Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu tại huyện thống nhất tỉnh đồng nai (Trang 31 - 35)

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu ở Việt Nam

1.2.3.1. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cây hồ tiêu mọc hoang được tìm thấy từ trước thế kỷ XVI, nhưng đến thế kỷ XVII mới được đưa vào. Đến cuối thế kỷ XIX, hồ tiêu được trồng với diện tích tương đối khá ở Phú Quốc, Hòn Chồng và Hà Tiên (Kiên Giang. Cũng trong khoảng thời gian này và đầu thế kỷ XX, hồ tiêu được phát triển lên vùng đất đỏ bazan ở miền Đông Nam Bộ và miền Trung.

Từ năm 1996, các nước sản xuất tiêu chính như Indonesia, Malaysia, Brazil mất mùa hồ tiêu vì khô hạn do ảnh hưởng của El Nino, cộng với cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực Đông Nam Á vào năm 1997, giá hồ tiêu

xuất khẩu tăng liên tục từ 2.000 USD/tấn lên 4.000 USD/tấn vào khoảng giữa những năm 1997-1999, có lúc lên đến 6.000 USD/tấn, tạo cơ hội thuận lợi cho Việt Nam phát triển sản xuất hồ tiêu.

Từ năm 1997, diện tích hồ tiêu cả nước tăng liên tục, từ 9.800 ha lên 52.500 ha (năm 2004), nghĩa là tăng gấp hơn năm lần. Sản xuất hồ tiêu tập trung và tăng nhanh nhất ở vùng Đông Nam Bộ, năm 1997 là 5.893 ha, đến năm 2004 đạt 26.900 ha (chiếm 51,3% tổng diện tích hồ tiêu cả nước), chỉ riêng tỉnh Bình Phước đã đạt diện tích 13.500 ha. Hồ tiêu mới phát triển ở Tây Nguyên sau năm 1975, song đến năm 2004 diện tích trồng hồ tiêu ở vùng này đã vượt 17.980 ha, Đăk Lăk vươn lên đứng hàng thứ hai trong số 18 tỉnh có trồng nhiều hồ tiêu với hơn 11.000 ha.

Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam đã chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần giao dịch toàn cầu, điều quan trọng hơn là vai trò và vị trí ngành hồ tiêu Việt Nam từng bước được nâng cao khi các nước bắt đầu lấy giá bán của Việt Nam để tham khảo. Trong vòng 5 năm trở lại đây (giai đoạn 2011 – 2015) được xem là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam.

45,100 46,900 51,100

83,800

97,600 109,400 112,700

122,100

147,400

168,800

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000

2011 2012 2013 2014 2015

Diện tích canh tác (Ha)

Sản lượng (Tấn)

Nguồn:Tổng cục thống kê Biểu đồ 1.1. Diện tích canh tác và sản lượng hồ tiêu của Việt Nam từ 2011

đến 2015 Nhận xét:

Nhìn chung, diện tích canh tác và sản lượng hồ tiêu của cả nước từ 2011-2015 có xu hướng tăng lên. Cụ thể:

Năm 2011 hồ tiêu diện tích đạt 45,1 nghìn ha, tăng 1,8%, sản lượng đạt 109,4 nghìn tấn, tăng 3,8% so với năm 2010.

Năm 2012 hồ tiêu diện tích đạt 46,9 nghìn ha, tăng 4,2%, sản lượng đạt 112,7 nghìn tấn, tăng 0,6% so với năm 2011.

Năm 2013 hồ tiêu diện tích đạt 51,1 nghìn ha, tăng 6%, sản lượng đạt 122,1 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2012.

Năm 2014 hồ tiêu diện tích đạt 83,8 nghìn ha, tăng 21,4%, sản lượng đạt 147,4 nghìn tấn, tăng 13% so với năm 2013.

Năm 2015 hồ tiêu diện tích đạt 97,6 nghìn ha, tăng 14%, sản lượng đạt 168,8 nghìn tấn, tăng 11,3% so với năm 2014.

Nhận xét chung:

Diện tích

Diện tích canh tác hồ tiêu liên tục tăng trong các năm vừa qua và không có dấu hiệu giảm. Diện tích năm 2015 so với diện tích năm 2011 tăng 52,5 nghìn ha, tăng 53,8% diện tích. Diện tích hồ tiêu Việt Nam đang tăng quá nhanh, trong những năm gần đây, người dân ồ ạt chặt bỏ một số loại cây trồng khác để trồng hồ tiêu, dẫn đến tình trạng vỡ quy hoạch trong sản xuất hồ tiêu ở nhiều địa phương. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do:

- Giá hồ tiêu tăng cao đột biến: Giá hồ tiêu xuất khẩu những năm gần đây tăng đột biến. Nếu như giá hồ tiêu xuất khẩu năm 2006 chỉ đạt 1.632 USD/tấn thì năm 2007 tăng gấp đôi lên 3.269 USD/tấn, giá xuất khẩu bình quân năm 2015 là 9.528 USD/tấn. Đây là nguồn động lực cực lớn thúc đẩy nông dân dồn sức phát triển cây hồ tiêu.

- Doanh thu từ hồ tiêu cao hơn bất kỳ loại cây công nghiệp nào khác, theo Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết mỗi hecta hồ tiêu đạt hơn 14.200 USD, cao gấp 5,2 lần so với cà phê, 5,6 lần so với cao su và 8 lần so với chè và điều. Ngoài ra, trồng tiêu trên 1 hecta đạt sản lượng 4 – 5 tấn, chi phí đầu tư khoảng 100 triệu đồng/năm, với mức giá cao như hiện nay, trừ chi phí thì lãi ròng thu được không dưới 500 triệu đồng/năm. Ngoài lý do lợi nhuận thì nhiều bà con còn tính đến thời gian trồng tiêu chỉ mất khoảng 3 năm đã cho thu hoạch còn cao su là 7 năm, cà phê 5 năm.

- Điều kiện tự nhiên, thời tiết Việt Nam có nhiều vùng phù hợp và thuận lợi cho sự phát triển của cây hồ tiêu. Hiện nay, Việt Nam có 6 tỉnh trọng điểm sản xuất hồ tiêu gồm: Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Gia Lai. Trong đó, khu vực Tây Nguyên và miền Đông

Nam Bộ đứng đầu về diện tích, năng suất và sản lượng. Ngoài ra, còn có các vùng trồng tiêu khác như Phú Quốc (Kiên Giang) đã có thương hiệu lâu nay và vùng trồng hồ tiêu ở Quảng Trị …

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất tiêu của sáu tỉnh trọng điểm

2011 2012 2013 2014 2015 Tỉnh

thành

Diện tích canh tác (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích canh tác (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích canh tác (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích canh tác (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích canh tác (ha)

Sản lượng (tấn)

Bình Phước

10.000 26.200 10.000 25.400 10.258 24.600 11.000 25.900 13.000 27.000

Đắk Nông

8.029 13.138 8.924 14.563 11.466 15.238 13.500 18.550 16.500 20.000

Đắk Lắk

6.900 13.800 8.000 15.600 11.100 19.400 15.500 22.200 21.000 24.000

Bà Rịa Vũng Tàu

7.600 10.900 8.100 12.500 7.700 12.100 8.500 14.100 10.172 14.500

Đồng Nai

8.000 13.300 8.900 14.000 9.300 16.300 12.100 18.500 14.240 20.850

Gia Lai

7.300 24.600 8.400 28.200 10.400 32.500 13.100 39.700 13.500 40.000

Nguồn: http://fsiu.mard.gov.vn/data/trongtrot.htm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu tại huyện thống nhất tỉnh đồng nai (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)