Sự hình thành giá trị gia tăng và thu nhập thuần của các tác nhân trong chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị cam cao phong tỉnh hòa bình (Trang 75 - 78)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Phân tích hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị Cam Cao Phong55 1. Kết quả đánh giá chuỗi giá trị cam Cao Phong năm 2015

3.2.3. Sự hình thành giá trị gia tăng và thu nhập thuần của các tác nhân trong chuỗi giá trị

3.2.3.1. Các chỉ tiêu tài chính của các tác nhân theo các kênh tiêu thụ

Trong chuỗi giá trị cam Cao Phong đang tồn tại 4 kênh tiêu thụ chính (Sơ đồ 4.1) và đều có sự tham gia của các tác nhân: trồng cam, thương lái, bán lẻ và tiêu dùng.

Kênh 1, kênh 2 là các kênh tiêu thụ không thông qua thương lái người trồng cam bán trực tiếp cho người tiêu dùng và người bán lẻ tại địa phương,thu mua với khối lƣợng nhỏ.

Kênh 3 là kênh tiêu thụ thông qua thương lái địa phương, chi phí vận chuyển không lớn do đó chi phí trung gian phải chịu thấp hơn thương lái tỉnh ngoài, giá trị gia tăng cũng lớn hơn và lãi gộp lớn hơn.

Kênh 4 là kênh tiêu thụ thông qua thương lái ngoài tỉnh với khối lượng thu mua và tiêu thu rất lơn chiếm tới 73,5%, chi phí vận chuyển lớn, phải trả thêm chi phí môi giới do đó chi phí trung gian phải chịu cao hơn thương lái trong tỉnh, giá trị gia tăng cũng thấp hơn và lãi gộp thấp hơn. Nhƣng tác nhân này có khối lượng tiêu thụ lơn nên lại là tác nhân được hưởng lợi cao nhất.

Đối với người bán lẻ thì không có sự chênh lệch về giá trị gia tăng và thu nhập thuần. Có thể thấy, sự phân chia ổn định về tài chính đối với các tác nhân này.Để thấy rõ hơn sự phân chia tài chính của các tác nhân ta có bảng sau :

Bảng 3.10: Các chỉ tiêu tài chính của các tác nhân theo các kênh tiêu thụ trong chuỗi giá trị cam Cao Phong tính cho 1 tấn

Chỉ tiêu Người trồng cam

Thương lái địa phương

Thương lái

ngoài tỉnh Bán lẻ

GO ( Tr.đồng) 45,00 58,50 60,50 80,50

IC( Tr.đồng) 16,24 47,64 50,29 70,46

VA( Tr.đồng) 28,76 10,86 10,21 10,04

GPr( Tr.đồng) 19,58 8,59 7,91 8,89

GO/IC (Lần) 2,77 1,23 1,2 1,14

VA/IC(Lần) 1.77 0,19 0,20 0,14

GPr/IC(Lần) 1,2 0,18 0,16 0,13

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Từ bảng trên cho thấy:

Giá trị doanh thu và chi phí trung gian tăng dàn qua các tác nhân là do giá bán sản phẩm theo các phân khúc tăng dần.

Giá trị gia tăng (VA) thì hộ trồng cam đạt cao nhất ( 28,76 trđồng/tấn), còn các tác nhân khác trong chuỗi không có sự thay đổi lớn đều lớn hơn 10 trđồng/tấn.

Lợi nhuần thuần tính cho 1 tấn thì người trồng cam thu được cao nhất (19,58 trđồng/tấn) và thấp nhất là thương lái ngoài tỉnh ( 7,91 trđồng/tấn)

Xét về các chỉ tiêu phản ảnh giá tri hiệu quả của các tác nhân trong chuỗi tính cho 1 tấn cam tiêu thụ thì người trồng cam đạt hiệu quả cao nhất và thấp nhất là những người bán lẻ.

Kết quả tính toán cũng cho thấy: Tất cả các kênh đều thể hiện các mặt ƣu điểm giúp cho việc luân chuyển hàng nhanh nhất và đóng góp sự phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng cam và của huyện. Song cũng thể hiện thị trường tiêu thụ cam đang dựa chủ yếu vào thị trường ngoài tỉnh, tuy nhiên cũng thể hiện sự phân chia không đồng đều về lợi nhuận, sự phối hợp không chặt chẽ giữa các tác nhân.

3.2.3.2. Các chỉ tiêu tài chính của các tác nhân theo năm inh doanh

Dựa vào năng suất, sản lƣợng, khối lƣợng tiêu thu của các tác nhân trong chuỗi giá trị chúng tôi tính toán và tổng hợp đƣợc kết quả bình quân theo bảng sau:

Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi giá trị cam Cao Phong tính cho 1năm

Chỉ tiêu Người trồng cam

Thương lái địa phương

Thương lái

ngoài tỉnh Bán lẻ

Khối lƣợng tiêu thụ(Tấn) 47 406 406 75

GO ( Tr.đồng) 2.115 23.751 24.563 6.037,5

IC( Tr.đồng) 763,26 19.341.84 20.417,74 5.284,5

VA( Tr.đồng) 135,172 4.409,16 4.145,26 753

GPr( Tr.đồng) 920,260 3.487,54 3.211,46 666,75

GO/IC (Lần) 2,77 1,23 1,2 1,14

VA/IC(Lần) 1.77 0,19 0,20 0,14

GPr/IC(Lần) 1,2 0,18 0,16 0,13

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Kết quả bảng trên cho thấy: Khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ chủ yếu tập trung vào các thương lái bình quân 406 tấn/vụ, còn hộ gia đình trồng cam và hộ bán lẻ khối lƣợng tiêu thụ nhỏ lần lƣợt là 47 tấn /hộ và 75 tấn /hộ. Vì vậy mà doanh thu tiêu thụ của hộ trồng cam là nhỏ nhất (2.115 triệu đồng), lớn nhất là thương lái ngoài tỉnh(24.563 triệu đồng) gấp hơn 10 lần hộ trồng cam.

Về chi phí trung gian thì hộ trồng cam đạt tấp nhất và cao nhất là thương gia ngoài tỉnh.

Về lợi nhuận thì hộ trồng cam và hộ bán lẻ thu đƣợc là thấp nhất đều nhỏ hơn 1 tỷ đồng trên năm, còn các hộ thương lái thu được lợi nhuận rất cao đều trên 3 tỷ đồng trong năm. Nguyên nhân chủ yếu có sự chênh lệch lớn về lợi nhuận là do người trồng cam ràng buộc về diện tích trồng cam và năng suất cam chƣa thật cao.

Trong tất cả các kênh phân phối trên, chúng tôi nhận thấy cả 4 kênh đều là kênh quan trọng, cần duy trì ổn định, sự kết hợp chặt chẽ giữa các kênh, cần quan tâm và phát triển hơn, đặc biệt khuyến cáo nhằm giúp thương lái có sự ràng buộc hợp đồng tạo sự liên kết trong tiêu thụ cam Cao Phong ngày càng phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị cam cao phong tỉnh hòa bình (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)