Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thống Nhất

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu tại huyện thống nhất tỉnh đồng nai (Trang 67 - 71)

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thống Nhất

Huyện Thống Nhất gồm 08 xã từ huyện cũ và 02 xã cắt từ huyện Long Khánh sát nhập vào, với nhiều thành phần dân tộc cộng cư: Kinh, Hoa, Nùng, Chơro, Khơme; trong đó người Kinh chiếm đa số.

Bảng 2.3. Dân số và lao động huyện Thống Nhất giai đoạn 2010 - 2015 STT Hạng mục

Đơn vị tính

Năm 2015

Năm 2010

Tăng (+) giảm (-)

1 Dân số

1.1 Dân số trung bình Người 163.809

151.277 12.532

- Thành thị Người

- Nông thôn Người 163.809

151.277 12.532

1.2 Số hộ Hộ 40.678

37.819 2.859 1.3 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,05 1,30 -0,25 1.4 Tốc độ tăng dân số % 101,54 102,36 -0,82

2 Lao động

2.1

Số người ngoài tuổi lao động

tham gia lao động Người

4.652

4.251 401 2.2

Số lao động trong độ tuổi lao

động Người 99.104 84.564 14.540

2.3

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao

động/dân số %

60,5 55,9 4,6 2.4 Số lao động làm việc trên địa bàn Người 81.260 67.928 13.332

- Lao động nông lâm nghiệp và

thuỷ sản Người

26.409 32.041 -5632 - Lao động công nghiệp - xây

dựng Người 24.378 16.635 7.743

- Lao động TM- DV Người 30.472 19.251 11221

2.5 Cơ cấu lao động 100 100 0

- Nông, lâm, thủy sản % 32,5 47,2 -14,67 - Công nghiệp và xây dựng % 30,0 24,5 5,51 - Thương mại - Dịch vụ % 37,5 28,3 9,16

Nguồn: Chi Cục Thống kê Huyện Thống Nhất, năm 2015

2.1.2.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Thống Nhất đã xây dựng khá tốt. Trong những năm qua, huyện luôn hoàn thành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và huy động được nhiều nguồn vốn. Vốn đầu tư tăng bình quân hàng năm 21,8%, trong đó vốn ngân sách nhà nước tăng bình quân 16,2%/năm, vốn huy động trong dân tăng bình quân 33,8%/năm.

Đến nay, cơ bản hoàn thành xây dựng hệ thống lưới điện trung thế, hạ thế; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99%. Hệ thống cấp, thoát nước đã đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho 98% dân số.

Giao thông

Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng giao lưu với bên ngoài, bao gồm cả đường bộ, đường sắt. Trên địa bàn huyện có 2 tuyến quốc lộ, 3 tuyến đường tỉnh, 14 tuyến đường huyện, 523 tuyến đường xã. Tổng chiều dài các tuyến đường bộ là 629,2 km, mật độ đường 2,55 km/km2.

Có đường sắt chạy song song với quốc lộ 1A, đoạn nằm trong huyện có chiều dài khoảng 10 km, lộ giới rộng 12,5m, có 01 ga Dầu Giây.

Mạng lưới điện

Nguồn điện cung cấp điện cho địa bàn huyện từ 2 trạm 110/22-15, trong đó trạm Kiệm Tân có công suất 1 x 25 MVA và trạm Thống Nhất (đặt tại Trảng Bom) có công suất 1 x 25 MVA. Lưới phân phối 22-15 KV: Từ trạm Thống Nhất có 1 tuyến đi về phía Dầu Giây để cung cấp điện cho các xã dọc theo Quốc lộ 1. Đồng thời từ trạm Kiệm Tân có 1 tuyến đi về phía các xã Bắc trạm đến La Ngà, huyện Định Quán và 1 tuyến cấp cho các xã dọc đường

Sóc Lu - Cây Gáo và nối với trạm Cây Gáo (huyện Trảng Bom). Trên tuyến này có một nhánh rẽ về xã Quang Trung và Dầu Giây.

Thủy lợi

Đến nay, toàn huyện có 14 công trình thủy lợi nhỏ phục vụ tưới tiêu cho 1.835,6 ha đất sản xuất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng bình quân đạt trên 80,6% so với công suất thiết kế. Ngoài việc tưới tiêu bằng hệ thống thủy lợi, trên địa bàn huyện còn có 17 suối chảy qua với tổng chiều dài khoảng 86,1 km và tổng diện tích mặt nước ước khoảng 74,5 ha, 935 ha ao hồ có trữ lượng nước dồi dào được phân bố đều khắp các vùng đảm bảo nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho người dân.

Ngoài hệ thống thủy lợi, nhân dân đã khoan, đào được 27.941 giếng kết hợp với hệ thống tưới nước tiết kiệm cơ bản đáp ứng nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

2.1.2.3. Thực trạng kinh tế của huyện Thống Nhất

Huyện mới được thành lập từ năm 2004 với điểm xuất phát là huyện thuần nông và cần phải giành nhiều công sức cho việc định hình cơ sở vật chất kỹ thuật, kiện toàn bộ máy vận hành của một huyện mới nhưng với những cố gắng vượt bậc của lãnh đạo và nhân dân toàn huyện, đã phát huy cao tính năng động, sáng tạo vào phát triển kinh tế nên đã đạt thành công rõ nét trong phát triển kinh tế và nhất là trong phát triển khu vực dịch vụ, nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt trên 35 triệu đồng và tăng 92,3% so với năm 2010, chất lượng đời sống của nhân dân được nâng lên đáng kể.

‐ Trên lĩnh vực nông nghiệp: Trong thời gian gần đây, ngành nông nghiệp của huyện không còn tiềm năng phát triển theo chiều rộng mà tập

trung đầu tư vào chiều sâu theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất và hiệu quả kết hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp

+ Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt nhiều kết quả khả quan;

diện tích một số cây trồng có giá trị cao tăng nhanh.

+ Về trồng trọt: Triển khai thực hiện 13 vùng cây trồng chủ lực với diện tích 3.576 ha; Triển khai nhân rộng mô hình trồng Tiêu trên vùng đá lộ đầu vùng Kiệm Tân, hiện nay đạt hơn 212 ha, mô hình trồng rau sạch cánh đồng Tân Yên ban đầu 50 ha, mô hình chuyển trồng lúa sang bắp tại cánh đồng 78A,78B và cánh đồng cây khô 230 ha. Ứng dụng mô hình tưới nước tiết kiện và bón phân qua đường ống được 2.335 ha.

+ Về chăn nuôi: Huyện đã triển khai thực hiện 20 khu chăn nuôi tập trung theo quy hoạch với tổng diện tích 2.341 ha trên địa bàn 8 xã tạo điều kiện cho nhân dân phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, kết hợp phát triển chăn nuôi với phát triển trồng trọt tạo sự phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

- Trên lĩnh vực công nghiệp

Huyện đã tiến hành phối hợp triển khai thực hiện xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Dầu Giây, hiện có 11 doanh nghiệp thuê đất xây dựng nhà xưởng đưa vào hoạt động, trong đó có 04 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất giải quyết việc làm cho khoảng 653 lao động, 07 doanh nghiệp đang tiến hành xây dựng nhà xưởng. Riêng dự án cụm công nghiệp Hưng Lộc đang thực hiện đền bù dự kiến khởi công trong quý III/2015. Ngoài ra còn có 852 doanh nghiệp, cơ sở và hộ sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với giá trị sản xuất ngành đạt 917,7 tỷ đồng, tăng bình quân 22,1%/năm.

- Trên lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ

Hoạt động Thương mại - Dịch vụ từng bước phát triển cả về số lượng, chất lượng và quy mô hoạt động. Thị trường hàng hóa đa dạng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Toàn huyện có 124 doanh nghiệp, 09 Ngân hàng thương mại và hệ thống chợ nông thôn đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân. Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách trên địa bàn, trong đó hàng hóa vận chuyển tăng bình quân 14,8%/năm, hành khách tăng 15,7%/năm. Đưa vào hoạt động bến xe Dầu Giây đạt tiêu chuẩn bến loại II, đảm bảo phục vụ luồng tuyến cho các phương tiện dịch vụ vận tải trên địa bàn huyện và khu vực.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu tại huyện thống nhất tỉnh đồng nai (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)