Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần cơ điện lạnh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cơ điện lạnh eresson (Trang 40 - 51)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH ERESSON VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Khái quát chung về đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Eresson

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần cơ điện lạnh

Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH ERESSON Địa chỉ trụ sở : Số 9 – Phạm Hùng – Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội Số điện thoại : 04.37680205

Fax : 04.37680284

Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Eresson tiền thân là công ty TNHH đầu tư xây lắp cơ điện lạnh Eresson trực thuộc Viện khoa học Việt Nam, được thành lập năm 1986, với tên giao dịch là: ELFRIMECO. Chức năng kinh doanh chính là thiết kế, chế tạo các thiết bị chế biến thực phẩm như: Bia, rượu, nước giải khát có ga….

Ngay sau khi luật doanh nghiệp lần đầu tiên được ban hành, công ty đã hoàn tất thủ tục chuyển đổi chính thức đi vào hoạt động với với quy mô lớn và phát triển mạnh. Công ty được thành lập với tên đầy đủ là Công ty TNHH Đầu tư xây lắp cơ điện lạnh Eresson theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 041016 cấp ngày 21 tháng 10 năm 1992. Năm 2000 công ty bắt đầu sử dụng tên giao dịch mới là: ERESSON và đây cũng chính là thương hiệu của công ty trong mọi giao dịch.

Đến tháng 11 năm 2005 Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần cơ điện lạnh Eresson. Trụ sở chính của Công ty đặt tại số 9 Đường Phạm Hùng- Mỹ Đình-Từ Liêm- TP. Hà nội. Công ty có Nhà máy tại khu

công nghiệp Quang Minh- Vĩnh Phúc. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là chuyên thiết kế, chế tạo các thiết bị chế biến thực phẩm (như bia, rượu, nước giải khát có ga….), nồi nấu, các tank chứa trong dây chuyền bia bằng vật liệu inox…Công ty đã tham gia cung cấp, chế tạo và lắp đặt các tank cho các công trình tiêu biểu như: Nhà máy bia Ninh Bình, Nhà máy bia Sài Gòn- Bạc Liêu, Nhà máy bia Sóc Trăng, Nhà máy bia Hà Tây, Nhà máy bia Quảng Bình, Nhà máy bia Huế, Nhà máy bia Sài Gòn- Phú Yên, Nhà máy bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh, Nhà máy bia Thanh Hóa, Nhà máy bia Thái Bình, Nhà máy bia Hà nội…..Mục tiêu của công ty là trở thành nhà cung cấp thiết bị chế biến hàng đầu ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong lĩnh vực bia, sữa, giải khát và chế biến thực phẩm, công nghệ xử lý môi trường để tiếp cận tới những thị trường tiềm năng lớn như Nga và EU.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được mô tả trên sơ đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức và cơ cấu bộ máy của Công ty Chức năng, nhiệm vụ của các chức danh và các phòng ban.

- Đại hội đồng cổ đông : Cổ đông là chủ sở hữu của doanh nghiệp. Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

- Hội đồng quản trị : Thay mặt Đội hội cổ đông quyết định các vấn đề của doanh nghiệp.

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

KẾ TOÁN TRƯỞNG

P. DỰ ÁN KỸ THUẬT GIÁM ĐỐC NHÀ

MÁY

P. KẾ HOẠCH VẬT TƯ

XƯỞNG CẮT XƯỞNG UỐN,

HÀN

MÀI VÀ ĐÁNH BÓNG P TÀI CHÍNH

KẾ TOÁN P.TỔ CHỨC

HÀNH CHÍNH

- Ban kiểm soát : Thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát mọi hoạt động của hội đồng quản trị.

- Tổng giám đốc : Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý và chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ như : Phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức lao động...

- Giám đốc nhà máy: Phụ trách tổ chức điều hành và giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy cơ khí ERESSON.

- Phòng tổ chức hành chính:

+ Tham mưu cho tổng giám đốc công ty về công tác quy hoạch cán bộ, tuyển dụng và bố trí nhân sự đáp ứng yêu cầu sản xuất và kinh doanh của công ty.

+ Tham mưu cho tổng giám đốc về việc xây dựng các quy chế trả lương cho lao động. Theo dõi, quản lý lao động, lập bảng theo dõi thanh toán lương thưởng, duy trì thực hiện các chế độ chính sách của công ty.

- Phòng kế toán tài chính:

+ Tham mưu cho tổng giám đốc thực hiện luật kế toán và các quy định của nhà nước về hạch toán kế toán, quản lý tài chính của công ty.

+ Thực hiện mọi ghi chép, phản ánh hạch toán, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty. Đồng thời, thông qua tổng giám đốc điều hành, giám sát mọi hoạt động về kinh tế nhằm đảm bảo thường xuyên, đầy đủ toàn bộ tài sản của công ty, chịu trách nhiệm về kinh tế tài chính và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

- Phòng Dự án - kỹ thuật:

+ Thiết kế, tính toán, lập các dự án để đi đầu thầu các công trình

+ Lên kế hoạch triển khai các bản vẽ thi công theo hồ sơ trúng thầu và chuyển tới các xưởng để sản xuất theo kịp với tiến độ kế hoạch đề ra.

- Phòng kế hoạch vật tư:

+ Tham mưu cho giám đốc nhà máy về công tác quản lý, lên kế hoạch mua vật tư phục vụ công trình.

+ Theo dõi tình hình máy móc thiết bị hoạt động trong toàn công ty.

+ Lập kế hoạch thực hiện bảo dưỡng và sửa chữa MMTB theo định kỳ và chương trình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ vào sản xuất…

Các phòng ban trong Công ty là hệ thống công cụ quản lý trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ khác nhau.

Cơ cấu tổ chức các phòng ban cũng được tổ chức sắp xếp khác nhau tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ công việc. Đứng đầu các phòng ban có các trưởng, phó phòng chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, bộ máy kế toán, tổ chức, kỹ thuật….Các phòng ban hoàn toàn độc lập, song cũng có sự hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung của Công ty.

Ngoài các phòng ban giúp việc còn có các tổ chức đoàn thể khác phối hợp như: Tổ chức Công đoàn, Thanh niên luôn động viên khuyến khích thúc đẩy phong trào SXKD đạt hiệu quả cao.

- Các xưởng sản xuất: nhận lệnh của giám đốc nhà máy trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm theo các bản vẽ thiết kế của phòng dự án-kĩ thuật. Đồng thời các xưởng sản xuất cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với phòng dự án-kĩ thuật trong việc chu chuyển sản phẩm qua các giai đoạn sản xuất dưới sự điều hành trực tiếp của giám đốc nhà máy cơ khí.

2.1.3. Đặc điểm về lao động của Công ty

Hiện nay, lực lượng lao động của công ty gồm có 182 người. Tuy nhiên quy mô lao động của công ty thường xuyên có những biến động không đều qua các năm. Trong năm 2011, do nhận được những hợp đồng lớn đòi hỏi phải huy động nhân lực để hoàn thành công việc đúng tiến độ, công ty tuyển

thêm 13 người. Nhưng sang năm 2012 và 2013, biên chế lao động giảm là do tình hình kinh tế thế giới Công ty nhận được ít hợp đồng so với năm trước. Có thể nói trong các loại vốn của Công ty thì vốn về lao động đóng vai trò quyết định đến hiệu quả các loại vốn khác. Nếu Công ty có một cơ cấu lao động hợp lý sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển nói chung cũng như hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH ERESSON

Bảng 2.1 : Cơ cấu nhân sự của công ty Năm 2010, 2011, 2012, 2013

ĐVT : Người

STT Loại hình lao động Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Tổng số 210 100 223 100 195 100 182 100.00

I. Phân chia theo tính chất lao động

1 Lao động gián tiếp 72 34.29 78 34.98 70 35.90 63 34.62

2 Lao động trực tiếp 138 65.71 145 65.02 125 64.10 119 65.38

II. Phân chia theo trình độ lao động

1 Đại học 40 19.05 47 21.08 50 25.64 53 29.12

2 Cao đẳng 27 12.86 33 14.80 35 17.95 37 20.33

3 Trung cấp 32 15.24 44 19.73 37 18.97 40 21.98

4 CN kỹ thuật 96 45.71 82 36.77 61 31.28 42 23.08

5 Lao động phổ thông 15 7.14 17 7.62 12 6.15 10 5.49

(Nguồn số liệu phòng tổ chức hành chính Công ty cổ phần cơ điện lạnh ERESSON)

Về tính chất lao động, Do đặc thù là doanh nghiệp sản xuất cho nên lao động của doanh nghiệp lao động trực tiếp thường chiếm tỷ trọng cao hơn so với tỷ trọng lao động gián tiếp. Xét trong giai đoạn từ 2010 đến nay, cơ cấu lao động này của công ty tương đối ổn định, trong đó lực lượng lao động trực tiếp chiếm trên 60%. Trong tình hình kinh tế không ổn định như hiện nay thì việc duy trì được tỷ lệ lao động như vậy giúp doanh nghiệp vẫn đứng vững được trong sản xuất và kinh doanh ổn định.

Về trình độ của lao động, Công nhân kỹ thuật của Công ty giảm dần qua từng năm cụ thể: Năm 2010 là 96 người chiếm 45.74%, năm 2011 giảm xuống còn 82 người chiếm 36.77%, năm 2012 giảm xuống còn 61 người chiếm 31.28% và năm 2013 giảm xuống còn 42 người chiếm 23.08%. Số lượng công nhân kỹ thuật giảm là do Công ty đã tạo điều kiện cho công nhân đi nâng cao trình độ bằng đi học lên cấp cao hơn do vậy lao động của Công ty tuy giảm về số lượng nhưng lại nâng cao được chất lượng.

2.1.4. Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần cơ điện lạnh ERESSON trong những năm gần đây.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013, trong bối cảnh toàn bộ nền kinh tế của quốc tế nói chung và của Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Công ty cổ phần cơ điện lạnh ERESSON cũng không tránh khỏi những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong hoàn cảnh như vậy, lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần cơ điện lạnh ERESSON cùng chung tay vượt qua những khó khăn và cũng có những thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Qua số liệu của bảng 2.2, ta thấy tổng doanh thu năm 2011 ( bao gồm cả doanh thu bán hàng và doanh thu hoạt động tài chính) tăng so với năm 2010 là 225.929 triệu đồng với tỷ lệ là 180.19%, năm 2012 giảm so với năm 2011 là 97.416 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 27.73%, năm 2013 lại giảm so với

năm 2012 là 45.821 triệu đồng với tỷ lệ giảm 18.05%. Như vậy có thể nói trong năm 2011 do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 kết thúc doanh nghiệp đã hồi phục sản xuất kinh doanh nhanh từ đó mà sự tăng trưởng đáng kể về tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đến sang năm 2012 do khủng hoảng kinh tế trong nước và thế giới, trong nước lạm phát tăng cao, các yếu tố đầu vào của công ty như điện, inox… tăng giá khá mạnh, lãi suất cho vay ngân hàng của năm 2012 tăng mạnh, bên cạnh đó công ty đã tập trung khá lớn cho giai đoạn hoàn thành quá trình mở rộng sản xuất nên chi phí tài chính trong năm tăng một cách đáng kể.

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH ERESSON

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010-2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch 2010 với 2011

Chênh lệch 2011 với 2012

Chênh lệch 2012 với 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu

thuần bán hàng

113.219 331.967 232.639 207.412 218.747 193,21 (99.327) (29,92) (25.227) (10,84) Doanh thu

HĐTC 12.165 19.346 21.258 664 7.181 59,03 1.911 9,88 (20.594) (96,88) Tổng

doanh thu từ HĐKD

125.384 351.314 253.897 208.076 225.929 180,19 (97.416) (27,73) (45.821) (18,05) Tổng LN

trước thuế 13.221 65.844 36.560 16.140 52.623 398,02 (29.284) (44,47) (20.420) (55,85) Lợi nhuận

sau thuế 10.902 49.373 30.952 12.105 38.470 352,86 (18.420) (37,31) (18.847) (60,89)

( Nguồn báo cáo tài chính Công ty cổ phần cơ điện lạnh ERESSON năm 2010, 2011, 2012, 2013 )

Hiệu quả trong sản xuất kinh doanh được thể hiện qua lợi nhuận của doanh nghiệp. Năm 2011 lợi nhuận trước thuế tăng 398,02% (tương ứng 52.623 triệu đồng) so với năm 2010 và lợi nhuận sau thuế đạt 38.470 triệu đồng tăng 352,86% so với năm 2010. Lợi nhuận tăng do sau giai đoạn khủng hoảng 2008 kinh tế đang hồi phục dần, công ty đã nhận được nhiều hợp đồng lắp đặt và sản xuất thiết bị lớn, thúc đẩy sự phát triển của công ty. Năm 2012 lợi nhuận trước thuế giảm so với năm 2011 là 44,47% (29.284 triệu đồng), lợi nhuận sau thuế giảm 37,31% (tương ứng 18.420 triệu đồng), năm 2013 lợi nhuận trước thuế giảm so với năm 2012 là 55,85% (20.420 triệu đồng), lợi nhuận sau thuế giảm 60,89% (18.847 triệu đồng). Lợi nhuận 2013 và 2012 giảm do khủng hoảng của nền kinh tế toàn thế giới và việc việc vỡ nợ tín dụng đen làm cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng khó khăn hơn.

2.1.5. Những Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Eresson

* Thuận lợi :

Trong những năm gần đây khủng hoảng kinh tế, lạm phát của nền kinh tế các ngân hàng thương mại đã thắt chặt tín dụng và lãi suất tăng cao nhưng do Công ty là khách hàng lớn của hai ngân hàng đó là ngân hàng Nông nghiệp Cầu Giấy và ngân hàng Công thương Quang Minh cho nên nguồn vốn vay của Công ty có giảm nhưng vẫn được ổn định.

Công ty có đội ngũ cán bộ lành nghề gắn bó với Công ty nhiều năm nên đây không chỉ là những người thạo việc, giàu kinh nghiệm hiểu biết về Công ty và hiểu biết lẫn nhau mà còn có tình yêu với nơi đã gắn bó và có trách nhiệm cao với tài sản và thành quả Công ty. Nhờ đó mà Công ty dễ dàng phát triển một môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả và trách nhiệm, đồng tâm hợp lực vì sự phát triển của Công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cơ điện lạnh eresson (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)