòi hỏi sự phối hợp của nhiều công cụ phân tích khác nhau, cụ thể:
Bảng 1.1. Công cụ, mục đích phân tích của chuỗi giá trị
TT Công cụ Mục đích
1 Lập sơ đồ chuỗi Mô tả các tác nhân và phạm vi hoạt động 2 Phân tích quản trị trong
chuỗi
Xác định các cơ chế chi phối, các hình thức tổ chức và kiểm soát trong chuỗi.
3 Phân tích các mối liên kết Xác định và mô tả các mối liên kết để đánh giá khả năng tham gia của các tác nhân.
4 Phân tích chi phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận
Xác định các chi phí đầu vào, phân bổ và thay đổi chi phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận giữa các tác nhân
5 Phân tích phân phối lợi nhuận
Đánh giá vấn đề chia sẻ lợi ích, rủi ro giữa các tác nhân để đề xuất tác động phân phối công bằng hơn.
(Nguồn:M4P, Making value chains work better for the Poor, 2008) [4]
Tùy vào các yêu cầu và mục đích phân tích ở các chuỗi hàng khác nhau mà một nghiên cứu có thể sử dụng một số công cụ trên. Trong đề tài này tôi chỉ sử dụng những công cụ sau để phân tích chuỗi giá trị Cam Cao Phong:
+ Sự hoạt động của các tác nhân: Lập sơ đồ chuỗi giá trị và phân tích
các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cam Cao Phong
+ Phân tích quản trị: hệ thống kênh tiêu thụ trong chuỗi + Phân tích các mối liên kết: mối liên kết dọc, liên kết ngang + Phân tích chi phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận
+ Phân tích phân phối lợi nhuận
Nội dung nghiên cứu chuỗi giá trị cam Cao Phong đƣợc thể hiện nhƣ sau:
1.1.4.1. Sự hoạt động trong chuỗi giá trị [4]
Để hiểu đƣợc chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, cần thiết sử dụng các mô hình, bảng, biểu đồ, số liệu và các hình thức khác để mô tả các tác nhân, đặc điểm và kết quả hoạt động của từng tác nhân. Việc sử dụng các sơ đồ vẽ các chuỗi giá trị sẽ giúp chúng ta dễ nhận thấy và dễ hiểu hơn trong quá trình nghiên cứu.
Theo tài liệu tập huấn của dự án IMPP và PARA, sơ đồ chuỗi thể hiện các hoạt động sản xuất/kinh doanh (khâu), các tác nhân chính trong chuỗi và những mối liên kết của họ. Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là vẽ một sơ đồ về hiện trạng của hệ thống chuỗi giá trị.
Bảng 1.2. Các tác nhân trong chuỗi giá trị cây cam
Các tác nhân Vấn đề mô tả
Người tiêu dùng
Ngược lại toàn bộ chuỗi từ người bán lẻ đến trung gian và người trồng Cam
Người bán lẻ Đi theo các loại khách hàng và ngược lại từ người cung ứng Thương lái Ngược lại tới người sản xuất, người bán lẻ và hướng lên
tới hệ thống cửa hàng Người trồng
Cam Từ vùng trồng của địa phương và thương lái
(Nguồn: Tài liệu tập huấn dự án IMPP, năm 2011) [9]
Cũng giống nhƣ ngành hàng, trong quá trình vận hành của một chuỗi giá trị đã tạo ra sự dịch chuyển các luồng vật chất. Sự dịch chuyển đƣợc xem xét theo 3 dạng sau:
- Sự dịch chuyển về mặt thời gian: Sản phẩm đƣợc tạo ra ở thời gian này lại đƣợc tiêu thụ ở thời gian khác. Sự dịch chuyển này giúp ta điều chỉnh mức cung ứng thực phẩm theo mùa vụ. Để thực hiện tốt sự dịch chuyển này cần phải làm tốt công tác bảo quản và dự trữ thực phẩm.
- Sự dịch chuyển về mặt không gian: Trong thực tế, sản phẩm đƣợc tạo ra ở nơi này nhƣng lại đƣợc dùng ở nơi khác. Ở đây đòi hỏi phải nhận biết đƣợc các kênh phân phối của sản phẩm. Sự dịch chuyển này giúp ta thoả mãn tiêu dùng thực phẩm cho mọi vùng, mọi tầng lớp của nhân dân trong nước và đó là cơ sở không thể thiếu đƣợc để sản phẩm trở thành hàng hoá. Điều kiện cần thiết của chuyển dịch về mặt không gian là sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến và chính sách mở rộng giao lưu kinh tế của nhà nước.
- Sự dịch chuyển về mặt tính chất (hình thái) của sản phẩm: Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng qua mỗi lần tác động của công nghệ chế biến. Chuyển dịch về mặt tính chất làm cho chủng loại sản phẩm ngày càng phong phú và nó được phát triển theo sở thích của người tiêu dùng và trình độ chế biến. Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng càng nhiều thì càng có nhiều sản phẩm mới đƣợc tạo ra.
Tóm lại, căn cứ vào sự dịch chuyển vật chất ta sẽ xác định đƣợc hệ thống kênh phân phối tiêu thụ trong chuỗi giá trị cam Cao Phong, mức độ luân chuyển, phân loại sản phẩm.
1.1.4.2. Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị cam Cao Phong [7]
Cam Cao Phong đã là một thương hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công Nghệ chứng nhận chỉ dẫn địa lý nên các mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi khá phúc tạp. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả tiếp cận chuỗi giá trị sản phẩm theo lý thuyết Filiere và phương pháp của Porter.
Trong điều kiện các tác nhân tham gia thị trường cam Cao Phong hiện chỉ ở thị trường nội địa và chưa được phân phối và phát triển đạt được các yêu cầu của
toàn cầu hóa. Do đó, mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị cam Cao Phong có đặc thù trong phân khúc thị trường, cho nên chúng tôi chỉ lựa chọn nghiên cứu mối liên kết giữa các tác nhân theo hai chiều: mối liên kết dọc và mối liên kết ngang.
* Mối liên kết theo chiều dọc[7]
Mối liên kết theo chiều dọc là liên kết giữa các tác nhân trong các khâu khác nhau của chuỗi nhằm giảm các chi phí, tạo sự đồng thuận, đáp ứng nhu cầu thị trường trong chuỗi. Thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm nhằm tập hợp các tác nhân trong cùng một chuỗi. Đồng thời, tạo liên kết qua hợp đồng kinh tế từ doanh nghiệp tới người dân, đảm bảo việc cung cấp đầu vào và đầu ra rõ nguồn gốc, nâng cao chất lƣợng sản phẩm.Trong chuỗi giá trị cam Cao Phong mối liên kết dọc bao gồm: người trồng cam - thương lái - người bán lẻ.
* Mối liên kết theo chiều ngang[7]
Mối liên kết theo chiều ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu để giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm, tăng số lƣợng sản phẩm.
Mối liên kết này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp các lợi ích, các dịch vụ và chuyển giao thông tin giữa các tác nhân. Khi các tác nhân liên kết hình thành các tổ hợp tác, nhóm sở thích, câu lạc bộ, hợp tác xã,.... tạo lợi ích và hỗ trợ trong việc bao tiêu sản phẩm sẽ tạo đà nâng cao hiệu quả phát triển chuỗi giá trị cam Cao Phong.
1.1.4.3 Phân tích chi phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận [7]
Chi phí trong chuỗi giá trị cam Cao Phong đƣợc xác định bao gồm: Các khoản chi phí vật chất đầu tƣ trực tiếp tùy thuộc từng tác nhân (giống, phân bón, thuốc BVTV, vận chuyển, máy móc thiết bị...) và các khoản chi phí dịch vụ, đây chính là mức vốn đầu tƣ cần thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Doanh thu của tác nhân đứng trước chính là giá vốn của tác nhân đứng liền sau. Để làm rõ cách xác định chi phí, lợi nhuận của từng tác nhân trong
chuỗi giá trị cam Cao Phong chúng tôi sẽ phân tích chi tiết hơn trong phần hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài.
1.1.4.4 Phân tích phân phối lợi nhuận
Trong sản xuất hàng hóa, lợi nhuận có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là mục tiêu chính của tất cả các tác nhân. Trong một chuỗi giá trị có sự tham gia của nhiều tác nhân thì sự phân phối lợi nhuận thường xảy ra tình trạng bất công bằng. Đặc biệt đối với chuỗi giá trị nông sản, tác nhân sản xuất thường chịu nhiều rủi ro hơn nhƣng nhận đƣợc tỷ lệ lợi nhuận thấp nhất và lợi nhuận thu đƣợc ở khâu tiêu thụ là cao nhất. Đây chính là nguyên nhân mà rất ít nhà đầu tư bỏ vốn vào sản xuất mà chỉ tập trung cho thu mua và thương mại.
Vì vậy phân tích phân phối lợi nhuận để thấy đƣợc hiện trạng và tính bất công bằng trong phân phối lợi nhuận để từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng đó. Đây là yếu tố quyết định giúp cho chuỗi giá trị tồn tại và phát triển bền vững.