Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cơ điện lạnh eresson (Trang 125 - 128)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Eresson

3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Với chức năng cơ bản là toàn bộ số vốn mà công ty ứng ra để thỏa mãn nhu cầu dự trữ nguyên, nhiên vật liệu, đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra một cách bình thường liên tục nên vốn lưu động thường chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số vốn của công ty. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu

động góp phần quyết định việc nâng cao hiệu quả toàn bộ vốn kinh doanh nói chung, công ty cần:

3.2.4.1. Kế hoạch hóa quản lý vật tư hàng hóa.

Xác định rõ nhu cầu về các loại sản phẩm của công ty mà chủ yếu là Inox, thép, đồng…theo chủng loại, số lượng và thời gian cung cấp mức dự trữ cho phù hợp với các hợp đồng đã ký và các dự án đang nghiên cứu của công ty. Ngoài ra có thể nếu điều kiện thực tế cho phép, công ty vận dụng tối đa hệ thống kho bãi tốt của công ty để dự trữ một số hàng hóa đang có xu hướng biến động giá theo hướng có lợi.

Ứng dụng công nghệ khoa học vào để quản lý vật tư vào quá trình SXKD. Công ty nên đầu tư hệ thống camera và lập đường truyền tín hiệu về tổng công ty để giám sát, theo dõi quá trình sản xuất của toàn công ty nhằm tránh thất thoát vật tư trong quá trình sản xuất.

Bảo quản dự trữ vật tư tại các kho của công ty. Định kỳ kiểm kê đối chiếu tình hình nhập, xuất và tồn các loại vật tư, hàng hóa để làm cơ sở cho việc xác định mức dự trữ cần thiết, cũng như bổ sung hàng hóa vật tư đảm bảo luôn duy trì được lượng hàng hóa dự trữ ở mức cần thiết và hợp lý, tránh tình trạng tồn kho quá nhiều như ở các năm trước đây.

Xác định và ổn định nguồn cung để định hướng phát triển lâu dài, Công ty nên lựa chọn nhà cung cấp thích hợp. Đàm phán, ký kết với các nhà cung cấp vật tư có sự ổn định về số lượng và giá cả phù hợp.

Tổ chức tốt công tác kế hoạch hóa quản lý vật tư giúp cho công ty mua đúng, mua đủ, mua vừa các loại vật tư đầu vào trong thời điểm phù hợp, nhờ đó sẽ giảm bớt các chi phí không cần thiết. Việc này đòi hỏi các bộ phận của công ty cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ từ khâu lập kế hoạch kinh doanh đến khâu bảo quản, nhận và xuất kho của các bộ phận liên quan. Từ đó tránh tình trạng thiếu vật tư nhưng không làm tồn đọng quá nhiều vốn vì hàng tồn kho từ đó nâng cao đáng kể hiệu quả quản lý hàng tồn kho.

3.2.4.2. Đẩy nhanh công tác thanh toán, thu hồi nợ để tăng tốc độ chu chuyển của vốn lưu động.

Các khoản phải thu thể hiện số tiền khách hàng nợ công ty phát sinh trong hoạt động kinh doanh, cung ứng hàng hóa và dịch vụ dưới hình thức bán trước, trả sau. Nhưng đây còn là các khoản tiền trả trước cho người bán khi công ty mua hàng.

Tính đến cuối năm 2013 số tiền phải thu của khách hàng còn tồn lại là 65,779 triệu đồng chiếm 22,5% tổng tài sản của công ty. Điều này thể hiện vốn mà công ty bị chiếm dụng lớn. Trong tổng số nợ phải thu của công ty có rất nhiều khoản nợ đã kéo dài nhiều năm chưa xử lý được do một số công nợ của các Nhà máy bia đã đi vào hoạt động nhưng chây ì không trả tiền. Như vậy nếu số nợ phải thu quá nhiều sẽ gây ra rủi ro khó lường cho công ty. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần có biện pháp thu hồi công nợ kịp thời, nhằm giúp đồng vốn đó tham gia vào quá trình lưu thông sản xuất. Công ty đã có những biện pháp thu hồi công nợ nhưng chưa chặt chẽ quyết liệt. Vì vậy trong thời gian tới công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau:

+ Thống kê và phân loại các khách hàng còn nợ, đối chiếu công nợ và tùy thuộc vào từng khoản nợ, giá trị nợ, đối tượng nợ…để gia hạn hoặc dùng các biện pháp mạnh, thậm chí nhờ sự can thiệp của cơ quan pháp luật để xúc tiến việc thu hồi nợ, tránh tình trạng nợ dây dưa, mất vốn hoặc công ty có thể bán nợ cho các công ty mua bán nợ.

+ Quy định rõ về các điều khoản thanh toán, thời gian thanh toán. Mặt khác ngay từ ngày ký hợp đồng với khách hàng, công ty cần nắm bắt đầy đủ các thông tin chính xác về khách hàng, về uy tín và khả năng thanh toán của họ, nhắm hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các hình thức chiết khấu, giảm giá để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh.

+ Thường xuyên đánh giá tình hình nợ đọng còn lại, đặc biệt là số nợ khó đòi, để nếu cần thì trích lập dự phòng các khoản phảu thu khó đòi nhằm giảm bớt tổn thất do khách hàng không chịu thanh toán các khoản nợ đến và quá hạn. Ngoài ra bộ phận kế toán còn phải thường xuyên theo dõi hàng ngày các khoản nợ phải thu. Đồng thời, công ty cũng cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ có năng lực, có trách nhiệm cao trong việc thanh quyết toán và đòi nợ, cần gắn trách nhiệm và quyền lợi cho người lao động có liên quan.

+ Việc đẩy nhanh công tác thanh toán và thu hồi nợ, sẽ làm cho đồng vốn của công ty nhanh quay vòng qua lại với công ty, nhờ đó sẽ đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động, giảm bớt các rủi ro, nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cơ điện lạnh eresson (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)