Đặc điểm kinh tế - xã hội [12]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị cam cao phong tỉnh hòa bình (Trang 37 - 44)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội [12]

2.1.2.1. Dân cư và lao động a) Dân cƣ

Là một trong bốn vùng đất Mường nổi tiếng của tỉnh Mường Hòa Bình, trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, huyện Cao Phong ngày nay có ba dân tộc chủ yếu sinh sống là: dân tộc Mường (chiếm 72,38%), dân tộc Kinh (chiếm 26%) và dân tộc Dao (chiếm 2,77%)

Dân số huyện tính đến hết năm 2014 là 45.120 người (chiếm 5,2% dân số toàn tỉnh), đứng thứ 10/11 trong các huyện, thành phố thuộc tỉnh. Mật độ dân số huyện tương đối thấp, khoảng 166 người/km2 (đứng thứ 7/11 so với các huyện trong tỉnh), thấp hơn mật độ chung toàn tỉnh (173 người/km2). Dân cƣ phân bố không đều, tập trung nhiều nhất ở thị trấn Cao Phong (409 người/km2), các xã còn lại mật độ trung bình khoảng 148 người/km2). Việc phân bố cư dân không đều ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nông nghiệp, đặc biệt là cho việc đầu tƣ sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng, quy mô và diện tích canh tác bị phân tán

b) Lao động

Lực lƣợng lao động ở huyện Cao Phong khá dồi dào, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Nếu nhƣ năm 2002 số lao động trong độ tuổi tham gia lao động là 19.739 người thì đến năm 2012 con số này là 25.231 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm đa số với 91,8%; lao động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng khoảng 2,2% và lao động dịch vụ chiếm 5,9%.

Cùng với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở Cao Phong thời gian qua có sự chuyển dịch, tỷ trọng lao động nông – lâm – thủy sản giảm từ 93,13% năm 2002 xuống còn 91,8% năm 2012. Qua những con số trên, ta thấy sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở Cao Phong diễn ra tuy còn chậm nhưng theo hướng tích cực, cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới.

2.1.2.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp [12]

Đối với huyện Cao Phong, tạo ra đƣợc một cơ sở hạ tầng và tổ chức tốt hệ thống dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp nông thôn là vấn đề có ý nghĩa hàng đầu đối với việc chuyển đổi và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Các vấn đề cụ thể nhƣ sau:

a) Điện

Đến năm 2015 đã có 13/13 xã, thị trấn và 97% số hộ dân đƣợc dùng điện từ nguồn điện lưới quốc gia.

Nguồn điện cấp cho huyện qua trạm biến áp trung gian Cao Phong 35/10 KV – 1000 KVA, trạm này cấp cho 3 trạm 10/0,4 KV với tổng công suất 480 KVA. Trên địa bàn huyện có tất cả 20 trạm biến áp 35/0,4 KV với tổng công suất 2600 KVA.

Đây là yếu tố tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp nói chung và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng, đảm bảo cho việc phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thủy lợi hóa, ứng dụng khoa học – kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất.

b) Hệ thống giao thông

Huyện Cao Phong có hai hệ thống giao thông chủ yếu là đường bộ và đường thủy.

* Đường bộ:

Tổng chiều dài đường trên địa bàn huyện Cao Phong là 227,5 km; trong đó có hai trục đường đối ngoại chính là Quốc lộ 6 và đường 12B. Quốc lộ 6 từ Hà Nội lên thành phố Hòa Bình đi Sơn La – Lai Châu và chạy qua giữa huyện

với độ dài 14 km. Đường 12B bắt đầu từ Quốc lộ 6 đi Kim Bôi và nối ra Quốc lộ 21. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có Tỉnh lộ 435 dài 35 km nối các xã Thung Nai, Bình Thanh với Thành phố Hòa Bình.

Tổng chiều dài các tuyến đường huyện là 51 km bao gồm: đường trục huyện từ thị trấn Cao Phong đi Đông Phong – Xuân Phong dài 8 km; các tuyến đường liên xã đường Cao Phong – Tân Phong – Dũng Phong – Nam Phong – Tây Phong dài 14 km, đường Bắc Phong – Thung Nai dài 11 km, đường Tây Phong – Dũng Phong – Yên Lập – Yên Thượng dài 15 km (rải nhựa 4 km).

Mạng lưới giao thông nông thôn được phát triển rộng khắp trong toàn huyện. Cho đến nay đã kiên cố hóa được 80 km đường giao thông nông thôn, rải nhựa được 33 km (47 km bê tông xi măng) đường giao thông liên xã.

* Đường thủy:

Huyện có hai xã Bình Thanh và Thung Nai nằm trong khu vực lòng hồ sông Đà nên thuận lợi giao lưu bằng đường sông. Chiều dài tuyến sông tiếp giáp với địa bàn huyện là 10 km. Có hai bến thuyền tại xã Thung Nai (công suất 90.000 lượt người/năm) và Bình Thanh (công suất 75.000 lượt người/năm) và một bến vận tải hàng hóa.

c) Thủy lợi

Cao Phong rất chú ý đến thủy lợi với hệ thống thủy lợi tự chảy và bằng điện để giải quyết tưới tiêu cho cây trồng. Nhờ đó đã đưa năng suất lúa lên cao và giải quyết đƣợc một số vấn đề về thay đổi cơ cấu mùa vụ và đƣa giống mới vào sản xuất nông nghiệp.

Các công trình thủy lợi thường xuyên được kiểm tra, duy tu sửa chữa, đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Hàng năm, huyện tổ chức các phong trào toàn dân làm thủy lợi như phát dọn kênh mương, đào đắp nạo vét đất đá các loại, huy động mỗi năm hàng chục nghìn ngày công.

Đến năm 2015, toàn huyện có 75% hệ thống kênh mương được kiên cố hóa, đảm bảo 80% nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất. Các công trình thủy lợi được xây mới: Hồ Tuống (xã Bắc Phong), mương Bai Vòng, Bai Ràng (xã Yên Thượng), hồ Suối Lầy, mương Nà Chanh (xã Bắc Phong); các công trình thủy lợi đƣợc sửa chữa: hồ Đác Tra, hồ Nam Cừu (thị trấn Cao Phong), hồ Trung Thủy Nông (xã Thu Phong), kênh Bai Bót (xã Xuân Phong)

d) Cơ giới hóa

Trước đây, nông nghiệp Cao Phong chủ yếu sản xuất thủ công, dựa vào sức người lao động. Trong những năm trở lại đây, việc trang bị, sử dụng máy móc trong sản xuất đã trở nên phổ biến. Các loại phương tiện được người sản xuất đầu tư mua sắm nhiều như: máy bơm nước, máy nghiền thức ăn chăn nuôi, máy xay sát gạo, phương tiện vận tải, máy tuốt lúa

Trong ngành trồng trọt, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất tăng lên rõ rệt.

Cơ giới hóa chủ yếu là trong khâu tưới, tiêu nước, vận chuyển trong nông thôn tăng mạnh. Tuy nhiên, ở một số khâu nhƣ cắt gặt, gieo cấy, làm khô, bảo quản nông sản , tỷ lệ cơ giới hóa còn rất thấp. Do vậy, sản xuất còn mang nặng tính thủ công, năng suất, chất lƣợng, hiệu quả kinh tế chƣa cao.

e) Khoa học và công nghệ

Cao Phong chú trọng triển khai có hiệu quả các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các đề tài dự án, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đối với các loại cây ngắn ngày nhƣ ngô, lúa, nhiều mô hình thâm canh tăng vụ đƣợc đẩy mạnh và nâng cao, nhiều ứng dụng khoa học công nghệ đƣợc đƣa vào sản xuất. Mô hình trồng đậu thử nghiệm trên đất hai vụ lúa, trồng lạc bằng phương pháp che phủ nilon, trồng rau an toàn mang lại hiệu quả cao. Đây là điểm sáng cho bà con nông dân trong và ngoài vùng tham quan học tập và làm theo.

Đối với cây ăn quả và cây công nghiệp - những cây thế mạnh của huyện nên nhiều ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đƣợc áp dụng để nâng cao năng suất.

Cây cam xã Đoài có nhiều dòng, tuy năng suất cao nhƣng chất lƣợng không cao và không đồng đều. Vì vậy, trong những năm qua, công tác nghiên cứu, phục tráng giống cam xã Đoài đƣợc tiến hành, xây dựng quy trình thâm canh, chăm sóc và có những giải pháp nhằm mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và chất lƣợng cây cam. Cùng với đó, huyện còn tiến hành hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống cam Valencia 2 (V2) và mở rộng sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau. Từ năm 2006 đến năm 2008, Công ty Rau quả nông sản phối hợp với Viện Di truyền nông nghiệp chọn lọc đƣợc giống cam V2 đƣợc công nhận là giống cam quốc gia, hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc cam V2. Ngoài ra, công tác xây dựng bảo quản cam bằng màng bán thấm BQ-25 sau thu hoạch đƣợc thực hiện. Đồng thời mô hình giâm, chiết, trồng cây mắc cộc, na, bưởi Diễn được nhân rộng, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Trong chăn nuôi, Cao Phong đã tiến hành ứng dụng khoa học kỹ thuật để cải tạo giống bò, xây dựng mô hình trồng cỏ nuôi bò, sử dụng giống bò lai Sin để cải tạo giống bò địa phương; phát triển công nghệ nuôi lợn, nhất là lợn nái sinh sản, công nghệ gia cầm, mô hình nuôi gà an toàn sinh học

f) Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp

Hệ thống dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp nhằm hỗ trợ đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm hệ thống chợ, hệ thống cửa hàng, hệ thống tổ chức dịch vụ kỹ thuật ở nông thôn, trong đó có tổ chức khuyến nông và công tác khuyến nông đóng vai trò chủ đạo rất quan trọng.

Đến nay, hoạt động kinh doanh thương mại ở Cao Phong có bước phát triển và mở rộng ở cả khu vực thị trấn và nông thôn. Sức mua ngày càng tăng,

nhất là đối với nhóm hàng nông sản, thực phẩm. Toàn huyện có 04 chợ nông thôn và 01 chợ nông sản Bƣng trên địa bàn thị trấn Cao Phong với tổng diện tích chợ là 2,88 ha. Tuy nhiên, hầu hết các chợ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu giao thương hiện nay và phát triển kinh tế, giao lưu trong những năm tới. Đây chính là hạn chế lớn cho mạng lưới thương mại và dịch vụ của huyện.

Để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, quyết định số 3495/QĐ–UBND ngày 26 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt phương án chuyển nông trường Cao Phong thành Công ty Rau quả Nông sản Cao Phong, là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, chuyên sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Với ƣu thế nằm ở trung tâm vùng Cao Phong, cùng với đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân dày dạn kinh nghiệm về trồng và thâm canh cây ăn quả có múi và cây mía tím, Công ty Rau quả Nông sản Cao Phong thực hiện tốt nhiệm vụ và khẳng định đƣợc vị trí là trung tâm ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật cho người lao động, nông dân trong vùng.

Với định hướng mở rộng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, trong mấy năm gần đây, Công ty đã đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng nhanh diện tích cây có múi trên quỹ đất Công ty quản lý. Đồng thời kết hợp chặt chẽ với Trung tâm khuyến nông huyện Cao Phong, tổ chức tập huấn kỹ thuật về trồng, chăm sóc, thâm canh cây có múi cho nông dân. Công ty thực hiện khâu trung gian dịch vụ về kỹ thuật và dịch vụ đầu ra cho sản phẩm của công nhân lao động và nông dân trong vùng. Hiện nay, Công ty Rau quả Nông sản Cao Phong đang xúc tiến mạnh mẽ việc triển khai đƣa ra các tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đồng đều, mẫu mã đẹp, giữ vững thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Cao Phong trên thị trường.

2.1.3. Những thuận lợi và hó hăn trong phát triển nông nghiệp của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình [12]

2.1.3.1. Thuận lợi

- Tầng đất canh tác trên địa bàn huyện dày, hàm lƣợng dinh dƣỡng cao, màu mỡ là điều kiện cho cây phát triển tốt

- Hệ thống sông suối phân bố khá đều, địa hình các lưu vực sông suối thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa, đập dâng để mở rộng diện tích cây trồng được tưới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như khai thác đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp

- Nhiệt độ của huyện Cao Phong thấp hơn nơi khác từ 3-4oC, địa bàn huyện ở độ cao trên 250m so với mực nước biển, xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi đã tạo nên một tiểu khí hậu riêng rất phù hợp với sự phát triển nông nghiệp

- Nông trường Cao Phong có bề dày lịch sử về sản xuất, là trung tâm và nòng cốt chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân

- Người nông dân Cao Phong cần cù, không ngại khó khăn, tích cực đầu tƣ thâm canh cao và mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Dân cƣ đông, có lối sống đô thị và tiện nghi sinh hoạt cao, giải quyết nhu cầu thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp - Sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện, sự xác định mục tiêu, phương hướng phát triển nông nghiệp của địa phương. Do vậy, trong nhiều năm, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đã tập trung xây dựng, tuyên truyền các mô hình, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ quảng bá sản phẩm nông nghiệp

2.1.3.2. Khó khăn

- Địa hình đồi núi nhiều, núi cao, dốc, chiều dài sườn dốc ngắn nên dễ gây lũ quét vào mùa mưa, làm rửa trôi đất canh tác và ảnh hưởng đến việc khai thác đất vào sản xuất nông – lâm nghiệp

- Quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp còn nhiều nhƣng phần lớn là đất cùng đồi núi có độ dốc cao, tầng đất canh tác mỏng (50 – 100cm), đá lẫn nhiều, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước, giữ phân trung bình, độ phì nhiêu thấp đến trung bình, muốn cây trồng có sản lƣợng và năng suất cao đòi hỏi chi phí đầu tƣ lớn

- Khí hậu khô nóng kéo dài, lượng mưa thấp, lượng nước bốc hơi cao nên cây trồng thường bị hạn hán, ảnh hưởng lớn đến việc thâm canh tăng vụ cây trồng

- Nguồn nước ngầm ít và khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt còn hạn chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị cam cao phong tỉnh hòa bình (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)