Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị Cam Cao Phong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị cam cao phong tỉnh hòa bình (Trang 66 - 75)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Phân tích hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị Cam Cao Phong55 1. Kết quả đánh giá chuỗi giá trị cam Cao Phong năm 2015

3.2.2. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị Cam Cao Phong

a. Thông tin về người trồng cam

Trong hộ nông dân, chủ hộ là người có vai trò rất quan trọng, quyết định lớn nhất đến các phương thức sản xuất của hộ, phương hướng phát triển sản xuất của hộ trong tương lai. Việc lựa chọn phương thức trồng cam, hình thức liên kết phù hợp để nâng cao hiệu quả thì phần lớn các quyết định là do chủ hộ.

Qua điều tra, chúng tôi thấy rằng hầu hết các chủ hộ trồng cam đang ở độ tuổi trung niên, trình độ học vấn 63% có trình độ cấp 3, họ có từ 6-9 năm kinh nghiệm là chủ yếu và chúng tôi cũng gặp 05 chủ hộ (8,3%) có trình độ, bằng cấp chuyên ngành về nông nghiệp đặc biệt là cây ăn quả, hầu hết họ đã từng đi làm ăn xa, sau khi đƣợc biết về ƣu điểm của cây cam và doanh thu, lợi nhuận cây cam mang lại họ đã đầu tư và về tham gia phát triển kinh tế tại địa phương.

Bảng 3.4: Thông tin chung của hộ điều tra trồng cam

TT Diễn giải ĐVT

Các xã điều tra Bình quân chung Thị

trấn

Bắc Phong

Thu Phong

1 Tổng số hộ điều tra hộ 20 20 20

2 Tuổi chủ hộ tuổi 43,00 41,16 37,00 41,22

3 Giới tính chủ hộ là nữ % 25 15 30 23,33

4 Số năm kinh nghiệm của chủ hộ năm

- Dưới 5 năm % 20 24 22 22

- Từ 6 - 9 năm % 78 71 73 74

- Trên 10 năm % 2 5 5 4

5 Trình độ văn hóa chủ hộ

- Cấp I % 0 0 0 0

- Cấp II % 65 35 45 48,33

- Cấp III % 35 65 55 51,67

6 Trình độ chuyên môn chủ hộ

- Đại học % 0 0 5 5

- Cao đẳng % 5 0 5 10

- Trung cấp kỹ thuật % 5 5 5 15

- Sơ cấp kỹ thuật % 0 5 10 15

7 Nghề nghiệp chính của chủ hộ

- Thuần nông % 65 75 75 71,67

- Kiêm ngành nghề % 35 25 25 28,33

8 Bình quân nhân khẩu/hộ khẩu 4 4,3 4,5 4,27

9 Diện tích đất nông nghiệp/hộ m2 18.994 25.624 22.731 22.450 10 Diện tích đất trồng cam m2 12.315 23.283 21.817 19.138 11 Thu nhập của hộ/năm Tr đ 1.845 1.540 1.602 1.662 12 Thu nhập từ trồng cam Tr đ 1.678 1.305 1.429 1.471 13 Tỷ lệ thu nhập cam/tổng TN % 90,96 84,74 89,20 88,3

14 Số vụ/năm vụ 1 1 1 1

15 Giá bán bình quân/tấn Tr.đ 45 45 45 45

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu triều tra )

Về trình độ chuyên môn phần lớn những chủ hộ trồng cam là có trình độ chuyên môn trung bình với 5% chủ hộ có trình độ đại học; 10% chủ hộ có trình độ cao đẳng; 15% chủ hộ có trình độ trung cấp kỹ thuật, họ đều là những người làm công tác quản lý tại xã, cán bộ phòng NN&PTNT, cán bộ khuyến nông;

15% chủ hộ có trình độ chuyên môn đều là những người ở trình độ sơ cấp kỹ thuật do phòng NN&PTNT, phòng Trồng trọt của Sở NN&PTNT mở lớp học tập trung từ 2 - 3 tháng, các đợt tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật từ 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, có 40% chủ hộ không có trình độ chuyên môn về hoạt động này, các hộ này công việc chính từ các ngành nghề khác nên không có thời gian tham gia các hoạt động tập huấn đào tạo kỹ thuật trồng trọt.

Các hộ chủ yếu có 4 khẩu trong đó có từ 2 lao động trở lên đã đáp ứng đủ lao động để tổ chức sản xuất, riêng đối với các trại lớn phải thuê thêm 1 đến 2 lao động phụ việc nhƣng chỉ sử dụng trong đợt thu hoạch. Hiện tại, lao động phục vụ trong mùa thu hoạch và lao động phun thuốc phòng trừ sâu đang là vấn đề cấp thiết, vì số lƣợng lao động ít, điều kiện làm việc độc hại và trong mùa thu hoạch đòi hỏi người lao động phải làm việc trên 10 giờ/ngày do đó những lao động đáp ứng đƣợc còn hạn chế, ngoài ra một số lƣợng lớn lao động trẻ đang làm việc tại các khu công nghiệp. Điều này trực tiếp gây khó khăn cho việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới trong phát triển nông nghiệp vùng.

Có thể thấy diện tích đất nông nghiệp của nhóm hộ trồng cam tại thị trấn và 2 xã đều có trên 19.000m2/hộ. Diện tích đất trồng cam khá lớn bình quân gần 2 ha/hộ chiếm trên 60% tổng diện tích đất nông nghiệp.

Tỷ lệ thu nhập bình quân từ trồng cam của các hộ ở Cao Phong chiếm 88,3% tổng thu nhập của hộ. Trong đó nhóm hộ ở Thị trấn tuy có diện tích là nhỏ nhất nhƣng có thu nhập cao nhất điều đó cho thấy các hộ ở Thị trấn có kinh nghiệm và am hiểu kỹ thuật tốt hơn, có khả năng đầu tƣ tốt hơn, đễ tiêu thụ hơn nên có thu nhập cao hơn. Qua đó thông tin cơ bản về người trồng cam có thể người dân đã nhận biết được vai trò quan trọng ngành nông nghiệp đặc biệt là trồng cây ăn quả chất lƣợng cao đối với việc nâng cao thu nhập, ổn định nguồn sinh kế của các hộ dân nơi đây.

b. Phân tích tài chính hộ trồng cam

Từ kết quả tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy rằng, tiêu thức điều kiện kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến quy mô của các hộ, còn các yếu tố khác như giống, cách thức chăm sóc, giá bán trên địa bàn không có sự sai khác nhau nhiều lắm. Chính vì vậy, từ số liệu điều tra về chi phí, kết quả của các hộ, chúng tôi tính toán kết quả và hiệu quả kinh tế trên 1 tấn sản phẩm cam Cao Phong, thể hiện trong bảng sau:

Trên mỗi ha diện tích trồng cam, phần chi phí lớn nhất là chi phí thuốc bảo vệ thực vật, phân bón (70,68 triệu đồng/ha), còn lại là các chi phí về giống, và một phần nhỏ các chi phí khác. Mỗi hộ trồng cam thường không phải chịu các khoản thuế, nhƣ thuế nông nghiệp và không có khoản trợ cấp sản xuất nông nghiệp nào trực tiếp hỗ trợ cho hộ nông dân.

Kết quả tính toán cho thấy để thu hoạch được 1 tấn cam thì người nông dân phải chịu chi phí trung gian là 16,24 triệu đồng (chiếm 36% giá trị sản xuất) và thu nhập thuần (lãi gộp) là 19,58 triệu đồng (43,51% giá trị sản xuất).

Bảng 3.5: Phân tích tài chính hộ trồng cam

Diễn giải ĐVT Giá trị

(tr.đ)

Cơ cấu (%)

1- Doanh thu (GO) triệu đồng 45,00 100,00

2- Chi phí trung gian (IC) triệu đồng 16,24 36

3- Giá trị gia tăng (VA) triệu đồng 28,76 63,9

4- Chi phí lao động triệu đồng 5,52 12,27

5- Chi phí khác triệu đồng 3,66 8,13

6- Lãi gộp (GPr) triệu đồng 19,58 43,51

7- GO/IC lần 2,77

8- VA/IC lần 1.77

9- GPr/IC lần 1,2

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Công lao động của người dân phải bỏ ra khá lớn 5,52 triệu đồng/tấn. Từ kết quả tính toán trên thì giá trị sản xuất tạo ra trên 1 triệu đồng chi phí trung gian (GO/IC) là 2,77 lần, giá trị gia tăng được tạo ra tương ứng là 1,77 lần, thu nhập thuần đạt 1,2 lần.

Nhƣ vậy, nếu năng suất bình quân 25 tấn/ha hiệu quả kinh tế thu đƣợc từ cây cam đƣợc đánh giá là cao, tổng giá trị sản xuất sẽ đạt 1,125 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, đối với cây trồng còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, giá cả thị trường, đặc biệt cây cam cho thu hoạch từ năm thứ 3 cho nên thu nhập của người trồng cam những năm đầu phát triển khá thấp, gần như không có lãi sau đó tăng dần và ổn định trong nhiều năm..

3.2.2.2.Thương lái

a. Thông tin về thương lái

Người thương lái là một mắt xích quan trọng trong việc phân phối sản phẩm cam Cao Phong, phạm vi hoạt động của người bán buôn rất rộng, đây là cầu nối giữa người trồng và người bán lẻ trong việc phân phối sản phẩm ra ngoài thị trường. Thương lái chủ yếu là người từ các thành phố lớn như Hòa Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh..., họ có mối quan hệ khăng khít với môi giới để bao tiêu sản phẩm, hệ thống phân phối của người bán buôn đa dạng và bao phủ rộng khắp các tỉnh thành phía Bắc. Nhóm thương lái địa phương là những người có mối quan hệ "quen biết" với người trồng cam, họ không thông qua người môi giới mà phân phối và thu mua sản phẩm trực tiếp.

Phần lớn, sản lượng cam bán ra tập trung tiêu thụ tại địa phương.

Bảng 3.6: Thông tin về thương lái buôn cam Cao Phong

Diễn giải ĐVT Tỷ lệ

Tổng số người được phỏng vấn người 10

Tuổi của người được phỏng vấn bình quân năm 42,8

Thời gian kinh doanh hoa quả năm 7,8

Tổng số lao động tham gia hoạt động buôn bán bình

quân/cơ sở người 3

Số lao động thuê ngoài bình quân người 6

Tổng số lƣợng cam tiêu thụ bình quân/ngày tấn 10,7 Tổng số lƣợng cam tiêu thụ bình quân/năm tấn 406

Số vốn lưu động triệu đồng 560

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Người bán buôn sử dụng lợi nhuận chính là giá trị gia tăng sau khi trừ chi phí vận chuyển, thuê khoán lực lƣợng lao động chủ yếu sử dụng vào mục đích vận chuyển, áp tải và thanh toán tiền cho người trồng cam.

Các hộ bán buôn đƣợc phỏng vấn có độ tuổi bình quân 42,8 tuổi, số năm kinh nghiệm bình quân trong nghề 7,8 năm kinh doanh nghề hoa quả, cam là một trong những mặt hàng họ tập trung trong dịp cuối năm, đối với người bán buôn tỉnh ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với môi giới tạo mối kinh doanh hoa quả trên địa bàn huyện; một bộ phận tạo đƣợc “mối làm ăn quen”

với chủ trang trại cam. Phương thức tiêu thụ sản phẩm chính là bán lại cho người bán lẻ tại các chợ đầu mối và bán theo đơn đặt hàng của các nhà hàng.

Họ thường phải có mối quan hệ làm ăn rất rộng, thị trường tiêu thụ phong phú. Tuỳ thuộc vào thời điểm trong năm mà bình quân mỗi ngày họ mua vào và bán ra trung bình khoảng 10,7 tấn.

Phương tiện vận chuyển bằng ô tô tải, đối với thương lái lớn ngoài tỉnh họ còn vận chuyển bằng xe contener do số lƣợng hàng lớn. Lao động bình quân thường là 3 người, số lao động thuê ngoài thêm là 6 người. Vốn lưu

động để thu mua bình quân 560 triệu đồng/ngày, các hộ điều tra đều là hộ có số vốn tự có sau nhiều năm kinh doanh. Ngoài ra, họ phải cần còn bao tiêu thùng xốp, thùng bìa cát tông để đóng gói

Sau khi thương lái về “thăm vườn” từ đó họ thoả thuận giá cả, thời điểm và đặt cọc tiền mặt trước 30% cho chủ hộ. Thu hoạch xong họ sẽ chuyển tiếp 70% còn lại. Hiện nay việc mua, bán diễn ra minh bạch và đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên “thuận mua, vừa bán” và cân đong khối lƣợng chính xác.

b. Phân tích tài chính từ thương lái

Đối với thương lái thường kinh doanh nhiều loại hoa quả khác nhau, trong đó mặt hàng chủ yếu là cam trong vụ thu hoạch cuối năm. Các thương lái thu mua xong và vận chuyển về các chợ đầu mối để bán lại cho người bán lẻ, không phân loại, do vậy, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp phân tích chung tài khoản kinh doanh cam cho tác nhân bán lẻ và nhà hàng, tính trên một tấn sản phẩm.

Kết quả phân tích đƣợc thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 3.7: Phân tích tài chính từ thương lái cam Cao Phong

(ĐVT: triệu đồng/tấn sản phẩm) Diễn giải ĐVT

Thương lái ngoài tỉnh

Thương lái địa

phương Bình quân chung Giá trị

(tr.đ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (tr.đ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (tr.đ)

Cơ cấu (%) 1- Doanh thu (GO) tr.đồng 60,50 100,00 58,50 100 59,5 100,00 2- Chi phí trung gian (IC) tr.đồng 50,29 83,1 47,64 81,4 48,97 82,3 3- Giá trị gia tăng (VA) tr.đồng 10,21 16,9 10,86 18,6 10,54 17,7

4- CPhí lao động tr.đồng 1,08 1,8 1,05 1,8 1,07 1,8

5- Chi phí khác tr.đồng 1,22 2,0 1,22 2,0 1,22 2,0

6- Lãi gộp (GPr) tr.đồng 7,91 13,1 8,59 14,7 8,25 13,9

7- GO/IC lần 1,2 1,23

8- VA/IC lần 0,20 0,19

9- GPr/IC lần 0,16 0,18

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Kết quả tính toán trên đây cho thấy: Doanh thu của thương lái địa phương và thương lái ngoài tỉnh chênh lệch 2 triệu đồng/tấn là vì thương lái địa phương mua cam với giá rẻ hơn vì không mất tiền môi giới. Nhƣng lợi nhuận của thương lái địa phương cao hơn thương lái ngoài tỉnh là 680.000 đồng/tấn nên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đều cao hơn.

Với mức thu mua trung bình 10,7 tấn/ngày thì doanh thu bình quân của thương lái là 624,75 triệu đồng/ngày và đạt mức lợi nhuận là 148,73 triệu đồng/ngày. Hơn nữa cam chỉ thu hoạch một vụ duy nhất vào dịp cuối năm, thời gian kinh doanh chỉ kéo dài 40-45 ngày.Do đó lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của tác nhân này là rất cao so với người trồng cam, dù phải trích % chiết khấu cho môi giới nhƣng 89% ý kiến cho rằng họ chấp nhận trả phí cho “cò buôn”

để giảm thời gian khảo sát, tìm hiểu thực địa, phí thỏa thuận.

3.2.2.3. Tác nhân bán lẻ a. Thông tin về người bán lẻ

Bảng 3.8: Thông tin về người bán lẻ cam Cao Phong

Diễn giải ĐVT Tỷ lệ

Tổng số người được phỏng vấn người 20

Tuổi của người được phỏng vấn bình quân năm 39,67

Thời gian kinh doanh năm 11

Số lao động thuê ngoài bình quân người 0

Số vốn lưu động triệu đồng 7,8

Lƣợng cam bán hàng ngày 1,5

Loại I tấn 0,34

Loại II tấn 0,50

Loại III tấn 0,66

Giá bán

Loại I trđ/tân 85

Loại II trđ/tân 70,5

Loại III trđ/tân 60

Tổng lƣợng cam bán trong cả vụ tấn 75

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Tác nhân bán lẻ cũng buôn bán nhiều loại mặt hàng hoa quả và chỉ kinh doanh cam vào dịp cuối năm. Họ là những người có các cửa hàng, điểm kinh doanh cố định tại các chợ đầu mối, khu dân cƣ và cả các chợ cóc. Kinh nghiệm buôn bán trên 11 năm, nhiều loại mặt hàng cho nhiều đối tƣợng khác nhau, song mặt hàng cam thường là bán nhiều loại cam. Loại I thường bán được ít hơn chỉ từ 250-330 kg/ngày, loại II thường từ 500kg/ngày, loại III nhiều nhất từ 660 kg/ngày. Giá bán cũng chênh lệch tương đối giữa 3 loại từ 10-15 nghìn đồng/kg.

b. Phân tích tài chính của người bán lẻ cam Cao Phong

Các cơ sở bán lẻ kinh doanh cả ba loại cam (loại I, II, III), do vậy, chúng tôi đã phân tích tài chính cho tài khoản từng loại cam. Sử dụng hệ số quy đổi thông qua khối lƣợng cam đƣợc kinh doanh hàng năm, tổng hợp phân tích chung tài khoản kinh doanh cam cho các cơ sở bán lẻ, tính trên một tấn sản phẩm. Kết quả phân tích đƣợc thể hiện trong bảng số liệu sau.

Bảng 3.9: Phân tích tài chính của người bán lẻ cam Cao Phong

(ĐVT: triệu đồng/tấn)

Diễn giải ĐVT Bình quân chung

Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%)

1- Doanh thu (GO) tr.đồng 80,50 100,00

2- Chi phí trung gian (IC) tr.đồng 70,46 87,53

3- Giá trị gia tăng (VA) tr.đồng 10,04 12,47

4- Công lao động tr.đồng 1,05 1,30

5- Chi phí khác tr.đồng 0,10 0,12

6- Lãi gộp (GPr) tr.đồng 8,89 11,05

7- GO/IC lần 1,14

8- VA/IC lần 0,14

9- GPr/IC lần 0,13

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra )

Tính trên một tấn sản phẩm, với cả 3 loại cam(loại 1, loại 2, loại 3)*giá bán bình quân là 80.500 đồng/kg nên giá trị tổng doanh thu bình quân là 80,50 triệu đồng, chi phí trung gian là 70,46 triệu đồng, giá trị gia tăng mà tác nhân này tạo ra là 10,04 triệu đồng và mức lãi gộp thu đƣợc là 8,89 triệu đồng.Hiệu quả thu đƣợc từ 1 đồng chi phí trung gian là 1,14 lần và 76,67 lần đối với 1 đồng công lao động; tương ứng đối với giá trị gia tăng là 0,14 và 9,56 lần; lãi gộp là 0,13 và 8,47 lần. Có thể thấy hiệu quả người bán lẻ cam lớn hơn người trồng nhiều lần, đặc biệt trong thời gian thu hoạch chỉ kinh doanh chỉ từ 40-45 ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị cam cao phong tỉnh hòa bình (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)