Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 60 - 65)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN THẠCH THẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát

Thạch Thất là một huyện ngoại thành nằm ở phía tây của TP Hà Nội, Toàn huyện có 22 xã và 1 thị trấn. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đi sâu điều tra, khảo sát tìm hiểu thực trạng huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện và phỏng vấn các cán bộ phòng, ban có liên quan đến xây dựng nông thôn mới tại huyện Thạch Thất và của toàn thành phố.

Để thực hiện chọn mẫu điểm nghiên cứu, điều tra, khảo sát tác giả đã căn cứ chọn 3 xã đại diện theo 3 nhóm tiêu chí đó là: Nhóm tiêu chí cao là xã Đồng Trúc; Nhóm tiêu chí trung bình là xã Tân Xã và nhóm tiêu chí thấp là xã Phú Kim.

- Vùng 1: Xã Đồng Trúc là xã thuần nông thuộc vùng đồi gò, bán sơn địa, nằm ở phía nam của huyện Thạch Thất, cách trung tâm huyện lỵ Thạch Thất 12km, có Đại lộ Thăng Long chạy qua thuận lợi trong giao thông và giao lưu hàng hoá. Nằm giáp khu công nghệ cao Hoà Lạc. Trong quá trình thực hiện xã được sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương xã trong việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đã được thực hiện một cách đồng bộ.

- Vùng 2: Xã Tân Xã có tổng diện tích đất tự nhiên 699,99 ha, dân số 6.991 người sinh sống ở 09 thôn cụm dân cư, ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tân Xã là xã thuần nông, nằm ở phía Tây của huyện Thạch Thất, giáp với Quốc lộ 21 nên thuận lợi trong giao thông và giao lưu hàng hoá. Quá trình chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền xã nên việc xây dựng nông thôn mới cũng đạt được những thành tựu nhất định.

- Vùng 3: Xã Phú Kim là xã thuần nông thuộc vùng bán sơn địa, nằm ở phía Bắc của huyện Thạch Thất, nằm ở phía Bắc của huyện Thạch Thất. Do chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên tình hình kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Được sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương xã trong việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đã được những thành tựu mới.

Tuy nhiên các bước triển khai của chương trình còn chậm do thiếu vốn, ý thức của người dân chưa cao, địa hình không bằng phẳng, ruộng bậc thang đó gây nhiều khó khăn không nhỏ trong việc dồn điền đổi thửa.

2.2.2. Phương pháp thu th p số iệu, tài iệu 2.2.2.1. Tài liệu thứ cấp

- Thực hiện kế thừa những nội dung qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các huyện Thạch Thất, kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố.

- Thu thập tài liệu có sẵn tại các ban chuyên môn của Chi cục Phát triển nông thôn, Sở kế hoạch đầu tư, Sở Nông nghiệp & PTNT, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài chính, Cục thống kê, Phòng tài chính kế hoạch huyện, Phòng kinh tế huyện Thạch Thất TP Hà Nội.

- Các bài báo, bản tin trên các phương tiện truyền thông tin trên các trang webshe, cổng thông tin điên tử của huyện và thành phố ...

2.2.2.2. Thu nhập tài liệu số liệu sơ cấp

Đề tài tiến hành các đợt khảo sát thực tiễn tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở kế hoạch đầu tư Hà Nội, phòng kinh tế huyện Thạch Thất để thu thập thông tin về kết quả đầu tư phát triển nông nghiệp.

Số liệu sơ cấp thu thập thông qua các phỏng vấn đối với cán bộ ngành huyện có liên quan đến chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn huyện Thạch Thất.

Phiếu câu hỏi, phiếu lấy ý kiến từ các nhà quản lý nhằm đánh giá

những thuận lợi và khó khăn trong đầu tư vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp.

Các phiếu điều tra từ các thành phần kinh tế: Kinh tế hộ, kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn nghiên cứu.

Các bước tiến hành trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp như sau:

+ Thiết kế bảng hỏi: Các thông tin cơ bản trong bản hỏi bao gồm:

thông tin cơ bản về người được phỏng vấn, ý kiến của họ về việc đóng góp vốn xây dựng nông thôn mới.

+ Phỏng vấn người dân: Sử dụng bảng hỏi được thiết kế sẵn để tiến hành phỏng vấn đối với người được điều tra để xác định các thông tin phục vụ cho nghiên cứu.

+ Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu tôi thường xuyên tham khảo ý kiến của các cô giáo, cán bộ xã và các chuyên gia khác về vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp chọn mẫu

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp thu thập 1.Cán bộ lãnh đạo

+ Cấp tỉnh

10 người (Lãnh đạo Sở kế hoạch đầu tư)

Thông tin về chủ trương và giải pháp hỗ trợ, đầu tư vốn để phát triển chương trình NTM chung của tỉnh.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

+ Cấp huyện

10 người (Cán bô lãnh đạo huyện và các trưởng ban ngành)

Những nhận định về các yếu tố ảnh hưởng tới huy động vốn cuả huyện, tình hình thực hiên, phương hướng và giải pháp huy động vốn cho huyện Thạch Thất.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

Phương pháp tổ chức hôi thảo/

PRA

+ Cấp xã 10 người (Chủ tịch xã)

Nhận định về các yếu tố ảnh hưởng, tình hình thực hiên, giải pháp huy động vốn cho chương trình NTM tại xã, huyện

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

Phương pháp tổ chức hội thảo / PRA

2.Doanh nghiệp 20doanh nghiêp Đặc điểm của đơn vị, tình hình Điều tra phỏng vấn trực tiếp

3. Hợp tác xã 15 HTX (chủ nhiêm HTX)

thực hiện và kế hoạch huy động vốn cho NTM trên địa bàn, thuận lợi, khó khăn, nguyên vọng của đơn vị.

dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

Phương pháp tổ chức hôi thảo/

PRA

4. Hộ 15 hộ nông dân

Tình hình hỗ trợ nhân lực, vật lực cho chương trình phát triển NTM ở địa phương.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

2.2.3. Phương pháp xử và phân tích số iệu 2.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin

Hệ thống hóa các tài liệu, thông tin thu thập được, sau đó tiến hành xử lý, phân tích và tính toán các chỉ tiêu cần thiết cho nội dung nghiên cứu theo các bước.

Bước 1: Kiểm tra và làm sạch phiếu điều tra: Bảng hỏi sau khi được tiến hành phỏng vấn cần kiểm tra để phát hiện sai sót, bổ sung và sửa chữa các thông tin chưa chính xác.

Bước 2: Mã hóa thông tin và nhập số liệu: Các thông tin thu được hầu hết là các thông tin định tính, do đó cần được mã hóa thành các con số để thuận tiện cho việc nhập và xử lý thông tin.

Bước 3: Xử lý số liệu: Các số liệu thu thập được tổng hợp và xử lý trên phần mềm Word và Excel.

2.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

+ Phương pháp so sánh: Phương pháp này được dùng để so sánh các chỉ tiêu như so sánh tỷ lệ hộ nghèo, tốc độ phát triển kinh tể qua các năm, sự chênh lệch về thu nhập của người dân trước và sau khi có sự tác động của các chương trình nông thôn mới. Từ đó thấy được kết quả rõ rệt của chương trình này.

+ Phương pháp thống kê: Phương pháp này dùng để phân tích kết quả thực hiện của chương trình nông thôn mới tới công tác phát triển kinh tế xã hội, tình hình thu nhập của các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu.

+ Phương pháp phân tích: dựa trên số liệu thu thập, diễn giải phân tích

bằng cách lập luận logic, dẫn dắt, suy luận từ nội dung này đến nội dung kia.

+ Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp qua những người trung gian khi không thể trực tiếp thu thập thông tin trên đối tượng khảo sát. Nhằm tập hợp đầy đủ, khách quan thông tin, số liệu cho đề tài nghiên cứu, phương pháp này được sử dụng để tham khảo ý kiến các chuyên gia, cán bộ, công chức là những người am hiểu trong về chương trình.

2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài 2.2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu về huy động vốn

Bên cạnh các phương pháp phân tích số liệu trên, tôi tiến hành phân tích, đánh giá và phân tích thực trạng, kết quả, hiệu quả sản xuất qua các hệ thống chỉ tiêu sau:

- Vốn huy động

- Tổng nguồn vốn huy động

Từ nguồn vốn NSNN; Vốn từ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các HTX; Vốn từ nhân dân đóng góp và nguồn vốn khác

- Vốn huy động/Tổng nguồn vốn huy động - Tổng dư nợ

- Vốn huy động

- Tổng dư nợ/Vốn huy động

2.2.4.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn - So sánh nguồn vốn huy động và việc sử dung vốn:

- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm:

- Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu các khoản huy động:

Số dư từng khoản huy động Cơ cấu các khoản huy động = ---

Tổng vốn huy động

Để đánh giá mức độ huy động được từ dân cư, ta xét hệ số: Tổng số tiền huy động của địa bàn/ Tổng số dân cư của địa bàn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)