Xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị cam cao phong tỉnh hòa bình (Trang 60 - 63)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng phát triển cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

3.1.5. Xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường

Đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh và các sở ngành của tỉnh, huyện Cao Phong đã triển khai xây dựng Chỉ dẫn địa lý Cam Cao Phong, đến tháng 11/2014 đã hoàn thành việc xây dựng và tổ chức lễ công bố Quyết định Chỉ dẫn địa lý Cam Cao Phong để người tiêu dùng và người dân được biết; Việc sản xuất cam, quýt trên địa bàn đã có định hướng cho người nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap ( Năm 2014 đó có 46,97 ha đƣợc cấp giấy chứng nhận VietGap, năm 2015 triển khai thực hiện trên 59,97 ha).

Cam Cao Phong có được thương hiệu như ngày nay, bà con cần phát huy để giữ sao cho thương hiệu bền vững, tiếp tục tuyên truyền bảo vệ thương hiệu cam Cao Phong, hỗ trợ người dân tập huấn làm VietGap, xây dựng mô hình, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, các quy trình sản xuất an toàn cho cam hướng tới xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Bên cạnh đó, huyện phối hợp với công an, Đội quản lý thị trường, quyết ngăn chặn các loại cam từ nơi khác vào địa bàn, trà trộn với cam Cao Phong tiêu thụ... Hiện đang có hai công ty đƣợc cấp giấy phép đầu tƣ để xây dựng nhà máy phân loại cam và liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Để bảo vệ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam quả, huyện Cao Phong đã thành lập Ban chỉ đạo quản lý thương hiệu, nhằm quản lý chặt từ giống, quy trình kỹ thuật, chất lƣợng VietGap, an toàn vệ sinh thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật... cho việc sản xuất cam.

Thành lập Ban Kiểm soát chỉ dẫn địa lý Cao Phong nhằm giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân có các hoạt động sử dụng Chỉ dẫn địa lý Cao Phong, nhằm mục đích bảo vệ giá trị của sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý; chất lƣợng, nguồn gốc của sản phẩm, sử dụng tem nhãn mác hàng hóa, bao bì sản phẩm.

+ Các hộ trồng cam (chủ thể chính tạo nên thương hiệu vùng cam Cao Phong, cũng là người được hưởng lợi từ Chỉ dẫn địa lý Cao Phong) việc nâng cao tự quản về uy tín, chất lƣợng cho sản phẩm của mình gắn quyền lợi và trách nhiệm bảo vệ danh tiếng của sản phẩm.

+ Chủ động quản lý, phát triển Chỉ dẫn địa lý Cao Phong thông qua việc nâng cao chất lƣợng đầu vào (giống tốt, phân bón tốt) nâng cao kỹ thuật canh tác sản phẩm theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tự kiểm soát chất lượng tại chỗ để cam Cao Phong vươn xa hơn nữa.

3.1.6. Những Thuận lợi và hó hăn trong việc phát triển cây ăn quả có múi tại huyện Cao Phong

* Thuận lợi.

- Thời tiết, khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu miền núi của miền Bắc Việt Nam tuy nhiên do tiểu khí hậu của vùng nên nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh là 30 C thuận lợi cho cây cam, quýt phát triển.

- Đất đai: Cao Phong có nhiều loại đất khác nhau, đất có độ phì nhiêu cao và tầng canh tác dày có thể bố trí nhiều loại cây trồng, nhất là cây ăn quả có múi.

- Khoa học kỹ thuật: Có kinh nghiệm thâm canh cam từ nhiều năm nhất là có Công ty TNHH 1 thành viên Cao Phong là trung tâm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Định hướng phát triển: Có sự định hướng phát triển của huyện, sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh và các Sở ban ngành của tỉnh đối với việc phát triển cây cam, quýt tại địa phương.

* Khó khăn:

- Nguồn vốn đầu tƣ: Mặc dù cây có múi mang lại giá trị kinh tế rất cao cho người lao động, nhưng cây có múi là cây trồng lâu năm, qua 3 năm kiến thiết cơ bản cây mới cho sản phẩm lứa đầu tiên. Mặt khác, trồng cây có múi lại đòi hỏi nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn nên người trồng cây có múi gặp rất nhiều khó khăn về vốn trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

- Kỹ thuật canh tác và áp dụng khoa học công nghệ: Cây có múi là cây trồng dễ bị nhiễm nhiều sâu, bệnh do vậy đòi hỏi người trồng cây phải có vốn kiến thức nhất định và kỹ thuật chăm sóc thì mới đạt hiệu quả. UBND huyện đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, dạy nghề cho người lao động nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Mặt khác, những tiến bộ khoa học công nghệ vẫn chưa tiếp cận được với người dân do mặt bằng dân trí của người lao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị cam cao phong tỉnh hòa bình (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)