Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần cơ điện lạnh Eresson

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cơ điện lạnh eresson (Trang 76 - 106)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh Eresson giai đoạn 2010-2013

3.1.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần cơ điện lạnh Eresson

3.1.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng thể vốn kinh doanh

Trong những năm vừa qua nền kinh tế thế giới và việt nam có sự biến động lớn, đó là sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam, dẫn đến nền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt trong giai đoạn này chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt như hiện nay dẫn đến toàn bộ nền kinh tế rơi vào tình trạng hết sức khó khăn, lãi vay tăng cao, hợp đồng đấu thầu các dự án gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế còn gặp nhiều hạn chế, công ty hoạt động vẫn thu được kết quả đáng khích lệ, doanh thu cũng như lợi nhuận đạt được mức khá cao đặc biệt là năm 2011. Bước sang năm 2013 việc sử dụng vốn còn nhiều bất cập do lãi vay dẫn đến lợi nhuận giảm mạnh. Tuy nhiên để có những đánh giá cụ thể hơn, ta cần xem xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty thông qua số liệu ở bảng 3.5.

Vòng quay vốn kinh doanh: Chỉ tiêu phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh bình quân công ty bỏ ra sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, hay nói cách khác là để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ công ty sẽ phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn kinh doanh. Năm 2010 vòng quay vốn kinh doanh là 0,43 vòng, năm 2011 tăng lên 0,88 vòng tương ứng tỷ lệ tăng 109,6%, năm 2012 giảm xuống còn 0,54 vòng tỷ lệ giảm 38,89% và năm 2013 giảm tiếp xuống còn 0,45 vòng tương ứng với tỷ lệ giảm 16,51%. Nhìn chung trong bốn năm qua vòng quay vốn kinh doanh của công ty có nhiều biến động. Nếu trong năm 2013 và 2012, cứ 01 đồng vốn kinh doanh của ty đầu tư tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong một năm chỉ tạo ra được 0,45 đồng doanh thu năm 2013 và 0,54 đồng doanh thu năm 2012, năm 2011 tạo ra được 0,88 đồng và năm 2010 tạo ra 0,43 đồng doanh thu trên 01 đồng vốn kinh doanh.

Bảng 3.5: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của CTCP cơ điện lạnh Eresson giai đoạn năm 2010-2013

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch 2010 với 2011

Chênh lệch 2011 với 2012

Chênh lệch 2012 với 2013 Tuyệt

đối TT % Tuyệt

đối TT % Tuyệt đối

TT

%

1 Doanh thu Triệu

đồng 113.219 331.967 232.639 207.412 218.747 193,21 -99.327 -29,92 -25.227 - 10,84 2 Lợi nhuận sau thuế Triệu

đồng 10.902 49.373 30.952 12.105 38.470 352,86 -18.420 -37,31 -18.847 - 60,89

3 VKD bình quân Triệu

đồng 265.914 373.750 428.644 457.640 107.836 79,78 54.894 29,36 28.996 13,56 4 Vốn chủ sở hữu bình

quân

Triệu

đồng 146.451 218.123 260.324 232.478 71.672 49 42.200 19 -27.846 -11 5 Nợ phải trả bình quân Triệu

đồng 120.906 155.969 168.686 225.636 35.063 29 12.716 8 56.949 34 6 Tỷ suất LN trên doanh

thu=2/1(TP) % 9,63 14,87 13,30 5,84 5,24 54,45 -1,57 -10,54 -7,47 -

56,13 7 Tỷ suất LN trên

VKD=2/3(ROA) % 4,1 13,21 7,22 2,65 9,11 111,86 -5,99 -22,67 -4,58 -

31,69

8 Tỷ suất LN

VCSH=2/4(ROE) % 7,44 22,64 11,89 5,21 15,19 204,06 -10,75 -47,47 -6,68 -

56,21

9 Số vòng quay

VKD=1/3 (TA) vòng 0,43 0,88 0,54 0,45 0,45 109,60 -0,34 -38,89 -0,09 -

16,51

10 Hệ số nợ (5/3) 0,45 0,41 0,39 0,49 -0,04 -7,78 -0,02 -5,691 0,10 25,26

11 Đòn bẩy tài chính(3/4)

(TD) 1,82 1,72 1,64 1,96 -0,1 -6,08 -0,08 -3,91 0,32 19,57

( Nguồn báo cáo tài chính Công ty cổ phần cơ điện lạnh ERESSON năm 2010, 2011, 2012, 2013 )

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Năm 2013 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 5,84% giảm 7,46% so với năm 2012 (13,3%), giảm 9,03% so với năm 2011 (14,87%), giảm 3,79% so với năm 2010 (9,63%). Do đó ta thấy năm 2012 cứ 1 đồng doanh thu thuần tạo ra được 0,133 đồng lợi nhuận, năm 2011 và 2010 cứ 1 đồng doanh thu thuần tạo ra được 0,1487 đồng và 0,0963 đồng lợi nhuận thì đến năm 2013, 1 đồng doanh thu thuần chỉ tạo ra được 0,0584 đồng lợi nhuận.

Hệ số nợ Năm 2010 cứ một đồng vốn mà công ty bỏ ra kinh doanh sẽ có 0,45 đồng là vốn đi vay, với hệ số này công ty đang tiềm ẩn rủi ro cao.

Năm 2011 giảm xuống còn 0,41, năm 2012 giảm xuống 0,39 và năm 2013 tăng lên là 0,49 cho thấy cứ một đồng vốn công ty bỏ ra kinh doanh là 0,49 đồng vốn đi vay, ta thấy rằng công ty đang mất kiểm soát về vốn, rủi ro cao.

Chính vì vậy công ty cần có biện pháp giảm hệ số nợ xuống bằng cách thanh toán sớm các khoản vay ngắn và dài hạn của công ty.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế VKD (tỷ suất sinh lời tài chính ROA)

Nhìn vào bảng 3.5 ta thấy tỷ suất sinh lời trên vốn kinh doanh (ROA) của công ty năm 2010 công ty cứ bỏ ra một đồng vốn kinh doanh sẽ thu được 4,1% lợi nhuận, năm 2011 tăng lên 13,21% tăng 9,11% so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng là 223,73%, năm 2012 giảm xuống còn 7,22% giảm 5,99% so với năm 2011 tương ứng tỷ lệ giảm 45,33% và tiếp đến năm 2013 tỷ suất này giảm còn 2,65% giảm 4,58% so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ giảm là 63,38%.

Năm 2010 công ty đã làm ăn có lãi trên 10,9 tỷ đồng, năm 2011 lợi nhuận sau thuế của công ty là trên 49,3 tỷ đồng, năm 2012 giảm xuống còn 30,9 tỷ đồng và năm 2013 giảm tiếp xuống còn trên 12,1 tỷ đồng. Kết quả này cho thấy do công ty đã sử dụng nguồn vốn tài chính không hợp lý nên mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm. Để phân tích rõ hơn

nguyên nhân của sự không ổn định của tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh (ROA), ta đi phân tích dựa vào phương pháp phân tích Dupont, ta có phương trình sau:

ROA = Tp * Ta Trong đó:

Tp: Tỷ suất lợi nhuận

Ta: Vòng quay vốn kinh doanh

So sánh chỉ tiêu ROA năm 2011 với năm 2010 ta thấy, ROA năm 2011 tăng 9,11 lần tương ứng tăng 223,73% do: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (TP) tăng 5,24 lần tương ứng tăng 54,45%, số vòng quay vốn kinh doanh (TA) tăng 0,45 lần tương ứng tăng tỷ lệ 109,6%.

So sánh chỉ tiêu ROA năm 2012 với năm 2011 ta thấy, ROA năm 2012 giảm 5,99 lần tương ứng giảm tỷ lệ 45,33% do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (TP) giảm 1,57 lần tương ứng tỷ lệ giảm 10,54% và số vòng quay vốn kinh doanh (TA) cũng giảm 0,34 lần tương ứng giảm 38,89%.

So sánh chỉ tiêu ROA năm 2013 với năm 2012 ta thấy, ROA năm 2013 giảm tiếp 4,58 lần tương ứng tỷ lệ 63,38%. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (TP) giảm 7,47 lần tương ứng giảm 56,13% và số vòng quay trên vốn kinh doanh (TA) giảm 0,09 lần tương ứng tỷ lệ giảm 16,51%.

Như vậy chỉ tiêu ROA của công ty chủ yếu bị ảnh hưởng bởi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (TP) chứ không chỉ ảnh hưởng nhiều của vòng quay vốn kinh doanh (TA). Điều này thể hiện việc quản lý vốn sử dụng chi phí của công ty chưa được tốt.

Đơn vị tính: %

4,1

13,21

7,22

2,65 7,44

22,64

11,89

5,21

0 5 10 15 20 25

2010 2011 2012 2013

ROA

ROE

(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2010-2013) Biều đồ 3.6: Biểu đồ biến động của ROA và ROE năm 2010-2013

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE).

Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2013 giảm hơn 27 tỷ đồng so với năm 2012 trong khi năm 2012 lại tăng trên 42 tỷ đồng so với năm 2011, năm 2011 tăng trên 71 tỷ so với năm 2010. Do sự biến động lợi nhuận và phân phối lợi nhuận, trong năm 2012 tỷ suất lợi nhuận có sự sụt giảm đáng kể với mức sụt giảm 10,75% so với năm 2011 từ mức 22,64% xuống 11,89% điều đó có nghĩa cứ một đồng vốn chủ sở hữu năm 2011 thì tạo ra 0.23 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2012 chỉ còn 0,12 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2013 cũng giảm 6,68% so với năm 2012 từ mức 11,89% xuống 5,21%. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt nhưng ta thấy các năm chỉ số ROE không tăng mà lại giảm như vậy là do giá vốn hàng bán và chi phí lãi vay tăng cao.

Để thấy nguyên nhân dẫn đến sự biến động này ta tiến hành phân tích biến động ROE dưới sự tác động của các nhân tố qua phương pháp phân tích Dupont.

ROE = Tp * Ta * Td Trong đó:

- Tp : Tỷ suất lợi nhuận - Ta : Số vòng quay VKD - Td : Tỷ số đòn bẩy tài chính

Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu ROE qua ba năm như sau:

So với năm 2010, năm 2011 ROE tăng 0,15 tương ứng tỷ lệ tăng 204,06% là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (TP) tăng 54,45%, vòng quay vốn kinh doanh (Ta) tăng 109.6%, đòn bẩy tài chính (Td) giảm 6,08% . Năm 2012 so với năm 2011 ROE giảm 0,11 tương ứng tỷ lệ giảm 47,47% là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Tp) giảm 10,54%, vòng quay vốn kinh doanh (Ta) giảm 38,89%, đòn bẩy tài chính giảm 3,91%. Năm 2013 so với năm 2012 giảm 0,67 tương ứng tỷ lệ giảm 56,21% là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Tp) giảm 56,13%, vòng quay vốn kinh doanh giảm 16,51%, đòn bẩy tài chính (Td) tăng 19,57%.

Ta thấy các nhân tố ảnh hưởng làm giảm ROE trong mấy năm qua chủ yếu là do sự giảm sút của vòng quay vốn kinh doanh (Ta) và tỷ suất đòn bẩy tài chính (Td), tuy nhiên sự ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính (Td) là không đáng kể. Do vậy để nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh công ty cần điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn và tài sản cho phù hợp với quy mô kinh doanh.

3.1.2.2. Thực trạng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, vốn lưu động luôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy xác định nhu cầu vốn lưu động hàng năm là cần thiết để đảm bảo quá trình sản xuất của doanh nghiệp không bị ngưng. Để xác định và đảm bảo vốn lưu động thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của kỳ báo cáo, kỳ kế

hoạch là điều tất yếu để từ đó giúp cho ban lãnh đạo công ty cách quản lý vốn tiết kiệm, hiệu quả cho doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một chỉ tiêu quan trọng làm căn cứ đánh giá, tác động trực tiếp và mạnh mẽ để hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

a) Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động

Việc tổ chức, sử dụng VLĐ có hiệu quả sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho Công ty, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của Công ty.

Sử dụng VLĐ hiệu quả sẽ huy động được các nguồn tài trợ khác một cách dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động SXKD và khắc phục một số rủi ro nhất định.

Qua bảng số liệu 3.6: Ta có thể thấy tình hình biến động về cơ cấu của các loại tài sản ngắn hạn dẫn đến biến động về cơ cấu VLĐ của Công ty, thể hiện rõ qua biểu đồ 3.7. Cụ thể: Trong tổng vốn lưu động qua các năm chủ yếu là khoản phải thu ngắn hạn. Năm 2011 khoản phải thu ngắn hạn tăng gần 4 lần so với năm 2010, chiếm 41,22%. Năm 2012 khoản phải thu so với năm 2010 tăng gấp 7 lần, tỷ trọng các khoản phải thu tăng lên 61,97% tăng 20,75% so với năm 2011.

Về chỉ tiêu hàng tồn kho: Từ năm 2010 đến năm 2013, hàng tồn kho của Công ty tăng mạnh cả về tỷ trọng và quy mô vốn. Cụ thể về tỷ trọng năm 2010 là 77,69%, năm 2011 là 52,49%, năm 2012 là 21,89% nhưng sang năm 2013 lên tới 75,96%.

Bảng 3.6: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty CP CĐL Eresson giai đoạn năm 2010 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I Tiền và các khoản tương

đương tiền 13.073 6,28 14.829 6,08 8.928 3,27 2.381 0,81

1 Tiền 13.073 14.829 8.928 2.381

II Các khoản phải thu

ngắn hạn 27.317 13,13 100.604 41,21 169.381 61,97 69.345 23.72

1 Phải thu của khách hàng 3.595 1,73 85.521 35,04 78.876 28.86 10.992 3.76 2 Trả trước cho người bán 7.464 3,59 14.742 6,04 4.812 1.76 30.704 10.50

3 Phải thu nội bộ 12.041 5,79 21.201 7.76

5 Các khoản phải thu khác 4.216 2,03 340 0,13 64.49 23.60 27.648 9.46

III Hàng tồn kho 161.667 77,69 128 52,49 59,840 21,89 222,062 74,95

1 Hàng tồn kho 161.667 77,69 128 59.84 222,062

IV Tài sản ngắn hạn khác 6.031 2,9 527 0,22 35.164 12,87 2.114 0,72 1 Thuế GTGT được khấu

trừ 4.057 1,95 38 806 0.3 336

2 Tài sản ngắn hạn khác 1.974 0,95 489 34.358 12.571 1778

Tổng cộng tài sản ngắn

hạn 208.088 100 244.098 100 273.314 100 292.337 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Eresson năm 2010, 2011, 2012, 2013)

Đơn vị tính: Lần

Biểu đồ 3.7: Tình hình biến động của các tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Eresson giai đoạn 2011-2013 so với năm 2010

Chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác: Năm 2012 tài sản ngắn hạn khác tăng gấp 6 lần so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 12,87% là do năm 2012 Công ty có nhiều công trình ở xa nên tạm ứng cho các chỉ huy công trình để hoạt động sản xuất.

Với tiền và các khoản tương đương tiền giảm từ 8,929 triệu đồng cuối năm 2012 xuống còn 2,381 triệu đồng vào cuối năm 2013 tương ứng tỷ lệ giảm 73,33%. Mặc dù chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn, chỉ chiếm 0,81% nhưng đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh phần nào khả năng thanh toán của Công ty trong năm.

Như vậy, Vốn lưu động của Công ty cổ phần cơ điện lạnh ERESSON trong giai đoạn 2010-2013 đã có những sự biến động, nhưng cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất khác giá trị các khoản phải thu và hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao so với tổng vốn lưu động. Do vậy, sự thay đổi của

khoản mục trên sẽ tác động lớn đến công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động, đồng thời cũng ảnh hưởng nhiều nhất tới hiệu quả của công tác này. Để đánh giá toàn diện hơn, ta đi phân tích sự biến động của một số khoản mục chủ yếu trong kết cấu vốn lưu động của công ty: Vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho.

*) Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các công ty luôn có nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt ở một mức độ nhất định để có thể đáp ứng kịp thời các giao dịch hàng ngày hay để ứng phó những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được, bởi đây là khoản vốn có tính thanh khoản cao nhất. Chính vì vậy mà quy mô khoản vốn này có liên quan chặt chẽ đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến mức độ an toàn về mặt tài chính của công ty.

Tuy nhiên, đây lại là khoản vốn có khả năng sinh lời rất thấp, hầu như không vận động nên nó cũng tác động lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Do dó, xác định được một mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp.

Ta thấy rằng tiền và các khoản tương đương tiền giảm dần qua từng năm đồng thời nợ phải trả ngắn hạn của công ty tăng dần. Do lượng dự trữ tiền mặt so với các khoản nợ ngắn hạn là quá ít, trong kinh doanh nếu có sự biến động mạnh thì doanh nghiệp gặp rủi ro rất cao. Do vậy việc duy trì một lượng tiền vừa đủ là rất cần thiết để đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty

Để xem xét tình hình khả năng thanh toán của Công ty cổ phần cơ điện lạnh ERESSON ta đi phân tích các chỉ tiêu cụ thể qua bảng 3.7:

Bảng 3.7: Khả năng thanh toán của Công ty CP CĐL Eresson giai đoạn năm 2010 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng, lần

STT Chỉ tiêu Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013 1 Tổng cộng tài sản 340.439 407.747 450.274 465.954 2 Tài sản ngắn hạn 208.088 244.098 273.314 292.337 3 Tiền và các khoản tương

đương tiền 12.885 14.829 8.928 2.381

4 Hàng tồn kho 161.666 128.137 59.840 222.062 5 Tổng nợ phải trả 165.379 146.559 190.813 260.459 6 Nợ ngắn hạn 164.940 142.879 188.033 258.210

Thanh toán hiện thời= 2/6 1,26 1,71 1,45 1,13 Thanh toán nhanh = (2-4)/6 0,28 0,81 1,14 0,27 Thanh toán tức thời = 3/6 0,08 0,10 0,05 0,01

(Nguồn báo cáo tài chính Công ty Eresson năm 2010,2011,2012,2013) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty năm 2010 hệ số thanh toán hiện thời là 1,26 tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán 1,26 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2011 khả năng thanh toán hiện thời của công ty tăng lên cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,71 đồng tài sản ngắn hạn của công ty. Sang năm 2012 và năm 2013 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi 1,45 đồng và 1,13 đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện thời đều lớn hơn 1 do đó ta thấy công ty đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của mình.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty được cải thiện tăng dần qua các năm, tuy nhiên năm 2013 lại giảm mạnh. Năm 2010 với hệ số là 0,28, năm 2011 hệ số tăng lên đáng kể là 0,81, năm 2012 tăng lên 1,14 và năm 2013 hệ số này giảm xuống còn là 0,27. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh

toán các khoản nợ đến hạn của công ty nhưng không tính đến hàng tồn kho.

Trong Công ty CP cơ điện lạnh Eresson hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao, năm 2010-2011 và 2013 hệ số thanh toán của công ty đều nhỏ hơn 1. Điều này thể hiện phần tài sản lưu động đảm bảo thanh toán ngay các khoản nợ là rất thấp.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty biến đổi liên tục, làm cho khả năng thanh toán tức thời cũng biến đổi nhanh chóng cụ thể: Cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,08 đồng, 0,1 đồng, 0,05 đồng và 0,01 đồng ở các năm 2010, 2011, 2012 và 2013. Việc để hệ số thanh toán tức thời bằng bao nhiêu là vừa đủ còn tùy thuộc vào số nợ ngắn hạn và quy mô sản xuất kinh doanh và dựa vào các công ty trong ngành. Hiện nay hệ số thanh toán tức thời của công ty hiện hành nên duy trì ở mức 0,5 là phù hợp. Với Công ty cổ phần cơ điện lạnh Eresson thì hệ số thanh toán tức thời ở mức quá thấp chưa phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần nghiên cứu cân nhắc kỹ giữa tích lũy và đầu tư vào hoạt động kinh doanh khác nhau nhằm thu lời tối đa cho Công ty.

*) Tình hình quản lý các khoản phải thu.

Một khoản vốn hết sức quan trọng trong cơ cấu vốn VLĐ của Công ty đó là các khoản phải thu. Đây là số tiền thuộc sở hữu của Công ty nhưng lại không trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà là phần vốn bị người khác chiếm dụng. Do đó, khả năng rủi ro của khoản vốn này là khá cao, việc quản lý các khoản phải thu trở nên có ý nghĩa hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

Trong năm 2013 trị giá các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty cổ phần cơ điện lạnh Eresson là 69.345 triệu đồng giảm so với đầu năm là 100.036 triệu đồng chiếm tỷ lệ giảm 59,06%, năm 2011 là 100.604 triệu đồng chiếm 41,21% tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, tăng 73.286 triệu đồng tỷ lệ tăng là 268,28% so với đầu năm 2011, năm 2012 tăng so với đầu năm là

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cơ điện lạnh eresson (Trang 76 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)