Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 48 - 52)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN THẠCH THẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Thạch Thất

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Thạch Thất nằm ở phía tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 30km, có tổng diện tích tự nhiên 18.459,05 ha.

- Phía bắc và đông bắc giáp huyện Phúc Thọ;

- Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Quốc Oai;

- Phía Tây Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp thị xã Sơn Tây.

Huyện Thạch Thất gồm 22 xã và 01 thị trấn.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Là huyện có địa hình bán sơn địa, núi đá vôi xen lẫn đồng bằng. Huyện Thạch Thất có nhiều dự án của Trung ương, thành phố Hà Nội như khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội và đô thị Phúc Thọ, Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, Đại lộ Thăng Long đường kinh tế Bắc- Nam, trục Hồ Tây- Ba Vì, là điều kiện thuận lợi để cho huyện Thạch Thất phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới.

2.1.1.3. Điều kiện khí hậu - thuỷ văn

Thạch Thất mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của Bắc bộ:

Cụ thể là một năm có hai mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh: Mùa nóng bắt đầu vào tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, mưa ít, thời tiết lạnh, khô, cuối mùa ẩm ướt với hiện tượng mưa phùn.

- Khu vực có lượng bức xạ tương đối lớn, số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1600-1700 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng thấp nhất thay đổi

theo từng năm và thường diễn ra trong khoảng từ tháng XII tới tháng III năm sau (khoảng 30-40 giờ/tháng, tháng có số giờ nắng cao nhất thường là tháng VII – tháng IX (khoảng 200 giờ/ngày).

- Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình cả năm là 23-24°C, trong năm nhiệt độ trung bình thấp nhất 14°c (vào tháng 1). Tháng nóng nhất là tháng 6 (trên 37,5°C). Mùa đông kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. số giờ nắng trong năm là 1.600- 1.700 giờ.

- Lượng mưa: Lượng mưa bình quân năm là 1.550-1700 mm, phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85%

tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Do biến đổi khí hậu, những năm gân đây lượng mưa thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm: Năm 2014 là 1232 mm, năm 2015 là 1113 mm;

- Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 83%, thấp nhất trong năm là các tháng 11, 12 ( khoảng 65%), cao nhất tháng 2 và 3 ( khoảng 90%), tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.

- Gió: hướng gió chính mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Đông Nam, mỗi năm có bình quân 12-15 ngày có gió Tây Nam, tập trung chủ yếu là mùa hè.

- Sương muối, bão và mưa đá rất ít khi xảy ra nhung thỉnh thoảng có xoáy lôc cục bộ gây hại đối với cây trồng và nhà cửa.

2.1.1.4. Tài nguyên khoáng sản, môi trường

Huyện Thạch Thất có khoáng sản đặc trưng là đá ong ở những vùng gò đồi có địa chất, địa mạo thuận lợi cho việc phát triển quá trình Feralit hóa.

Trên kiểu địa hình các bề mặt san bằng chân núi đã bị chia cắt thành các dãy đồi và núi sót. Phân bố dọc các thung lũng trước núi thuộc xã Tiến Xuân và xã Yên Bình. Thành phần thạch học chủ yếu là các đá tuổi T2-3 sb và các trầm

tích Đệ Tứ bao gồm cát kết, cuội kết. Là nơi có địa hình tương đối dốc thoải 3 – 100 , kết hợp với các dòng chảy sông suối xâm thực chia cắt địa hình, gương nước ngầm nông tạo điều kiện cho quá trình laterit phát triển. Kiểu địa hình này xảy ra quá trình bóc mòn, rửa trôi tầng đất mặt, đất luôn được trẻ hóa làm lộ trơ đá ong, hoặc nếu có thì lớp đất rất mỏng, xói mòn xảy ra rất mạnh và ở khắp nơi. Nghĩa là ở đây quá trình tạo hình thái diễn ra mạnh vì vậy thổ nhưỡng được hình thành đều bị rửa trôi và chủ yếu là loại đất feralit vàng đỏ bị laterit hóa, đá ong bị lộ ra hoặc nằm rất nông. Nơi có trữ lượng lớn, có diện tích phân bố khá rộng, chất lượng tốt, tầng đá ong dày 1,5 – 3,7m. Nơi có diện phân bố hẹp thì chất lượng và kém và bề dày nhỏ hơn. Đá ong khi nằm ở dưới lớp vỏ phong hóa một vài mét, còn ngấm nước thì mềm màu nâu đỏ, vàng loang lổ có thể dùng mai cắt ra tùy ý, dễ khai thác. Nhưng khi đưa lên mặt đất, dưới sự tác động của quá trình ngoại sinh bị mất nước chuyển dần sang màu đen, khô, rắn chắc. Đá này được nhân dân trong vùng khai thác làm vật liệu xây dựng.

2.1.1.5. Tài nguyên đất, rừng

* Tài nguyên đất

Với sự chi phối của nền nham thạch và địa hình nên ở khu vực nghiên cứu chia làm hai nhóm đất chính (đất đồi núi và đất thung lũng) với 7 loại đất:

- Nhóm đất đồi núi

+ Đất vàng đỏ trên đá mác ma axit (Fa): phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam của xã Tiến Xuân, chiếm một diện tích nhỏ 66,58 ha (0,75%), độ chia cắt mạnh, đất có độ dốc 15-200, thành phần cơ giới thịt nặng, đất chua (pH kcl từ 4-4,5).

+ Đất vàng đỏ trên đá mácma bazơ và mácma trung tính (Fk): phân bố chủ yếu ở các khu vực núi trung bình, độ dốc lớn (>250), thành phần cơ giới trung bình, có diện tích 162,14 ha (1,84%).

+ Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): Được hình thành trên các đá mẹ nghèo kiềm, có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ, đất xốp, tầng dày 50-100, khả năng thoát nước tốt, hình thành trên nhiều địa hình khác nhau, từ dạng đồi thấp thoải đến địa hình dốc cao, ít chua thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả. Loại đất này chiếm diện tích tương đối lớn 3066,87 ha (34,76%).

+ Đất dốc tụ (D): được hình thành do sự rửa trôi các sản phẩn ở đỉnh, sườn đồi, núi. Loại đất này nhìn chung có độ tơi xốp và độ phì nhiêu cao, thích hợp sản xuất nông nghiêp.

- Nhóm đất thung lũng

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fq): Phân bố chủ yếu ở các bậc thềm cao ven sông, tương đối bằng phẳng, thành phân cơ giới từ nhẹ đến trung bình, càng xuống sâu càng nặng, tầng dày 50 – 70cm, khả năng giữ nước tốt là nhân tố quyết định tính thích nghi của loại đất này cho loại hình trồng cây công nghiệp, có diện tích 2645,93 ha (29,99%).

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl): được hình thành từ các khu vực trồng lúa nước, do bị ngập nước trong thời gian dài, đất bị biến đổi mất cấu trúc, mùn giảm, độ phì tự nhiên thấp, đất bị bạc màu nếu không có biện pháp chăm sóc thích hợp. Loại đất này chiếm hơn 20 % diện tích đất khu vực nghiên cứu.

+ Đất lầy (J): phân bố vùng trũng thấp, do tích tụ sông hồ.

* Thảm thực vật

- Thảm thực v t tự nhiên

+ Trảng cây bụi thứ sinh nhiệt đới ẩm: tập trung thành từng cụm, hình thành trên tầng đất dốc, mỏng, sau khi khai thác hết cây gỗ, tạo thành cây bụi, xen kẽ với khu vực rừng trồng keo, bạch đàn. Nơi tầng đất hơi dày thì hình thành trảng cỏ cao, tầng đất mỏng, sỏi sạn hình thành trảng có thấp, che phủ thưa.

+ Thực vật thủy sinh: hình thành rải rác dọc sông, suối.

- Thảm thực v t nhân tác

+ Lúa, hoa màu, phân bố vùng thung lũng, phần trũng thấp dọc theo trục đường kéo dài của Đại Lộ Thăng Long và các sông. Hệ thống kênh mương dầy đặc, cung cấp nguồn nước tưới phong phú từ các hồ thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do quá trình đô thị hoá diễn ra, diện tích đất cho trồng lúa đang bị thu hẹp.

+ Cây ăn quả, cây công nghiệp trồng chủ yếu phần gò đồi Hòa Lạc, hay trong khu dân cư như cây chè, sắn, vải, nhãn, bưởi...

+ Rừng trồng: Chủ yếu là cây keo, có xen kẽ cây bạch đàn, tầng tán 20- 30m, phần lớn do chính sách và sự quản lý tốt của nông trường 1A. Phía dưới là tầng cỏ quyết, cây bụi, tre tái sinh, lau, sim…

+ Cây trồng trong khu dân cư: Cây trồng chính là nhãn, mít, chuối, xoài, mít…trồng xẽn kẽ trong khu dân cư.

Nhìn chung thảm thực vật của khu vực nghèo nàn, ít cây có giá trị kinh tế, sinh thái cao, không có cây thuộc loài quý hiếm nào.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)