Một số kinh nghiệm huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới ở Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 40 - 46)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN

1.2. Kinh nghiệm huy động vốn cho nông nghiệp nông thôn trên thế giới và xây dưng nông thôn mới ở Việt Nam

1.2.2. Một số kinh nghiệm huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới ở Việt

1.2.2.1. Kinh nghiệm huy động vốn từ xã Trực Nội, huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định [30]

Từ cuối năm 2009, phong trào đóng góp xây dựng NTM diễn ra sôi nổi ở xã Trực Nội (huyện Trực Ninh), trở thành phong trào thi đua giữa làng trên, xóm dưới. Một kinh nghiệm quý của Trực Nội là biết “khoan thư sức dân” để việc huy động đóng góp được lâu dài, tạo hiệu quả xây dựng NTM bền vững.

Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Đức Chế cho biết: “Chúng tôi xác định rõ hai nguyên tắc về huy động dân đóng góp. Thứ nhất, việc xây dựng NTM là quá trình lâu dài nên không thể vội vàng huy động một lúc tối đa mọi nguồn lực.

Vì vậy, lãnh đạo xã và nhân dân cùng nhau bàn bạc xem việc gì, công trình gì cần làm trước, cần triển khai ngay thì đồng thuận đóng góp cùng làm. Làm gì phải rõ ràng, công khai từng việc, từng phần với dân để dân thấy rõ hiệu quả đóng góp, lấy chữ tín cho lần sau. Thứ hai, xác định rõ điều kiện kinh tế của từng đối tượng đóng góp để họ có thể tham gia đóng góp nhưng không ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống hiện tại”.

Nói cách khác, nguyên tắc đóng góp của Trực Nội là bảo đảm dân chủ và biết phát huy nội lực để giữ sức lâu dài. Xây dựng NTM, xác định trọng điểm nhất là vận động nhân dân, để nhân dân đồng tình hưởng ứng. Có những việc chạm đến quyền lợi nhân dân, nên không làm tốt công tác tư tưởng thì không thành công được. Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã đã tổ chức 25 hội nghị để quán triệt, tuyên truyền các văn bản và 19 tiêu chí về xây dựng NTM.

Một mặt, xã vận động nhân dân trong xã hăng hái tham gia. Mặt khác, xã cử đoàn cán bộ đến trực tiếp các hội đồng hương Trực Nội ở các nơi, vận động đóng góp xây dựng quê hương. Lãnh đạo các cấp bàn, định hướng cụ thể với con em quê hương về những hạng mục công trình cần đầu tư, triển khai sớm, tính thiết thực của công trình. Tiêu biểu là trường tiểu học và đền liệt sĩ xã do hội đồng hương tại Hà Nội đầu tư có tổng trị giá 12,5 tỷ đồng, đã khánh thành giữa năm 2010. Nghĩa trang liệt sĩ của xã đang thi công từ cuối năm 2010 với sự hỗ trợ 1 tỷ đồng của Hội đồng hương Trực Nội tại TP Hồ Chí Minh và các nơi khác.. .Các công trình đều do nhà đầu tư cùng nhân dân trong xã thi công, giám sát.

Đến nay, Trực Nội huy động tổng lực các nguồn đóng góp của dân được 58 tỷ đồng. Con số này thực sự ấn tượng khi tổng số kinh phí huy động nhân dân đóng góp của cả 10 xã điểm xây dựng NTM của tỉnh đến nay mới đạt gần 78 tỷ đồng.

Điều quan trọng trong xã hội hóa xây dựng NTM là làm tốt việc công khai hóa trước dân. Nguyên tắc là công khai tài chỉnh để dân bàn, dân làm,

dân kiểm tra; xã chỉ kiểm tra, giám sát. Lý giải nguyên nhân, theo Bí thư Đảng ủy xã Trực Nội Nguyễn Đức Chế, các công trình, phần việc trong xây dựng NTM của xã đều có tiến độ thi công nhanh, đặc biệt là bảo đảm chất lượng cao vì người dân ý thức rất rõ công trình, phần việc đó là do chính họ góp tiền làm và để phục vụ cho chính đời sống và gia đinh của họ, cho cả tương lai con cháu. Các xã chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ am hiểu xây dựng NTM, đủ năng lực vận động thuyết phục quần chúng, trả lời đối thoại với nhân dân những điều họ vướng mắc.

Ông Nguyễn Mạnh Quyết, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Nam Định cho biết: Xây dựng NTM là chương trình lớn nên chủ trương

“khoan thư sức dân” là đúng đắn. Bà con có nhiều hình thức đóng góp: Bằng tiền, ngày công, hiến đất... Các công trình xây dựng là vì nhân dân, phục vụ nhân dân. Nếu nhân dân cùng tham gia đầu tư xây dựng công trĩnh thì việc giám sát khối lượng, chất lượng thi công, triển khai sẽ chặt chẽ, có chất lượng hơn.

1.2.2.2. Kinh nghiệm huy động vốn từ huyện Vĩnh Tường [31]

Trong 3 năm (2011 - 2013), các xã điểm của huyện Vĩnh Tường tập trung mọi nguồn lực để đầu tư cho Chương trình xây dựng nông thôn mới với tổng số vốn 597,5 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách của tỉnh gần hơn 63 tỷ đồng, ngân sách xã hơn 130 tỷ đồng; vốn đầu tư của nhân dân trên 300 tỷ đồng; vốn túi dụng gần 71 tỷ đồng,..

Cùng với công tác huy động vốn đầu tư, các xã làm điểm đã làm tốt công tác xã hội hóa huy động, đầu tư kinh phí xây dựng nông thôn mới. Các xã đã vận động nhân dân và con em quê hương đi công tác, làm việc ở bên ngoài đóng góp, hiến tặng hơn 40.730m2 đất nông nghiệp để mở rộng đường giao thông nội đồng và xây dựng nhà văn hóa thôn; đóng góp, ủng hộ hơn 1,839 tỷ đồng để xây dựng, mua sắm trang thiết bị cho nhà văn hóa thôn.

Như nhân dân xã Thượng Trưng đã hiến tặng hơn 24.000m2 đất nông nghiệp để mở rộng đường giao thông nội đồng, xây dựng nhà văn hóa thôn và

đóng góp 210 triệu đồng mua sắm trang thiết bị cho nhà văn hóa; xã Tam Phúc hiến tặng 3.030m2 đất nông nghiệp để mở rộng đường giao thông nội đồng, đóng góp 610 triệu đồng mua sắm trang thiết bị cho nhà văn hóa thôn và trạm y tế; xã Ngũ Kiên hiến 14.662m2 đất nông nghiệp mở rộng đường giao thông nội đồng và đóng góp trên 1 tỷ đồng xây dựng, mua sắm trang thiết bị cho nhà văn hóa thôn. Tất cả các nguồn vốn trên đểu được quản lý và sử dụng vào các công trình xây dựng cơ bản đảm bảo dân chủ, công khai và đúng mục đích.

Để đạt được những kết quả đó, công tác chỉ đạo, điều hành của huyện Vĩnh Tường được tiến hành một cách sâu sát, quyết liệt, trong đó sự phân công trách nhiệm cho mỗi cấp ủy viên, đoàn thể chịu trách nhiệm về một tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

Chú trọng công tác tuyên truyền để toàn thể nhân dân, cán bộ và đảng viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa về chương trình xây dựng nông thôn mới. Đây là chương trình phát triển kinh tế xã hội tổng thể, toàn diện, lâu dài với mục tiêu là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Trong đó, chủ thể của quá trinh xây dựng nông thôn mới là nhân dân, huy động nội lực từ xã hội hóa là chính với một phần hỗ trợ của nhà nước.

Tiếp đó là công tác huy động các nguồn vốn đầu tư. Đầu tư xây dựng nông thôn mới đòi hỏi nguồn vốn và đất đai lớn, do đó tùy thuộc vào điều kiện mỗi địa phương có cách làm sáng tạo, phù hợp. Việc đóng góp vào các công trình phải được bàn bạc dân chủ và thống nhất và có sự giám sát cộng đồng, đảm bảo công khai, minh bạch.

Công tác lựa chọn cán bộ có năng lực, tâm huyết vào những vị trí chuyên trách. Thực tiễn cho thấy, địa phương nào có cán bộ chủ chốt, thông hiểu, trách nhiệm, tâm huyết được tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản thì công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả cao.

Cuối cùng là tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Qua đó, rút ra được những kinh nghiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện cho những năm tiếp theo.

Tam Phúc là xã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới đầu tiên của tỉnh, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay, khởi sắc từng ngày. Bà Trần Thị Huệ, Chủ tịch UBND xã cho biết: Để có được kết quả đó, ban chỉ đạo xã lấy công tác tuyên truyền, vẫn động làm khâu đột phá. Qua đó, nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa, đồng thuận và nỗ lực xây dựng nông thôn mới.

Tổng nguồn vốn Tam Phúc đầu tư thực hiện Chương trình gần 105 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ hơn 14 tỷ đồng; ngân sách xã gần 19 tỷ đồng; vốn vay tín dụng gần 29 tỷ đồng... cùng với nguồn vốn tự có của nhân dân đầu tư xây dựng, chỉnh trang nhà cửa sân vườn, công trình vệ sinh.

Những kinh nghiệm rút ra từ trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở 3 xã điểm là cơ sở để Vĩnh Tường tiếp tục triển khai và hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo đúng kế hoạch.

1.2.2.3. Kết quả huy động vốn ở Thành phố Hà Nội

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện NQTW 7 (khóa X) và Chương trình hành động số 02 của Thành ủy; việc huy động nguồn lực và tiến độ giải ngân, thanh toán vốn thực hiện các chương trĩnh, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội; kết quả đạt được bước đầu đáng khích lệ, nguồn lực huy động đầu tư chủ yếu là kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, thể hiện sự quan tâm của Thành phố đối với việc phát triển kinh kế nông nghiệp, nông thôn: [3]

1) Ngân sách cấp Thành phố triển khai thực hiện 3 chương trình, 9 đề án và 9 dự án, nhiệm vụ khác với tổng số tiền khoảng 1.670 tỷ đồng, tập trung cho 3 chương trình:

Phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao (2010-2015) vốn bố trí 87,9 tỷ đồng, đã thanh toán đạt 86 % kế hoạch;

Phát triển chăn nuôi (2011-2015) tổng vốn đầu tư 1.086 tỷ đồng, NSNN hỗ trợ khoảng 28% (310 tỷ), vốn bố trí 125,1 tỷ, đã thanh toán đạt 80% kế hoạch;

Phát triển nuôi trồng thủy sản (2009-2015) NSNN hỗ trợ là 851 tỷ đồng, vốn sự nghiệp đã bố trí 72 tỷ, thanh toán đạt 86% kế hoạch.

Và 3 Đề án: Phát triển sản xuất hoa, cây cảnh (2012-2016) tổng vốn đầu tư 971 tỷ đồng, NSNN hỗ trợ khoảng 29% (281,6 tỷ), vốn bố trí 58 tỷ, đã thanh toán đạt 77% kể hoạch;

Phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao (2012-2016) tổng vốn đầu tư 729 tỷ đồng, NSNN hỗ trợ khoảng 29% (211,4 tỷ), vốn đã bố trí 41,1 tỷ, đã thanh toán đạt 86% kể hoạch;

Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn (2009-2015) tổng vốn đầu tư 7.464 tỷ đồng, NSNN hỗ trợ khoảng 11% (813,8 tỷ), vốn bố trí 116 tỷ, đã thanh toán đạt 79,7% kế hoạch vốn giao.

2) Nguồn lực huy động thực hiện Chương trình 02-CTr/TU:

a) Ngân sách cấp Thành phố hỗ trợ các xã thông qua ngân sách huyện Tổng kinh phí đã hỗ trợ thực hiện chương trình XDNTM (từ năm

2009 đến nay) khoảng 1.925,8 tỷ đồng, trong đó: Chi từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế khoảng 298,3 tỷ đồng để hỗ trợ 382 xã còn lại lập đề án và quy hoạch xã nông thôn mới; kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo huyện và xã.

b) Vốn huy động trên địa bàn các huyện, thị xã và các xã

Qua hơn 4 năm thực hiện Chương trình các huyện, thị xã và xã đã chủ động cân đối vốn đầu tư cho các dự án thuộc đề án XDNTM của xã, kết quả đến nay tổng số vốn đã bố trí khoảng 5.407 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách huyện, thị xã 4.892,6 tỷ đồng; ngân sách xã 514,5 tỷ đồng. Kinh phí đã giải ngân, thanh toán đạt 87% so kế hoạch vốn đã bố trí.

c) Nguồn vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước

Trong tổng mức đầu tư đề án toàn thành phố dự kiến huy động khoảng 14.194 tỷ đồng, số liệu báo cáo của các huyện, thị xã đến thời điểm hiện tại tổng nguồn lực ngoài NSNN đã huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp và các nhân đã ủng hộ gần 1.000 tỷ đồng, với hình thức đóng góp của nhân dân bằng ngày công lao động trực tiếp, hiển đất làm đường giao thông giá trị khoảng 341 tỷ, các doanh nghiệp ủng hộ bằng tiền mặt, hiện vật và xây dựng công trình phúc lợi khoảng 160 tỷ đồng và thực hiện xã hội hóa các nguồn vốn qua các chương trình, dự án khoảng 436 tỷ đồng...

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)