Điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 52 - 60)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN THẠCH THẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Thạch Thất

2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội

Tổng diện tích tự nhiên của huyện 18.459,05ha. Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 được tổng hợp tại bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai huyện Thạch Thất năm 2015

TT Diện tích

(Ha)

Cơ cấu (%)

1 Đất nông nghiệp 9.296,31 50,36

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 6260,70 33,92

- Đất trồng cây hàng năm 5584,84 30,26

- Đất trồng cây lâu năm 675,86 3,66

1.2 Đất lâm nghiệp có rừng 2.753,94 14,92

- Rừng sản xuất 1.796,61 9,73

- Rừng phòng hộ 346,03 1,87

- Rừng đặc dụng 611,30 3,31

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 199,95 1,08

1.4 Đất nông nghiệp khác 81,72 0,44

2 Đất phi nông nghiệp 8478,61 45,93

2.1 Đất ở 1.560,60 8,45

- Đất ở đô thị 33,99 0,18

- Đất ở nông thôn 1.526,61 8,27

2.2 Đất chuyên dùng 6.230,71 33,75

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 48,80 0,26

- Đất quốc phòng, an ninh 1.504,85 8,15

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 2.242,72 12,15

- Đất có mục đích công cộng 2.434,34 13,19

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 16,28 0,09

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 111,19 0,60

2.5 Đất sông suôi và mặt nước chuyên dùng 524,34 2,84

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 35,49 0,19

3 Đất chƣa sử dụng 684,13 3,71

3.1 Đất băng chưa sử dụng 195,85 1,06

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 488,28 2,65

3.3 Núi đá không có rừng cây - -

TỔNG SỐ 18.459,05 100

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thât 2015

Bảng 2.1: cho thấy diện tích đất nông nghiệp của huyện là 9.296,31 ha, chiếm 50,36%; diện tích đất phi nông nghiệp 8.478,61 ha, chiếm 45,93%; đất chưa sử dụng 684,12 ha, chiếm 3,71%. Huyện không có rừng đặc dụng, diện tích đất chưa sử dụng còn rất ít chủ yếu là đồi. Vì vậy cần phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, tăng vụ, mở rộng diện tích trồng cây vụ đông.

2.1.2.2. Dân số và lao động

Dân số của huyện là 197.587 người, trong đó có 119.737 lao động trong độ tuối lao động chiếm tỷ lệ 60,6 % dân số; Cơ cấu lao động chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ qua đào tạo thấp: mới đạt 53,4 %. Lao động thuộc nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản với 25.984 người chiếm 21,7 %, trong đó đa số là lao động làm nghề nông nghiệp. Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng 70.405 người, chiếm 58,8 %. Còn lại là nhóm ngành du lịch, dịch vụ 23.348 người, chiếm 19,5%.

Bảng 2.2. Dân số, lao động huyện Thạch Thất năm 2014 và 2015

ĐVT: Người

T T

Xã, thi trấn

Năm 2014 Năm 2015

Dân sô Lao động Dân sồ Lao động

Tổng số Tông sô

Nữ Tổng số Tông

Nữ Tổng số Tông sô

Nữ Tổng số Tông

Nữ Tổng số

Tông sô

195.096 99.82 4

118.033 56.89 1

197.587 101.53 5

119.737 47.71 3 I Thành thị 6.005 3.144 3.633 1.769 6.045 3.184 2.943 1.431 II Nông thôn 189.091 96.68

0

114.400 55.12 2

191.542 98.351 116.794 56.28 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thạch Thất 2 2.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng

Giao thông

Huyện có Quốc lộ là Đại lộ Thăng Long, đường kinh tế Bắc - Nam và trục Hồ Tây - Ba Vì chạy qua; 5 tuyến tỉnh lộ tổng chiều dài 37,55 km và 8 tuyến huyện lộ với tổng chiều dài 74,9km. Đến nay các tỉnh lộ, huyện lộ đã

được nhựa hóa, bê tông hóa cùng với hai tuyến quốc lộ hiện đại là tiền đề cho Thạch Thất phát triển kinh tế, giao thương và thu hút đầu tư.

Giao thông nông thôn của huyện Thạch Thất còn nhiều bất cập: Đó là sự phát triên thiếu quy hoạch, manh mún; các tuyến đường chật chội, chất lượng mặt đường thấp, xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa.

Đường xã và liên xã: 124,39km; trong đó bê tông hóa 89,79km, bằng 72,18% nhưng đã có 20,47 km bị xuống cấp, còn 34,6 km là đường đất. Trên các trục đường liên xã, cần cải tạo: 15/19 cầu, 122/191 cống và 54,86/86,66 km rãnh.

Đường liên thôn, đường thôn: Tổng chiều dài 208 km trong đó cứng hóa được 110,4 km thì đã có 21,89 km bị xuống cấp và 97,5 km là đường đất cần đầu tư xây dựng. Trên các trục thôn, liên thôn có 322/403 cống và 122,29/151,2 km rãnh cần được cải tạo, nâng cấp.

Giao thông nội đồng: Hiện toàn huyện có 307,6 km giao thông nội đồng nhưng chỉ có 6,8 kin được cứng hóa, còn lại đều là đường đất, đường cấp phối.

Thủy lợi

Hồ chứa nước: Toàn huyện có 12 hồ chứa nước với tổng dung tích hơn 1,6 triệu m3, diện tích tưới theo thiết kế 410ha.

Trạm bơm: Toàn huyện có tống số: 63 trạm bơm tưới, tiêu trong đó: 25 trạm bơm tiêu với tổng 160 máy, tổng công suất bơm là 447.500 m3/h; 48 trạm bơm tưới, tiêu kết hợp vừa và nhỏ do các HTX NN quản lý.

Kênh thủy lợi: Sau nhiều năm thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, đến nay Thạch Thất có 500 tuyến kênh tưới với tổng chiều dài 385,971 km; 177 kênh tiêu với tổng chiều dài 121,66 km; 145 kênh tưới tiêu kết họp với chiều dài 144,778 km. Tuy nhiên mới chỉ có 45,73.% tổng chiều dài kênh được cứng hóa.

Điện

23/23 xã, thị trấn trong huyện đã có điện lưới quốc gia. Mạng lưới thông tin liên lạc phát triển nhanh và tùng bước được hiện đại hóa, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu thông tin trong sản xuất. 100% số thôn, cụm dân cư trong huyện có hệ thống truyền thanh để tuyên truyền, phổ biến, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Thông tin liên lạc

Địa bàn huyện Thạch Thất đã được phủ sóng di động của các hãng truyền thông lớn như Vinaphone, Viettel, Mobifone, EVNTelecom (38 trạm phát sóng BTS). Theo số liệu điều tra nông nghiệp và nông thôn năm 2015, bình quân mỗi hộ gia đình trên địa bàn huyện có 2,12 máy điện thoại di động; toàn huyện có trên 13.000 thuê bao cố định có dây (của VNPT), gần 2.000 thuê bao cố định không dây và 4.216 thuê bao Internet, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của địa phương.

2.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế ở huyện Thạch Thất Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế nhưng kinh tế huyện Thạch Thất vẫn có những bước phát triển đáng kể. Kinh tế của huyện tăng trưởng khá nhanh và ốn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011-2015 đạt 11,89%. Trong đó, ngành thương mại - dịch vụ là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất, bình quân 5 năm đạt 14,89%; ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 12,33%;

ngành nông - lâm - thủy sản đạt 5,59%.

Cơ cấu kinh tế huyện Thạch Thất chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, nâng cao tỷ trọng công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Tỷ trọng ngành thương mại- dịch vụ năm 2011 chiếm 18%, đã tăng 20,2% vào năm 2015. Tỷ trọng ngành công nghiệp - TTCN cũng tăng từ 66,6% lên 67,4%; ngành nông - lâm - thủy sản giảm từ 15,4% xuống còn 12,4%.

Bảng 2.3. Tăng trưởng kinh tế huyện Thạch Thất giai đoạn 2013-2015

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2013

Năm

2014 Năm 2015 Tốc độ TTBQ % I Tông GTSX Tỷ đông 8.831,243 9.758,373 11.054,755 11,89 1 Thương mại - dịch vụ Tỷ đông 1.663,377 1.871.299 2.213,747 14,89 2 Công nghiệp - TTCN Tỷ đông 5.920,230 6.583,295 7.472,040 12.33

3 Nông - Lâm - Thủy sản

Tỷ đông 1.247,636 1.303,779 1.368,968 5,59 II ơ cẩu kinh tế %

1 Công nghiệp - TTCN % 62,9 62,9 67,4

2 Thương mại - dịch vụ % 21,2 22,7 20,2

3 Nông - Lâm - Thủy sản

% ' “7

15,9 14,4 12,4

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội huyện Thạch Thất 2013- 2015 - Tổng giá trị sản xuất CN, TTCN, xây dụng năm 2015 đạt 7.472,040 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 12,33%/năm. Huyện Thạch Thất có 01 khu công nghiệp và 7 cụm công nghiệp với tổng diện tích 160ha, tạo điều kiện thuận lợi cho 1.294 doanh nghiệp và hộ gia đình có mặt bằng sản xuất ổn định, thu hút nhiều doanh nghiệp vào đầu tư với số vốn lớn, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Các làng nghề tiếp tục được duy trì và phát triển mạnh; đến nay , toàn huyện đã có 10 làng nghề tiếp tục được công nhận làng nghề truyền thống, với 13.731 hộ sản xuất, thu hút 36,618 lao động và chiếm khoảng 75% giá trị sản xuất ngành công nghiệp.

- Tổng giá trị thương mại - dịch vụ - du lịch năm 2015 đạt 2.213,747 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 14,89 %/năm. Căn cứ quy hoạch chung của Huyện và quy hoạch xây dựng nông thôn mới, trong 5 năm qua đã đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới được 7 chợ, hình thành nhiều khu vực kinh doanh thương mại, nhất là ở các làng nghề, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, phục vụ nhu cầu của nhân dân trong huyện và các huyện lân cận. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đã mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài đế thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu nguyên vật liệu, mở các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm tại Lào, Châu Phi. Dịch vụ, du lịch có bước

phát triển mới, đã hình thành một số khu vực ẩm thực tập trung, các khu du lịch nghỉ dưỡng; các hoạt động lễ hội được duy trì và tạo tiền đề cho phát triển du lịch, nhất là lễ hội Chùa Tây Phương và tham gia du lịch ở các làng nghề truyền thống.

- Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2015 đạt 1.368,968 tỷ đồng, tăng bình quân 12,33% /năm. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản có nhiều tiến bộ: Thực hiện tốt định hướng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất và thu hoạch đạt 98%, sản xuất giống lúa ngắn ngày, giá trị sản xuất bình quân năm 2015 đạt 203 triệu đồng/ha. Cơ cấu nội ngành được chuyển dịch theo hướng tích cực; đã chỉ đạo nhân rộng các mô hình trồng hoa, rau an toàn, cây ăn quả, cây cảnh, cây bóng mát cho thu nhập cao gấp 3 đến 5 lần so với cây lúa. Mô hình chăn nuôi tập trung, cung cấp thực phẩm sạch có chất lượng, gắn chăn nuôi với tiêu thụ sản phẩm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là các mô hình chăn nuôi lọn rừng, gà thịt và trứng gia cầm.

2.1.3. Những thu n ợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tác động đến huy động vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới

- Thuận lợi

Với lợi thế là huyện giáp ranh với thành phố Hà Nội và thị xã Sơn Tây.

Đây là một thuận lợi về khả năng cung cấp nguồn vốn huy động cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, cũng như tạo ra một thị trường tiêu thụ hàng hoá tiêu dùng rộng lớn so với các địa phương khác trong tỉnh.

Về đất đai đa dạng có khả năng sản xuất nhiều loại hàng hóa nông sản của vùng đồi núi, bán sơn địa như mía tím, măng ngọt và các loại rau quả, hoa màu...

Huyện Thạch Thất là địa bàn có hệ thống giao thông rất thuận lợi cho phát triển giao lưu kinh tế với các khu vực lân cận.

Lực lượng lao động đông, xu thế gia tăng lao động phi nông nghiệp nhanh hơn. Điều này cho thấy huyện có thế mạnh về nguồn lực lao động và phù hợp với xu thế phát triển công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn.

- Khó khăn

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lao động nông thôn gia tăng theo từng năm, trong khi đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhừng chỗ cho các hoạt động khác, khu vực kinh tế Nhà nước gần như không tạo thêm việc làm mới cho người lao động, khu vực kinh tế tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Tuy nhiên, do những khó khăn ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trên thế giới và trong khu vực, một số doanh nghiệp và các cơ sở kinh tế tư nhân đã phá sản hay thu hẹp quy mô sản xuất, đã không tạo thêm việc làm mới mà còn đẩy một lược lượng người lao động vào thất nghiệp, đây là một thách thức lớn cho huyện trong chiến lược phát triển kinh tế.

Yếu tố vốn cho sản xuất cũng là một vấn đề khó khăn. Trong giai đoạn hiện nay khi tiềm năng tài chính của các doanh nghiệp vẫn còn hạn hẹp. Bên cạnh đó, Nhà nước lại đang thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, các doanh nghiệp không tiếp cận được với các nguồn vốn vay, hoặc sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất ra không bán được, gây thất thu trốn thuế hay nợ thuế, đã làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của huyện.

Nguồn tài nguyên của huyện phong phú nhưng vẫn ở dạng tiềm năng, muốn khai thác được phải có sự đầu tư lớn cả về vốn và khoa học công nghệ, trong khi đó nguồn vốn của huyện còn hạn hẹp, trình độ khoa học công nghệ chưa phát triển.

Trình độ dân trí và tay nghề của người lao động còn thấp, lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao. Nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao là rất khó khăn.

Do tốc độ tăng trưởng dân số nhanh, đất đai nông nghiệp bị thu hẹp, đây là một thách thức lớn cho huyện trong việc phát triển khu dân cư, nhà ở, khu đô thị, cũng như vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)