Tình hình đầu tư, hỗ trợ cho việc phát triển hồ tiêu của huyện Thống Nhất

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu tại huyện thống nhất tỉnh đồng nai (Trang 87 - 91)

3.2. Hiệu quả kinh tế trồng cây hồ tiêu tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

3.2.4. Tình hình đầu tư, hỗ trợ cho việc phát triển hồ tiêu của huyện Thống Nhất

Huyện Thống Nhất luôn tạo mọi điều kiện cho người dân phát triển hồ tiêu để nâng cao năng suất cây trồng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Chương trình hỗ trợ cây trồng chủ lực

Từ năm 2013 đến nay, mỗi năm huyện Thống Nhất luôn có chương trình hỗ trợ cho các các hộ gia đình nông dân, các trang trại, tổ hợp tác trồng các loại cây trồng chủ lực trong đó có hồ tiêu.

- Điều kiện hỗ trợ: Tiêu Vĩnh Linh, đảm bảo mật độ 3m x 2,5m, không trồng xen các loại cây khác.

- Mức hỗ trợ:

+ Đối với mô hình trồng mới

Hỗ trợ 100% tiền mua giống (giá giống sẽ được UBND huyện phê duyệt theo từng thời điểm, khi mua giống phải có hóa đơn thuế giá trị gia tăng); 30% phân bón với số lượng phân hữu cơ theo tiêu chuẩn giá hỗ trợ là phân hữu cơ hoai mục (kg/ha) là 16.000 đồng và số lượng phân hữu cơ cho 01 cây (kg/cây) là 12 kg.

+ Đối với mô hình đã được hỗ trợ giống năm 2013, 2014

Chỉ hỗ trợ 30% vật tư làm hệ thống tưới nước tiết kiệm và bón phân

qua đường ống.

+ Mô hình thâm canh ( cây trồng từ năm thứ 5 trở đi)

Hỗ trợ 30% vật tư làm hệ thống tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống, ); 30% phân bón với số lượng phân hữu cơ theo tiêu chuẩn giá hỗ trợ là phân hữu cơ hoai mục (kg/ha) là 26.600 đồng và số lượng phân hữu cơ cho 01 cây (kg/cây) là 20 kg.

Tổng số kinh phí hỗ trợ cho phát triển hồ tiêu của huyện trong giai đoạn 2013-2015 là 2.800.000.000 đồng.

Dự án nghiên cứu chuyển đổi vườn chuối khu vực đá lộ đầu sang thâm canh cây tiêu 3 xã Gia Kiệm, Quang Trung và Gia Tân 3

Dự án được thực hiện trong 30 tháng (từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 10 năm 2016) nhằm mục đích nâng cao hiệu quả về kinh tế từ việc chuyển đổi vườn chuối sang trồng tiêu và phát triển cây hồ tiêu theo hướng bền vững ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai với tổng kinh phí là 2.572.000.000 đồng.

Cơ quan chủ trì thực hiện là Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam Bộ với đồng chủ nhiệm đề tài là TS. Bùi Xuân Khôi – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam Bộ và KS. Nguyễn Thị Rỡ - Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thống Nhất.

Được thực hiện trên địa bàn ba xã Gia Kiệm, Gia Tân 3, Quang Trung, dự án được tiến hành với các nội dung cụ thể như sau:

- Điều tra hiện trạng sản xuất chuối và đánh giá tính thích nghi, hiệu quả kinh tế của hồ tiêu trên vùng đá lộ đầu huyện Thống Nhất.

- Xây dựng các mô hình trình diễn như mô hình thâm canh tổng hợp vườn hồ tiêu trồng mới được chuyển đổi từ cây chuối trên đất đá lộ đầu, mô hình thâm canh tổng hợp vườn hồ tiêu giai đoạn kinh doanh khu vực đất đá lộ

đầu, mô hình tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống cho hồ tiêu…

- Chuyên giao kỹ thuật như đào tạo kỹ thuật viên “ Sản xuất hồ tiêu vùng đất đá lộ đầu theo hướng bền vững”, tập huấn kỹ thuật, hội thảo đầu bờ, học tập thực tế mô hình sản xuất hồ tiêu có hiệu quả…

Sau 3 năm thực hiện dự án đã đạt được những kết quả như sau:

- Về công tác đào tạo chuyển giao kỹ thuật: Đã đào tạo 10 kỹ thuật viên làm nòng cốt nắm bắt kiến thức làm chủ quy trình sản xuất hồ tiêu theo hướng bền vững và chủ động tổ chức sản xuất, 240 lượt nhà vườn được tập huấn và hội thảo đầu bờ, 40 nhà vườn được tham quan học tập thực tế mô hình sản xuất hồ tiêu bền vững đều nắm vững quy trình kỹ thuật, có thể áp dụng tốt trong sản xuất hồ tiêu.

- Mức độ thực hiện nội dung và quy mô so với hợp đồng:

+ Đã có 1 báo cáo kết quả điều tra hiện trạng sản xuất chuối và đánh giá tính thích nghi, hiệu quả kinh tế của hồ tiêu trên vùng đất đá lộ đầu, huyện Thống Nhất. Đánh giá được những thuận lợi khó khăn và đưa ra giải pháp khắc phục.

+ Đã xây dựng mô hình thâm canh hồ tiêu trồng mới với diện tích 1,5 ha ở 2 hộ xã Quang Trung và 1 hộ ở xã Gia Kiệm. Cây hồ tiêu sinh trưởng tốt, chưa nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm và virus.

+ Đã xây dựng mô hình thâm canh hồ tiêu giai đoạn kinh doanh với diện tích 3,0 ha, 4 hộ tham gia trong đó 2 hộ ở xã Gia Kiệm, 1 hộ ở xã Quang Trung và 1 hộ ở xã Gia Tân 3. Cây hồ tiêu sinh trưởng phát triển tốt, chưa nhiễm bệnh chết nhanh và bệnh chết chậm gây hại trên vườn ở mức rất nhẹ, vườn hồ tiêu 7 năm tuổi qua 02 năm tác động kỹ thuật năng suất trung bình dao động từ 3,34 - 3,46 tấn/ha, hiệu quả kinh tế trung bình là 506.260.000đ/ha

cao hơn đối chứng 24,95%. Vườn hồ tiêu 5 năm tuổi qua 02 năm tác động kỹ thuật năng suất tăng từ 2,47-2,58 tấn/ha, hiệu quả kinh tế trung bình là 366.688.000đ cao hơn đối chứng 22,80%.

+ Đã xây dựng mô hình tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống với diện tích 1 ha trên vườn hồ tiêu 8 năm tuổi ở 2 hộ xã Quang Trung.

Cây hồ tiêu sinh trưởng phát triển tốt, chưa nhiễm bệnh chết nhanh và bệnh chết chậm gây hại ở mức rất nhẹ, năng suất hồ tiêu tăng trung bình từ 3,37- 3,50 tấn/ha, hiệu quả kinh tế trung bình của lô mô hình là 480.841.000đ cao hơn đối chứng 19,22%.

- Phương pháp tổ chức quản lý chỉ đạo: Trong quá trình thực hiện Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam Bộ đã tổ chức và phối hợp tốt với cơ quan chủ quản (UBND huyện Thống Nhất và Sở Khoa học &

Công nghệ Đồng Nai), phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Thống Nhất, chính quyền địa phương 3 xã Quang Trung, Gia Kiệm và Gia Tân 3 nhằm triển khai tốt các nhiệm vụ cũng như tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo quy mô so với mục tiêu đề ra trong thuyết minh và hợp đồng của dự án.

- Khả năng duy trì và nhân rộng dự án: Dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cho nhà vườn trồng hồ tiêu và đã lan tỏa được nhiều người dân muốn tham gia mô hình đồng thời theo định hướng phát triển hồ tiêu của huyện Thống Nhất chắc chắn mô hình này sẽ được nhân rộng.

- Qua các buổi tập huấn về thu hoạch và sau thu hoạch cho nông dân ở các vùng trồng tiêu trọng điểm của huyện, một số nông dân bắt đầu chú ý hơn trong khâu thu hoạch, phơi và bảo quản hồ tiêu. Cụ thể một số nông dân cắt gié tiêu bỏ vào rổ/bao mang trước ngực thay vì cắt chín thả xuống đệm/bạt trải dưới đất, giặt đệm/bạt và rửa sân phơi trước mỗi đợt phơi tiêu, dùng lưới

rào chung quanh khu phơi tiêu để ngăn súc vật vào khu phơi. Một số nông dân đã sử dụng máy sấy cà-phê và sấy bắp để sấy tiêu thay vì phơi nắng.

Nông dân trồng tiêu ngày càng quan tâm hơn đến khâu tồn trữ, hầu hết tiêu được đưa vào tồn trữ có độ ẩm dưới 14%, trong bao hai lớp (lớp trong là bao PE và lớp ngoài là bao PP) để chống ẩm mốc, bao được chất trên kệ hoặc pa- lét thay vì để trên nền xi-măng hoặc nền gạch.

Hạn chế của dự án: Do thời gian thực hiện dự án chỉ 3 năm, đối với các mô hình trồng mới hồ tiêu tuy cây hồ tiêu trong mô hình sinh trưởng tốt hơn so với đối chứng nhưng chưa cho năng suất nên chưa tính được hiệu quả kinh tế của lô mô hình trồng mới.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu tại huyện thống nhất tỉnh đồng nai (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)