Các giải pháp khác hỗ trợ nâng cao hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu tại huyện thống nhất tỉnh đồng nai (Trang 112 - 116)

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu tại huyện Thống Nhất

3.4.4. Các giải pháp khác hỗ trợ nâng cao hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu

3.4.4.1. Giải pháp định hướng phát triển và xây dựng thương hiệu

Huyện Thống Nhất cần có một định hướng phát triển lâu dài và bền vững cho ngành hồ tiêu của huyện nhà, xác định hướng đi từ sớm để có những giải pháp, phương hướng đầu tư hiệu quả. Ngành hồ tiêu của huyện cần có cái nhìn xa, phù hợp với thị hiếu, yêu cầu của thị trường ngoài nước.

Cần phải khống chế được diện tích, không để phát triển nóng, bùng nổ như thời gian qua. Bên cạnh đó cần tăng cường chế biến sâu, đa dạng sản phẩm bằng công nghệ tiên tiến, chú trọng nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Muốn làm được điều này, các cơ quan chức năng của huyện phải dứt khoát loại bỏ một số thuốc bảo vệ thực vật có thành phần hóa học mà các nước nhập khẩu hồ tiêu không cho phép, trong đó đăc biệt có những hoạt chất như Carbendazim, Cypermethrin, Metalaxyl. Cần sớm hoàn thiện quy trình GAP cho hồ tiêu, tổ chức tập huấn hướng dẫn nông dân sản xuất sạch đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

Cần đẩy mạnh liên kết giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp và nông dân trong phát triển mô hình canh tác hồ tiêu bền vững nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao chuỗi giá trị hồ tiêu, tăng thu nhập cho nông dân và tạo vùng nguyên liệu có chất lượng cao.

Tìm hiểu về quy trình, các tiêu chuẩn để được cấp thương hiệu cho sản phẩm hồ tiêu để xây dựng thương hiệu hồ tiêu của huyện. Đây là sẽ điều kiện để mở ra những cơ hội lớn cho sản phẩm tiêu Thống Nhất phát triển trên thị trường, nâng cao giá trị kinh tế và hướng đến sản xuất các sản phẩm tiêu sạch, an toàn. Ngoài phát triển theo hướng bền vững thì cũng cần quan tâm đến hướng sản xuất sâu. Do đó, huyện Thống Nhất cần chú trọng nhiều hơn tới

khâu sau thu hoạch, sơ chế, chế biến, nhằm nâng cao giá trị hạt tiêu. Cần khuyến khích các hộ trồng tiêu đầu tư lò sấy tiêu, quạt để làm sạch, thổi, phân loại hạt tiêu, máy xay xát, chế biến tiêu trắng quy mô hộ, đầu tư các loại túi đựng chuyên dụng để bảo quản hồ tiêu lâu dài, làm kho chứa riêng…

3.4.4.2. Giải pháp về giống

Liên kết các Viện, trường xây dựng các cơ sở sản xuất giống uy tín, tuyển chọn giống năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng kháng bệnh và phù hợp điều kiện sinh thái, giống đã được công nhận để thay thế các vườn tiêu không đảm bảo yêu cầu. Tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu, chọn tạo và nhập nội giống cây có năng suất, chất lượng cao thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng.

3.4.4.3. Giải pháp tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất cây hồ tiêu

Các cơ quan chức năng của huyện cần liên kết với các ngân hàng, tổ chức tín dụng để xây dựng các chương trình cho vay ưu đãi cho các hộ nông dân trồng hồ tiêu trong khuôn khổ người nông dân cần ghi rõ mục đích sử dụng vốn, quy trình đầu tư sử dụng nguồn vốn vay và quá trình dự kiến thu hồi vốn để tạo cơ sở vững chắc cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng duyệt hồ sơ vay.

3.4.4.4. Giải pháp về chuyển giao tiến độ khoa học kỹ thuật cho chủ hộ trồng hồ tiêu

Xây dựng các mô hình trình diễn, chuyển giao các tiến bộ khoa học về giống, kỹ thuật thâm canh, xen canh thích hợp để giảm thiểu sự lây lan của nguồn bệnh từ vụ này sang vụ khác.

3.4.4.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm cây hồ tiêu của huyện Thực tế thời gian qua cho thấy các chủ hộ trồng hồ tiêu không chủ động được thị trường tiêu thụ mà chỉ bán những sản phẩm thô cho các thương lái nên dễ bị các thương lái ép giá, lợi nhuận không được bao nhiêu làm cho các hộ nông dân trồng tiêu rất ngại trong việc đầu tư mở rộng diện tích hay tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất.

Huyện Thống Nhất cũng như tỉnh Đồng Nai và các cơ quan ban ngành khác cần có chính sách giúp cho các chủ hộ trồng hồ tiêu tìm hiểu và mở rộng thị trường, tăng cường công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mại nhằm cung cấp kịp thời cho các chủ nông hộ về tình hình giá cả, dự báo ngắn hạn, dài hạn về xu hướng thị trường trong khu vực và trên thế giới, nhu cầu sản phẩm trồng trọt cũng như thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.

Để làm tốt công tác này cần có sự liên kết của bốn nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước.

Từng bước xây dựng thương hiệu hồ tiêu của huyện kết hợp với tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm hồ tiêu về mặt chất lượng và số lượng để có nhiều cơ hội mở rộng và thâm nhập vào thị trường trong nước và xuất khẩu.

Chú trọng xây dựng các kênh tiêu thụ sản phẩm trực tiếp từ các hộ nông dân trồng tiêu, các thương lái đến các công ty chế biến các thành phẩm hồ tiêu cung ứng cho trong nước và xuất khẩu.

3.4.4.6. Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu của huyện

- Chính sách đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

+ Tiến hành tập huấn cho các hộ nông dân về kỹ thuật trồng cây hồ tiêu. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ cây hồ tiêu cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật trên toàn huyện.

+ Cải tạo diện tích vườn tạp, mạnh dạn loại bỏ tập đoàn cây trồng cho năng suất thấp, không ổn định, giống bị thoái hoá, để thay vào đó là những cây trồng thích hợp cho năng suất cao hoặc sử dụng phương pháp gốc ghép cùng các cây trong vườn.

- Chính sách đất đai: Tạo điều kiện cho các hộ thuộc trang trại mở rộng quy mô sản xuất. Khuyến khích việc chuyển nhượng sử dụng đất, thuê đất trong mức hạn điền, chuyển đổi một phần đất nông nghiệp kém hiệu quả để trồng cây hồ tiêu. Cho phép các hộ gia đình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng các loại cây kém hiệu quả sang các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao theo quy hoạch của huyện. Ngoài ra c̣òn được miễn tiền thuế đất và tiền thuê đất cho các cơ sở chế biến nông sản, các điểm dịch vụ, đại lý bán sản phẩm hồ tiêu.

- Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng: Cải tạo hệ thống giao thông, nâng cấp hệ thống đường xá liên huyện, tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, đặc biệt ưu tiên cho hệ thống tưới tiêu nước.

- Chính sách vốn

+ Tăng cường cho các nông hộ vay vốn với thời gian trung và dài hạn, lượng vốn cho vay phải đáp ứng được yêu cầu đầu tư của hộ, tuỳ theo diện tích trồng cây hồ tiêu của mỗi hộ.

+ Thu hút vốn bằng các chính sách mở cho các doanh nghiệp, các công ty trong và ngoài nước về đầu tư tại huyện Thống Nhất.

+ Khuyến khích mở rộng các hình thức tín dụng, tương trợ, tự nguyện giúp nhau trong sản xuất ở trong nhân dân: Hội Cựu Chiến Binh, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, các tổ chức đoàn thể,…, các tổ chức tín dụng, quỹ tiết kiệm nhân dân thực hiện vay vốn cho phát triển vùng chuyên cây hồ tiêu huyện Thống Nhất.

3.4.4.7. Tổ chức sản xuất và chuyển đổi theo hướng sản xuất thành phẩm an toàn

Chỉ đạo khép kín từ canh tác, thực hiện và được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap đến tiêu thụ sản phẩm.

Nghiên cứu, đầu tư xây dựng cơ sở chế biến tiêu với trang thiết bị hiện đại để có sản phẩm hồ tiêu chất lượng cao.

Xây dựng cơ chế chính sách thu hút các công ty, doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ người dân sản xuất theo chuỗi giá trị.

Từng bước chuyển biến nhận thức của người dân sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Qua quá trình thu thập điều tra và tiến hành phân tích hoạt động của các hộ trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, với mục đích tìm ra các giải pháp phát triển ổn định, bền vững cho cây hồ tiêu của huyện trong thời gian tới, tôi có kết luận và một số khuyến nghị như sau:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu tại huyện thống nhất tỉnh đồng nai (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)