Tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu tại huyện thống nhất tỉnh đồng nai (Trang 43 - 47)

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu ở Việt Nam

1.2.4.1. Tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới

Diện tích trồng

Cây hồ tiêu có nguồn gốc ở vùng Tây Nam Ấn Độ, do xuất xứ từ vùng nhiệt đới ẩm nên cây hồ tiêu chủ yếu được trồng tại các nước vùng xích đạo.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 70 nước trồng tiêu. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn là vùng trồng hồ tiêu lớn nhất với 195.000 ha trên toàn lãnh thổ. Indonesia duy trì ổn định ở con số 116.000 ha. Việt Nam vừa báo cáo diện tích trồng tiêu đạt 97.600 ha với tốc độ tăng dần đều theo mỗi năm. Brazil hiện báo cáo có 45.000 ha trong năm 2004 nhưng giảm xuống còn 35.000 ha vào năm 2006, từ năm 2007 đến năm 2015, thống kê chính thức của Brazil cho con số trồng hồ tiêu là 20.000 ha. Sri Lanka tăng diện tích đạt con số 32.470 ha vào năm 2015, đứng hạng tư trong sáu nước thành viên của IPC có diện tích trồng hồ tiêu tăng. Mã Lai đạt thấp nhất là 16.300 ha. Diện tích tăng của Trung Quốc hiện nay đã đạt con số 25.000 ha.

Sản lượng thu hoạch

Ngành trồng tiêu thế giới trong thời gian từ 1996 đến 2015 có sản lượng tiêu hạt tăng nhanh, với sự đóng góp tích cực của Việt Nam kể từ năm 2003. Trước đó, nước dẫn đầu luôn là Ấn Độ và Indonesia. Năm 1990, Việt Nam chỉ đóng góp 4% sản lượng hồ tiêu thế giới, nhưng đến năm 2000 là 14%, năm 2003 là 25%. Năm 2015, Việt Nam đóng góp 32% sản lượng hồ tiêu thế giới; kế đó là Ấn Độ góp 18%, Indonesia góp 16%, Malaysia góp 7%, Sri Lanka góp 6% và phần còn lại của thế giới đóng góp 12%. Trong 10 năm qua, diện tích trồng hồ tiêu tăng 29% và sản lượng hồ tiêu tăng 85%. Sản lượng hồ tiêu xuất khẩu tăng 204% trong 30 năm qua, có nghĩa là trung bình

mỗi năm tăng được 6,8%. Theo IPC dự đoán Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng 34% sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của mình trong 8 năm tới.

Trước 2001, quyền lực sản xuất hồ tiêu chủ yếu là tập trung vào hai nước: Ấn Độ và Indonesia. Từ năm 2002 đến nay, quyền lực ấy thuộc về Việt Nam (IPC 2016). Chỉ trong thời gian 10 năm ngắn ngủi ấy, Việt Nam đã có thể gia tăng năng suất của họ lên đến tám lần và trở thành nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới. Năm 2004, sản lượng hồ tiêu Việt Nam chạm mức 100.000 tấn/năm. Người ta biết rằng: hồ tiêu là cây trồng rất nhạy cảm với thay đổi khí hậu, sự phân bố lượng mưa của năm nay quyết định mùa vụ trồng cho năm tới. Nhiều năm rút tỉa kinh nghiệm, Indonesia đã có thể duy trì được sản lượng hồ tiêu mà không làm thay đổi đáng kể nào ảnh hưởng đến ngành sản xuất ấy. Hồ tiêu của Ấn Độ có xu hướng đi xuống, sáu năm kể từ 2001, sản lượng đã giảm 29.000 tấn. Tình trạng tồi tệ nhất được ghi nhận vào năm 2014, sản lượng chỉ bằng một nửa của trung bình thập niên (37.000 tấn).

Sản lượng hồ tiêu của Brazil và Mã Lai cũng dần dần giảm xuống những vẫn còn khả năng duy trì được vị thế của nó. Sản lượng hồ tiêu của Sri Lanka có cải tiến từ đầu thập niên này, chạm mức 28.000 tấn vào năm 2013. Tuy nhiên, sự suy giảm sản lượng trong năm 2014 xuống còn một nửa là câu hỏi chưa được giải đáp.

Trung Quốc đang gia nhập vào ngành hàng hồ tiêu cho dù sản lượng của họ chưa đủ đáp ứng được thị trường tiêu dùng trong nước. Thái Lan và Madagascar duy trì được vị trí của mình mà không có sự cải tiến đáng kể nào.

Cambodia đang từ từ gia nhập vào ngành hàng hồ tiêu nhưng không có số liệu thống kê nào được công bố. Tuy nhiên, năm 2014, sản lượng hồ tiêu của họ đã đạt 8.000 tấn.

Bảng 1.5. Sản lượng thu hoạch hồ tiêu toàn thế giới

Nguồn: IPC

0 500 1000 1500 2000 2500

Brazil India Indonesia Malaysia Sri‐Lanka Vietnam

Năm 2010 Năm 2013 Năm 2015

Nguồn: Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam Biểu đồ 1.4. Sản lượng hồ tiêu của các thành viên IPC (Mt./ha/yr)

Năng suất thu hoạch

Năng suất trung bình của Việt Nam ở con số >2.0 tấn/ha, trong khi Brazil và Mã Lai đạt xấp xỉ 1,5 tấn/ha. Ấn Độ và Indonesia có năng suất khá thấp có thể do tính chất tự nhiên của vùng sản xuất manh mún, xen lẫn với các hệ thống canh tác khác và ít đầu tư. Gần đây, Sri Lanka cho thấy năng suất của họ có tăng lên nhờ kết quả tập trung cải tiến năng suất ở những vùng

Sản lượng thu

hoạch toàn cầu (tấn) 2011 2012 2013 2014

Tiêu đen 258.000 261.235 264.550 255.950

Tiêu trắng 65.500 68.115 75.250 77.550

Tổng 323.500 329.350 339.800 333.500

chuyên canh hồ tiêu. Tuổi của vườn trồng hồ tiêu quá già, sâu bệnh hại nặng (rệp sáp và bệnh Phytopthora), đầu tư thấp và cây trụ che bóng mát cực trọng là những nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất hồ tiêu thấp.

Giá

Giá hồ tiêu là mối quan tâm hàng đầu của người trồng, nhà doanh nghiệp và người tiêu thụ. Giá hồ tiêu bắt đầu tăng tốc vào đầu thế kỷ 21, với nhiều mô phỏng suy đoán về giá cả trong tương lai. Một vài nước trồng hồ tiêu đã không chú ý đến sự phát triển ngành hàng này hoặc chỉ mong muốn duy trì cái hiện có mà thôi. Tuy nhiên, vào năm 2009, giá hồ tiêu trên thị trường quốc tế có hiện tượng tăng đột biến, vượt cả dự báo về giá trong tương lai; không ai dám chắc nó sẽ diễn biến như thế nào và tính ổn định của nó trong tương lai, khi ấy, người ta rất cần có những phân tích mang tính chất hệ thống.

Không hề có sự suy giảm về cung nhưng giá hồ tiêu vẫn có xu hướng tăng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự thay đổi về tập quán dùng lương thực, sự gia tăng nguồn thu nhập của con người trong những thị trường mới nổi và xu hướng chế biến ăn ngon đã tạo nên nhu cầu mới cao hơn đối với ngành hàng thực phẩm, đặc biệt là gia vị. Mặc dù không có chứng cớ rõ ràng, người ta vẫn thấy một xu hướng gia tăng giá hồ tiêu hiện nay mà không có hiện tượng suy giảm trong tương lai.

0 2 4 6 8 10 12 14 16

2011 2012 2013 2014 2015

US$/Kg

Black White

 

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu tại huyện thống nhất tỉnh đồng nai (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)