Vị trí địa lý

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu tại huyện thống nhất tỉnh đồng nai (Trang 58 - 61)

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Thống Nhất

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thống Nhất là huyện mới được thành lập và chính thức đi vào hoạt động theo Nghị đinh số 97/2003/NĐ-CP ngày 21/8/2003 của Chính phủ trên cơ sở chia tách 8 xã của huyện Thống Nhất (cũ) và 2 xã thuộc huyện Long Khánh (cũ) thành huyện Thống Nhất (mới). Hiện tại huyện Thống Nhất chưa có khu đô thị, toàn bộ huyện là khu vực nông thôn, dự kiến và đang từng bước thành lập khu đô thị Dầu Giây là khu trung tâm kinh tế của huyện.

Huyện có vị trí địa lý khá thuận lợi, là nơi hội tụ của một số đầu mối giao thông huyết mạch của Quốc gia mới được nâng cấp và xây dựng như:

Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, đường sắt Bắc - Nam… Như vậy, huyện Thống Nhất nằm trên các trục đường huyết mạch nối huyện với các trung tâm kinh tế lớn vùng trọng điểm phía Nam, khu vực Nam Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư bên ngoài góp phần thúc đẩy hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tranh thủ sự trợ giúp của các cơ quan nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ sản xuất, phát triển thương mại dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Huyện Thống Nhất có vị trí nằm ở trung tâm của tỉnh Đồng Nai, địa giới hành chính được xác định như sau:

Tọa độ địa lý của huyện Thống Nhất:

- Từ 107o03’4’’ đến 107o15’42’’ độ vĩ Bắc.

- Từ 10o51’11’’ đến 10o50’58’’ độ kinh Đông.

Ranh giới hành chính của huyện Thống Nhất:

+ Phía Đông giáp thị xã Long Khánh + Phía Tây giáp huyện Trảng Bom

+ Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành + Phía Bắc giáp huyện Định Quán

- Trung tâm hành chính của huyện nằm ở phía Đông Bắc ngã ba Dầu Giây, cách TP. Hồ Chí Minh 68 Km, TP Biên Hoà khoảng 30 Km và là nơi hội tụ của một số đầu mối giao thông huyết mạch của quốc gia mới được nâng cấp và xây dựng như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, đường sắt Bắc - Nam…

- Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 24.723,61 ha và tổng dân số năm 2015 là 163.809 người, mật độ dân số 662,561 người/km2, thành phần dân cư và các hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội tương đối phong phú và đa dạng.

- Huyện có 10 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm xã Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm, Quang Trung, Bàu Hàm 2, Lộ 25, Hưng Lộc, Xuân Thiện, Xuân Thạnh. Xã có diện tích lớn nhất là xã Quang Trung, xã có diện tích nhỏ nhất là xã Gia Tân 2. Các xã phân bố dọc theo quốc lộ 1A và quốc lộ 20 (trừ xã Lộ 25 và Xuân Thiện) rất thuận lợi trong việc giao thông giữa các vùng.

Bảng 2.1. Diện tích tự nhiên các đơn vị hành chính của huyện Thống Nhất

ĐVT: ha

STT Đơn vị hành chính Diện tích năm 2015 Toàn huyện 24.723,6 1 Bàu Hàm 2 2.018,3 2 Xuân Thạnh 3.123,1 3 Gia Tân 1 2.066,5 4 Xuân Thiện 3.118,5 5 Quang Trung 3.648,3 6 Lộ 25 1.958,2 7 Hưng Lộc 2.108,3 8 Gia Tân 3 1.904,5 9 Gia Kiệm 3.326,4 10 Gia Tân 2 1.451,7

Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thống Nhất, năm 2015 Với vị trí địa lý nêu trên, huyện có những lợi thế và hạn chế như sau:

- Về lợi thế:

+ Huyện là nơi hội tụ của các đầu mối giao thông quốc gia quan trọng nối huyện với các trung tâm kinh tế lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực Nam Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ nên khá thuận lợi trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài để hình thành các khu và cụm công nghiệp. Tranh thủ sự trợ giúp của các cơ quan nghiên cứu và dịch vụ ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất.

+ Là một huyện mới bắt đầu được đưa vào khai thác các tiềm năng, có lợi thế thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác phát triển và đào tạo, thuận lợi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nói chung và nông sản hàng hóa nói riêng.

+ Huyện nằm trên các trục đường huyết mạch nối huyện với các trung tâm kinh tế lớn vùng trọng điểm phía Nam, khu vực Nam Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư bên ngoài góp phần thúc đẩy hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tranh thủ sự trợ giúp của các cơ quan nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ sản xuất, phát triển thương mại dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

+ Huyện có lợi thế để trở thành vành đai thực phẩm phục vụ cho các đô thị lớn và các khu công nghiệp.

+ Do gần các khu công nghiệp nên có điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tranh thủ sự trợ giúp của các cơ sở chế biến thức ăn gia súc vào phát triển mạnh chăn nuôi tập trung.

- Về hạn chế: Tuy nhiên, vị trí địa lý của huyện cũng nảy sinh nhiều phức tạp trong quản lý trật tự xã hội và kiểm soát lây lan dịch bệnh từ bên ngoài, sức hút cạnh tranh thu hút đầu tư giai đoạn đầu có thể bị phân tán bởi nhiều khu công nghiệp tại các huyện lân cận như Trảng Bom, Long Thành, Long Khánh nên cần phải tăng cường quan hệ hợp tác trong phát triển công nghiệp, dịch vụ và thu hút đầu tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu tại huyện thống nhất tỉnh đồng nai (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)