Tình hình sản xuất cam ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị cam cao phong tỉnh hòa bình (Trang 26 - 32)

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Tình hình sản xuất cam ở Việt Nam

1.2.2.1. Chủ tương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển cam [12]

Việc phát triển cây ăn quả nói chung, với cây cam nói riêng góp phần tạo nên việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo.

Cơ sở hạ tầng kinh tế và dân sinh đƣợc hình thành khi sản xuất cây ăn quả phát triển, những vùng chuyên canh cam nhƣ vùng cam Cao Phong, Cam đường Canh Lục Ngạn, Cam Vinh, Bắc Quang, Cam Sành Hà Giang,... Qua đó góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. [12]

Chính vì những ý nghĩa to lớn nhƣ đã nói ở trên, với những lợi thế về khí hậu, đất đai nguồn nước, lao động và kinh nghiệm cổ truyền của mình kết hợp với việc áp dụng các thành tựu khoa học trong sản xuất cây ăn quả tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu làm giàu cho đất nước. Nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách để phát triển:

Trong tình hình thị trường và giá cả không ổn định, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách kinh tế tài chính để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đã tạo ra cơ sở pháp lý để hỗ trợ nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển nhanh, vững chắc. Đặc biệt là Quyết định số 899/QĐ-

TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đã tạo cơ sở pháp lý để phát triển nông nghiệp hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ và cụ thể hơn. Nghị quyết đƣa ra vấn đề cụ thể vè phát triển cây ăn quả, phát triển các loại cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới, khai thác có hiệu quả mọi lợi thế của các vùng sinh thái nước ta, đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân và xuất khẩu lớn trong tương lai. Ngoài các cây ăn quả thông dụng đáp ứng nhu cầu phổ biến của đời sống nhân dân, cần phải phát triển một số loại cây có khả năng cạnh tranh để xuất khẩu nhƣ vải, nhãn, dứa, thanh long...

Về đầu tư tín dụng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Quyết định trên đã giúp các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp lớn của nhà nước như Tổng công ty rau quả Việt Nam chủ động ký kết hợp đồng nông sản với người sản xuất. Doanh nghiệp đã mua được sản phẩm với chất lƣợng tốt, nguồn cung cấp ổn định để tiêu thụ chế biến và xuất khẩu, tận dụng có hiệu quả công suất máy móc thiết bị. Các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm làm ra với giá cả hợp lý, thu nhập từng bước được cải thiện

Nhằm khắc phục một số tồn tại trong công tác quy hoạch vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến, công tác đầu tƣ dàn trải thiếu trọng tâm, trọng điểm, nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ mới và khả năng cạnh tranh sản phẩm chế biến đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu góp phần tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg ngày 08/10/2003 về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Theo đó các dự án phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản sẽ được hưởng một số ưu đãi về tài chính như được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ nguồn vốn tín dụng đầu tư nước ngoài.

Như vậy, với các chính sách của Đảng và Nhà nước về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thong qua hợp đồng, chính sách về hỗ trợ tài chính và ƣu đãi thuế cho phát triển vùng nguyên liệu và chính sách về công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản đã góp phần tích cực cho phát triển ngành nông nghiệp nói chung và phát triển cây ăn quả nói riêng, tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống của người dân

Bộ nông nghiệp và PTNT đƣa ra quyết định số 52/2007/QĐ- BNN Phê duyệt quy hoạch phát triển vùng rau quả và hoa cây cảnh đến 2010, tầm nhìn 2020. Tiếp tục chương trình phát triển rau, quả và hoa cây cảnh trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng (nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới) của các vùng. Kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây hiện có với trồng mới theo hướng sản xuất chuyên canh, sử dụng công nghiệp tiên tiến, thân thiện với môi trường; đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. Tập trung phát triển cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh, trong đó có 1 số loại cây chủ lực phục vụ xuất khẩu như: chuối, dứa, nhãn , thanh long, xoài, cam, bưởi, vải, vú sữa...

Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Đã quy định rõ mục tiêu, đối tƣợng, vấn đề tài chính, vấn đề đất đai nhƣ: điều tra khảo sát vùng có đủ điều kiện phát triển sản xuất rau, quả...Đồng thời hỗ trợ kinh phĩ xây dựng các khu bảo quản, chế xuất cũng nhƣ xây dựng các chợ đầu mối, bán buôn...

* Một số chủ trương chính sách khác

Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg ngày 08/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Thông tƣ số 95/2004/TT-BTC ngày 11/10/2004 và Thông tƣ số 114/2007TT- BTC ngày 24/09/2007 về việc sửa đổi bổ sung Thông tƣ số 95/2004/TT-BTC ngày

11/10/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số chính sách hỗ trợ tài chính và ƣu đãi về thuế phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, muối quy định: các tổ chức, cá nhân thuê đất đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản, làm muối đƣợc miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định.

Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/07/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè ăn toàn đến 2015. Theo đó, ngân sách Nhà nước đầu tư điều tra xác định các vùng đủ điều kiện sản xuất rau, quả, chè an toàn tập trung, xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng; ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư cho buôn bán, kho bảo quản, xúc tiến thương mại, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng bố trí kinh phí đã phân bố hàng năm hỗ trợ giống, khuyến nông vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn đƣợc ƣu tiên thuê đất và được hưởng mức ưu đãi cao nhất về tiền sử dụng đất, giá thuê đất theo các quy định hiện hành.

1.2.2.2. Phát triển cây cam tại Việt Nam [9]

Cam được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên khắp mọi miền của đất nước.

Tuy nhiên tùy vào lợi thế về điều kiện tự nhiên, thổ nhƣỡng của từng nơi từ đó hình thành nên những vùng trồng cam chính.

Về diện tích trồng và diện tích cho sản xuất cam quýt có xu thế giảm trong năm 2009 (theo điều tra của Tổng cục Thống kê) do điều kiện thời tiết khí hậu biến đổi, nhưng đang có xu hướng khôi phục và mở rộng trở lại trong những năm gần đây. Về sản lƣợng không ngừng tăng nhanh về số lƣợng và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

* Các vùng trồng cam chính ở Việt Nam [9]

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: các yếu tố khí hậu, nhiệt độ độ ẩm,

lƣợng mƣa và ánh sáng ở vùng náy rất phù hợp với việc phát triển cây có múi.

Lịch sử trồng cam quýt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời nên người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc các loại cây có múi. Cam chủ yếu đƣợc trồng ở các vùng đất phù sa ven sông hoặc trên các cù lao lớn, nhỏ của sông Tiền, sông Hậu có nước ngọt quanh năm, nơi đây có tập đoàn giống cam rất phong phú nhƣ: Cam chanh, cam sành, cam giấy ...

- Vùng khu bốn cũ: gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trọng điểm trồng cam vùng này là Phủ Quỳ - Nghệ An gồm một cụm các nông trường chuyên trồng cam với diện tích gần một nghìn ha. Các giống cam ở vùng này sinh trưởng tốt và năng suất tương đối ổn định. Hai giống Sunkiss và Xã Đoài có ƣu thế về tiềm năng, năng suất và sức chống chịu sâu bệnh hại trên cây và quả. [9]

- Vùng miền núi phía Bắc: Vùng này có các tỉnh trồng cam có diện tích lớn là: Hòa Bình, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên với điều kiện hoàn toàn khác so với hai vùng trên, cam đƣợc trồng nhiều với diện tích trên 500 đến 1.000 ha nhƣ:

Cao Phong-Hòa Bình, Lục Ngạn – Bắc Giang, Bắc Sơn – Lạng Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa – Tuyên Quang, Bắc Quang – Hà Giang. Tại các vung này, cam trở thành thu nhập chính của hộ nông dân, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loại cây trồng khác trên cùng một loại đất. Do địa hình sinh thái phong phú, nên dẫn đến có nhiều loại cam, quýt, đặc biệt là vùng miền núi phía Bắc là nơi chứa tập đoàn cam quýt đa dạng.

1.2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển chuỗi giá trị cam Cao Phong [9]

Những ết quả đạt được

Xung quanh khái niệm chuỗi giá trị có nhiều quan điểm, nhƣng quan điểm chung nhất có thể thể hiểu: Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động mà sản phẩm đi qua theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu đƣợc một số giá trị nào đó.

Quá trình vận hành của một chuỗi giá trị đã tạo ra sự dịch chuyển các luồng vật chất trong ngành hàng đó theo 3 dạng: sự dịch chuyển về mặt thời gian, không gian và hình thái sản phẩm.

Kết quả của quá trình nghiên cứu và phân tích chuỗi giá trị của cam đã góp phần đƣa ra các giải pháp phát triển đồng đều và hiệu quả trong các công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ từ đó giúp đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cam.

- Điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, lượng mưa có ảnh hưởng đến năng suất, chất lƣợng của cam.

- Cây cam là cây ăn quả có diện tích lớn tại huyện Cao Phong và có nhiều tiềm năng tác động để phát triển đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

- Người dân đã chủ động về khả năng tìm hiểu về khả năng phát triển thị trường tiêu thụ và dần có những bước chủ động hơn về kênh tiêu thụ.

- Chính quyền địa phương đã bước đầu chủ động nghiên cứu xây dựng hình ảnh và thương hiệu cam Cao Phong của tỉnh Hòa Bình.

Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến nâng cao năng suất và chất lƣợng của cam cho bà con nông dân, đã góp phần đƣa ra các giải pháp đẩy mạnh sản xuất thông qua việc chọn giống sạch có chất lƣợng khi đem trồng, áp dụng các qui trình kỹ thuật theo một chu trình khép kín nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao khi đưa ra thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế sản xuất luôn phát sinh rất nhiều vấn đề về giống, kỹ thuật, thổ nhƣỡng, khí hậu và đầu ra cho sản phẩm. Do vậy, cần tiếp tục triển khai các nghiên cứu trên từng vùng hay ở từng vùng có điều kiện khí hậu và thổ nhƣỡng khác nhau nhằm đƣa ra các giải pháp phù hợp.

Những hạn chế r t ra

Phương pháp phân tích chuỗi giá trị là một phương pháp tĩnh và những tài liệu thu thập được là thông tin đã qua nghiên cứu và kiểm định và phương

pháp này chỉ cho phép phân tích một chuỗi giá trị độc lập.Đến nay vẫn chƣa có công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị về cam Cao Phong ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị cam cao phong tỉnh hòa bình (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)