Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong trồng cam [13]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị cam cao phong tỉnh hòa bình (Trang 44 - 50)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

2.1.4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong trồng cam [13]

2.1.4.1. Đặc điểm sinh học của cây cam a) Đặc điểm sinh học và yêu cầu ngoại cảnh

Cam là cây ăn quả thuộc nhóm cây có múi. Cam là cây ƣa ẩm, thích hợp với khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp từ 23-29oC, có thể trồng tốt ở điều kiện nhiệt đới. Cam là cây ăn quả lâu năm, thời gian sinh trưởng có thể kéo dài đến 60 năm. Các loại đất có thể trồng cam là: đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có tầng dày 80-100 cm, pH từ 5-7, có hàm lượng mùn cao, dễ thoát nước, mực nước ngầm dưới 1m.

Cam có thể trồng và cho trái quanh năm với kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ nhƣ hiện nay. Mật độ trồng đối với cây ghép trên gốc ghép gieo hạt là 300- 500 cây/ha, khoảng cách cây và hàng khoảng 4x5m. Các loài cam ghép gốc nhân vô tính (chiết, ghép) có thể trồng với mật độ dày hơn: 800-1200 cây/ha, với khoảng cách 3x3m hoặc 3x4m. Giống phổ biến cam mật, cam sành chiếm diện tích lớn, ngoài ra còn có một số giống nhƣ cam sành Hà Giang, cam Vinh, cam Bù Hà Tĩnh, cam Xoàn, cam Canh

Theo Từ điển Bách khoa Nông nghiệp (NXB Nông nghiệp Hà Nội – 1991), cây cam là cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt đới, cây nhỡ, thân nhẵn, không gai hoặc có ít gai. Lá cam hình trái xoan, cuống lá hơi có cánh eo lá.

Hoa mọc thành chùm 6-8 lá hoa mọc ở nách lá. Quả cam hình cầu, có nhiều tép, vị chua ngọt, hạt có lá mầm trắng, ra hoa tháng 3-4 và quả chín vào tháng 10-12. Tuy nhiên, do sự biến đổi của nhiều yếu tố về điều kiện tự nhiên cũng như tác động của con người thông qua các biện pháp kỹ thuật, thời gian ra hoa và cho quả của cam trong năm cũng có sự biến đổi.

Cam là loại quả vừa ngon, đẹp vừa có nhiều dinh dƣỡng. Trong một quả cam, nước quả chiếm 28-56%, vỏ chiếm 22-22,5%, hạt 1,3-2,5%. Trong nước cam có 11,6% đường, 2% axit citric, axit hữu cơ, các vitamin A, B, C và chất khoáng. Trong vỏ cam tươi có 3,8% tinh dầu, 61,25% nước, các vitamin A, B Cam là quả cung cấp hàm lƣợng chất dinh dƣỡng phong phú và nhiều nguyên tố vi lƣợng khác.

b) Nhu cầu dinh dƣỡng

Cây cam có nhu cầu kali và đạm cao nhất, sau đó mới đến lân, canxi, magie và một số nguyên tố vi lƣợng nhƣ đồng, sắt, kẽm, bo, molypden, mangan

Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lƣợng dinh dƣỡng trong một tấn quả cam tươi là 1,7kg N; 0,5kg P2O5; 3,2kg K2O; 0,3kg MgO; 1,1kg CaO; 0,1kg S; 3,0g Fe; 0,8g Mn; 1,4g Zn; 0,6g Cu; 2,8g B. Kali là nguyên tố cam lấy từ đất nhiều nhất, vì vậy bón kali có thể làm tăng năng suất cam 10-46%.

2.1.4.2. Quy trình trồng và chăm sóc cam

Sau mỗi mùa thu hái quả, công việc đốn tỉa, tạo hình cho cây cam phải được tiến hành thường xuyên như: cắt bỏ những cành khô, cành bị sâu bệnh, cành tăm, cành vƣợt, cành xiên vào tán, cành mọc quá dày, cành quá yếu nhằm giúp cho cây thông thoáng, ít sâu bệnh.

a) Mật độ trồng cam, kỹ thuật làm đất và chọn cây xen canh

Trước khi trồng một tháng, đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kỹ, chia lô, rạch hàng, đào hố bón phân lót hoặc làm mô trồng. Mật độ trồng đối với các cây ghép trên gốc gieo hạt là 300-500 cây/ha. Khoảng cấy cây và hàng có thể là (4m)x(5m).

Các loại cam ghép gốc nhân vô tính (chiết ghép), có thể trồng với mật độ dày hơn 800-1200 cây/ha, với khoảng cách khoảng (4m)x(2m), (3m)x(3m), (3m)x(4m).

Ở các vùng đồng bằng, người ta thường làm mô để trồng cam. Để đắp thành mô thì nên dùng đất ao hoặc nương vườn cũ đất mặt ruộng hay đất bãi bồi ven sông, phơi khô. Mô có kích thước rộng 60-80 cm, cao 20-30 cm. Phần giữa mô nên trộn với 100-200 gam phân lân và 5-10 kg phân chuồng hay rơm rác ủ mục để tạo điều kiện cho rễ cây phát triển trong giai đoạn đầu. Ngoài ra có thể trồng bằng hố với kích thước hố đào (40cm)x(40cm)x(40cm) hoặc (60cm)x(60cm)x(60cm). Ở vùng đồi núi cao cần đào hố sâu và rộng hơn, khoảng (70cm)x(70cm)x(70cm). Lớp đất đào lên đƣợc trộn đều với 30 kg phân chuồng hoai mục loại tốt, trộn với 0,2-0,5 kg phân Văn Điển (tecmo photphat), với 0,1-0,2 kg sulfat kali (K2SO4). Lấp hố trước khi trồng 15-20 ngày.

b) Kỹ thuật bón phân

Tùy vào tuổi của cây, điều kiện tự nhiên, khí hậu mà tiến hành bón phân cho vườn cam sẽ có sự khác nhau.

Cam cần đƣợc bón nhiều phân, cân đối giữa các nguyên tố dinh dƣỡng, đủ vi lượng cây mới sinh trưởng khỏe, sung sức, chống sâu bệnh hại, bền cây và cho năng suất cao.

* Bón phân cho cây cam giai đoạn kiến thiết cơ bản Bón lót trước khi trồng:

- Lƣợng phân bón tính cho một hố trồng: 20-50kg phân hữu cơ hoai mục, 0.5kg vôi bột, 50g phân Sumicoat (#100 viên phân) cho mỗi hố trồng.

Toàn bộ số phân trên trộn đều với lớp đất đƣợc đào lên, sau đó cho vào lấp đầy hố, để sau 30 ngày thì đặt bầu trồng cây.

- Lƣợng phân (g/cây) bón cho cam từ 1-3 tuổi: 170-500g NPK 30-9-9+TE + 256-570g super lân + 85g phân kali + 50-100g phân sumicoat.

Cách bón: bón lân và kali một lần vào cuối mùa mƣa, phân NPK chia thành 3-4 lần để bón hoặc hòa nước tưới gốc cây, phân sumicoat chỉ bón 1 lần vào đầu mùa mƣa.

* Bón phân cho cây cam giai đoạn kinh doanh

- Lƣợng phân (g/cây) bón cho cam từ 4-6 tuổi: 640-8000g NPK 30-9- 9+TE + 880-1200g super lân + 185g phân kali +50g phân CanNiBo.

- Lƣợng phân (g/cây) bón cho cam từ 7-9 tuổi: 950-1300g NPK 30-9- 9+TE + 1500-1800 super lân + 258g phân kali + 75g phân CanNiBo.

- Lƣợng phân (g/cây) bón cho cam trên 10 tuổi: 1300-2600g NPK 30-9- 9+TE + 2130-2440g super lân + 385g phân kali + 100g phân CanNiBo.

Cách bón: phân NPK (30-9-9+TE) chia làm 3 lần để bón: trước ra hoa, sau khi đậu quả và sau thu hoạch. Chia đều mỗi lần bón 1/3 lƣợng phân.

Phõn kali: chia làm 2 lần để bún: bún ẵ lƣợng K2O sau khi đậu quả và ẵ lượng còn lại bón trước khi thu hoạch 1-2 tháng.

Phân super lân: bón toàn bộ sau khi thu hoạch quả cùng với phân hữu cơ.

Phân CanNiBo: chia đều làm 2 lần bón trước khi ra hoa và lúc ra trái non.

Cuốc rãnh sâu xung quanh, rộng 30cm hoặc đào thành những hố rộng 20- 30cm, sâu 20-30cm, phân trộn đều với nhau, rắc vào rãnh hoặc hố, lấp đất, tưới nước, kết hợp với làm cỏ, tủ gốc.

- Tưới thúc: hòa tan 10-20g HAI-Chyoda trong 10 lít nước, tưới định kỳ 10-20 ngày/lần hoặc khi thấy cây cằn cỗi.

Ngoài phân bón gốc, sử dụng phân bón lá cho cam là rất cần thiết. Phun phân bón lá Foliar Blend (50ml/16L) vào thời kỳ sau thu hoạch và trước khi ra hoa giúp cây hồi phục nhanh, ra lá, ra cành mới, phân hóa mầm hoa và đậu trái, phun phân bón lá Hoàng Hổ Si (40ml/16L) vào thời kỳ sau đậu trái và trái đang lớn giúp cam bóng đẹp, lớn nhanh, có năng suất cao và chất lƣợng tốt.

c) Chăm sóc

- Thời kỳ kiến thiết cơ bản, cây cam chƣa có quả cần chú ý xen tỉa cành tạo tán cho cây. Người ta cắt tỉa bớt các cành nhỏ, cành vợt và cành mọc sâu trong tán. Đặc biệt cần tỉa bỏ những cành nhánh bị sâu gây hại. Công việc tỉa cành, tạo tán cũng cần được tiến hành thường xuyên hàng năm sau mỗi mùa thu hái quả. Cần cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành quả mọc yếu và những cành bị sâu bệnh gây hại nhằm tạo tán cây thông thoáng, loại bỏ một phần sâu bệnh hại.

- Hoa cây ăn quả có múi thường rất nhiều, nhưng tỷ lệ đậu quả thường thấp, chỉ vào khoảng 2-8%, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết chăm bón và đặc điểm giống, loài. Do đó, thời kỳ nụ, hoa, quả non, người ta thường tỉa bớt các hoa dị hình, nhƣng hoa quả non ra muộn và ở các vị trí không thích hợp cho việc hình thành và phát triển quả. Công việc này có thể đƣợc thực hiện bằng cách phun các chất điều hòa sinh trưởng.

- Ở thời kỳ quả đƣợc khoảng 1-2 tuần lễ cần tiến hành sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng kết hợp với bón phân bổ sung và các nguyên tố vi lượng để tăng tỷ lệ đậu quả và thúc đẩy nhanh quá trình lớn của quả, giảm lƣợng hạt và làm đẹp mã quả. Biện pháp này đặc biệt có hiệu quả khi sử dụng dạng chelat.

d) Một số yêu cầu khác

* Yêu cầu về sinh thái

Cây cam và cây có múi nói chung có những yêu cầu sinh thái rất đặc trƣng:

- Nhiệt độ: cây cam có thể sống và phát triển đƣợc trong khoảng nhiệt độ từ 13-38oC, thích hợp nhất là 23-29oC. Dưới 13oC và trên 42oC thì sự sinh trưởng bị ngừng lại

- Ánh sáng: cây cam không thích ánh sáng trực xạ nhƣng giai đoạn kiến thiết cây cần nhiều ánh sáng để phát triển thân lá. Giai đoạn cho trái nếu cường độ ánh sáng cao làm cho trái dễ bị nám, ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của trái

- Nước: cam cần nhiều nước trong giai đoạn ra hoa, mang trái nhưng không chịu đƣợc úng. Độ ẩm đất thích hợp nhất là 70-80%, độ ẩm không khí là 75%, lƣợng mƣa là 1.000-2.000 mm/năm

- Đất đai: đất phù sa, tơi xốp, thoát nước tốt, thích hợp với cây có múi, tầng canh tác dày tối thiểu 0,5 m; pH khoảng 5,5-7; hàm lƣợng hữu cơ trên 3%. Không nên trồng cây có múi trên đất sét nặng, đất phèn, đất nhiều cát, tầng canh tác mỏng, mực nước ngầm dưới 80cm

* Yêu cầu về kỹ thuật

- Kỹ thuật chọn giống: việc chọn giống tốt và sạch bệnh sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, tăng sức đề kháng đối với sâu bệnh, cho trái có phẩm chất tốt. Chọn cây đúng giống, năng suất, chất lƣợng cao đƣợc nhân giống từ cây mẹ chứng thực. Đối với cam chọn cây giống có nguồn gốc từ các dòng ƣu tú đƣợc vi ghép và chứng nhận sạch bệnh vàng lá Greening và Tristeza

- Kỹ thuật trồng và chăm sóc: kỹ thuật thiết kế vườn, tưới tiêu, bón phân, chăm sóc, xử lý sâu bệnh trong các giai đoạn phát triển của cây: thời kỳ kiến thiết cơ bản, thời kỳ kinh doanh, thời kỳ khai thác, thời kỳ già cỗi và chuyển sang cải tạo, trồng mới.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị cam cao phong tỉnh hòa bình (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)