Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới từng tác nhân
Trước hết là chính sách hỗ trợ cho các tác nhân trung gian tham gia vào hoạt động liên kết trong tiêu thụ cam Cao Phong, mặt khác việc thu hút doanh nghiệp vào đầu tƣ để bao tiêu toàn bộ các khâu sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cũng chƣa có một chính sách ƣu đãi đủ lớn để thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ. Trong điều kiện nhƣ hiện nay, cần khuyến khích thành lập các doanh nghiệp chế biến trong lĩnh vực chế biến bằng các ƣu đãi về thủ tục, vốn tín dụng, đất đai,
Việc hình thành tổ hợp tác, câu lạc bộ, nhóm sở thích không giống nhƣ hợp tác xã hay một tổ chức có tư cách pháp nhân nên việc được hưởng những ƣu đãi về tín dụng cho phát triển hình thức này còn rất hạn chế. Nếu có vay vốn được thì thủ tục rất rườm rà, lượng vốn vay không nhiều, gây khó khăn cho việc quan hệ liên kết với các đối tác cung cấp đầu vào.
Đối với hành lang pháp lý trong việc liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, các quy định về xử lý vi phạm hợp đồng đã đƣợc ban hành kèm theo quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhưng chưa đồng bộ. Điều này làm cho các bên có thể sẵn sàng phá bỏ hợp đồng khi không có thị trường tiêu thụ hoặc khi giá thị trường cao hơn. Do đó, ngay cả khi hợp đồng đã đƣợc ký kết, đặc biệt là hợp đồng tiêu thụ nông sản, nếu có sự phá vỡ hợp đồng thì bên bị vi phạm sẽ phải một mình gánh chịu hậu quả.
4.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới từng tác nhân
Bảng 3.12: Những khó khăn, cản trở việc sản xuất, tiêu thụ cam Cao Phong đối với mỗi tác nhân trong chuỗi
TT Tác nhân Khó khăn, hạn chế
Tỷ lệ ý kiến đồng
ý (%)
I Hộ trồng cam
(1) Vốn lưu động ít, không chủ động khả năng đầu tư. 84 (2) Kỹ thuật chăm sóc hạn chế, đặc biệt là kỹ thuật sử lý
bệnh dịch 92
(3) Mở rộng diện tích khó khăn 92
(4) Chất lƣợng giống thấp. 75
(5) Điều kiện thời tiết bất thường 100
II Thương lái ngoài tỉnh
(1) Hệ thống giao thông; Phương tiện vận chuyển yếu 96 (2) Thông tin sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào môi giới 95 III Thương lái địa
phương
(1) Mối quan hệ với chủ hộ trồng cam chƣa chặt chẽ
95
IV Bán lẻ
(1) Chất lƣợng sản phẩm thấp 88
(2) Thị hiếu người tiêu dùng 92
(3) Giá cả thị trường 77
(4) Giá cả Thương láibán cao 61
V Người tiêu dùng
Nguồn gốc sản phẩm chƣa rõ ràng 100
Chất lƣợng thấp 100
Giá cả cao 100
(Nguồn: Số liệu điều tra, tính toán) Qua thống kê kết quả điều tra có thể thấy đối với mỗi tác nhân có những khó khăn, cản trở việc sản xuất tiêu thụ cam khác nhau. Hộ trồng cam phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khó khăn về mở rộng diện tích, kỹ thuật chăm sóc và xử lý dịch bệnh, chất lượng giống và vốn đầu tư. Thương lái ngoài tỉnh phụ thuộc vào thông tin sản phẩm môi giới cung cấp, hệ thống giao thông;
thương lái địa phương phụ thuộc vào mối quan hệ với chủ hộ. Bán lẻ phụ thuộc vào chất lượng mặt hàng, giá cả, thị hiếu người tiêu dùng. Người tiêu dùng quan tâm tới giá cả và chất lƣợng sản phẩm.
3.4.3. Các nhân tố kỹ thuật 3.4.3.1. Giống
Bằng phương pháp nghiên cứu định tính tại điểm sản xuất, chúng tôi xác định đƣợc, cứ 1.000 cây giống mua về hay gia đình tự nhân giống thì sẽ có 0,7% cây bị chết. Nguyên nhân rủi ro là do giống chƣa đƣợc đảm bảo chất lƣợng. Mỗi cây giống có giá từ 60-90 nghìn đồng, nếu quy mô 20.000 cây thì phần rủi ro này làm cho hiệu quả sản suất giảm đi khoảng 8-10 triệu đồng.
Mặt khác, một số cơ sở cung cấp giống thường xuyên cung cấp giống cho hộ trồng cam, do chất lƣợng giống càng về thời gian sau càng không đảm bảo nên nhiều hộ cũng chấm dứt quan hệ với các cơ sở này. Một bộ phận hộ trồng camcũng sử dụng các biện pháp chiết ghép tại trang trại, tuy nhiên chất lƣợng chƣa đƣợc đảm bảo. Hiện tại, toàn tỉnh chỉ có một trung tâm giống cây trồng cung cấp giống cho hộ sản xuất song số lƣợng không đủ phân phối, đặc biệt chƣa có sự kiểm nghiệm chất lƣợng giống, cho nên giống cam hiện tại còn gặp nhiều khó khăn.
3.4.3.2.Thuốc bảo vệ thực vật
Mặc dù, 100% các hộ đều lấy thuốc BVTV và phân bón tại các đại lý trên địa bàn huyện, song trên thị trường có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật không thể phân biệt đƣợc thật giả và nắm chính xác chất lƣợng của thuốc khiến cho người dân rất hoang mang trong quá trình lựa chọn sản phẩm phòng trừ dịch bệnh cho cây cam.
3.4.3.3. Tập huấn về KHKT
Một số mô hình trình diễn giới thiệu về quy trình chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh đã được xây dựng để giới thiệu cho người dân. Song nội dung triển khai được mới và chưa hấp dẫn người dân.
Bảng 3.13: Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật ở các hộ điều tra
Chỉ tiêu Thường xuyên Ít Không tham gia Nguồn khác
Thông tin tập huấn 10 27 7 16
% 16,67 45 11,67 26,66
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra ) Nguồn cung cấp kiến thức cho các hộ trồng cam chủ yếu là qua các chương trình tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, qua sách báo, đài, ti vi, học hỏi các hộ cùng nuôi khác. Song mức độ tham gia tập huấn kỹ thuật của các hộ chăn nuôi là chưa thường xuyên và đồng đều giữa các hộ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đảm bảo quy trình kỹ thuật trong quá trình trồng và chăm sóc, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hiệu quả sản xuất của nhóm hộ này.