Huy động từ vốn tín dụng ở huyện Thạch Thất giai đoạn 2013-2015

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 78 - 87)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình huy động nguồn vốn cho chương trình xây dựng nông thôn

3.2.3. Huy động từ vốn tín dụng ở huyện Thạch Thất giai đoạn 2013-2015

Huy động vốn từ nguồn vốn tín dụng ở huyện Thạch Thất giai đoạn 2013- 2015 bao gồm vốn tín dụng đầu tư và vốn tín dụng thương mại.

Trong Vốn tín dụng đầu tư bao gồm huy động đầu tư cho kiên cố hóa kênh mương và đường giao thông là chủ yếu. Trong các vốn tín dụng thì vốn tín dụng đầu tư có tỷ trọng cao dần qua các năm và vốn tín dụng thương mại có tỷ trọng thấp dần

Bảng 3.5: Huy động vốn từ Nguồn vốn tín dụng ở huyện Thạch Thất giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 SL TL (%)

(%) SL TL

(%) SL TL

(%)

1. Vốn tín dụng đầu tư 8.028 45,72 8.417 46,27 9.451 46,75 108,57 2. Vốn tín dụng thương mại 9.532 54,28 9.775 53,73 10.765 53,25 106,34 Tổng số 17.560 100 18.192 100 20.216 100 116,35

(Nguồn: BCĐ XDNTM huyện Thạch Thất) Về vốn tín dụng đầu tư (kiên cố hoá kênh mương, đường giao thông nông thôn) năm 2013 là 8.028 triệu đồng, đến năm 2015 là 9.451 triệu đồng (tăng 1.423 triệu đồng), vốn tín dụng thương mại năm 2013 là 9.532 triệu đến năm 2015 là 10.765 triệu đồng (tăng 1.233 triệu đồng so với năm 2013).

Xét về tỷ trọng thì vốn đầu tư có xu hướng tăng dần năm 2013 là 45,72% tăng lên 46,75% năm 2015. Vốn tín dụng thương mại có xu hướng giảm dần từ 54,28% năm 2013 xuống còn 53,25% năm 2015.

Như vậy, việc đầu tư cho xây dựng cơ bản có chiều hướng ưu tiên hơn nhằm tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất và đời sống trước tiên sau đó mới huy động vốn cho lĩnh vực sản xuất. Có thể thấy việc đầu tư này là đúng hướng trong quá trình ưu tiên đầu tư.

3.2.4. Vốn từ các DN, HTX và các oại hình kinh tế khác

Xây dựng NTM nhằm phát triển toàn diện và mọi mặt của nông thôn, trong đó chính các DN, HTX, tổ chức kinh tế cũng là những đối tượng được hưởng lợi trực tiếp từ chương trình, nên việc huy động nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển kinh tế và các hình thức TCSX, văn hóa

- xã hội - môi trường là hoàn toàn cần thiết. Nếu được đầu tư đúng mức và thực hiện đúng tiến độ sẽ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các DN, HTX, tổ chức kinh tế hoạt động.

3.2.4.1. Huy động vốn theo các đối tượng

Việc huy động vốn từ các đối tượng Doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác (LHKTK) được phân chia theo bảng dưới đấy:

Bảng 3.6: Huy động vốn theo các đối tƣợng DN, HTX và các loại hình kinh tế khác ở huyện Thạch Thất giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 SL TL (%)

(%) SL TL

(%) SL TL (%)

1. Vốn từ DN 8.253 22,35 11.425 23,35 12.355 27,30 123,29 2. Vốn từ HTX 10.328 27,97 15.576 31,84 15.365 33,95 124,73 3. Vốn từ LHKTK 18.347 49,68 21.925 44,81 17.537 38,75 99,74 Tổng số 36.928 100 48.926 100 45.257 100 115,92

(Nguồn: BCĐ XDNTM huyện Thạch Thất) Qua bảng 3.6 cho thấy, về vốn huy động từ DN năm 2013 là 8.253 triệu đồng, đến năm 2015 là 12.355 triệu đồng (tăng 4.102 triệu đồng), vốn huy động được từ HTX năm 2013 là 10.328 triệu đến năm 2015 là 15.365 triệu đồng (tăng 5.037 triệu đồng so với năm 2013) và vốn huy động từ LHKTK là lớn nhất năm 2013 là 18.347 triệu đến năm 2015 là 17.537 triệu đồng (giảm 810 triệu đồng so với năm 2013)

Xét về tỷ trọng thì vốn đầu tư DN, HTX có xu hướng tăng dần năm 2013 vốn DN là 22,35% tăng lên 27,30% năm 2015; vốn huy động từ HTX năm 2013 là 27,97% tăng lên 33,95 năm 2015. Vốn huy động từ LHKTK có xu hướng giảm dần từ 49,68% năm 2013 xuống còn 38,75% năm 2015.

Như vậy, xét về tốc độ huy động bình quân thì nguồn vốn huy động từ HTX là lớn nhất với 124,73%, tiếp đến là nguồn vốn huy động từ 123,29% và

cuối cùng là nguồn vốn từ LHKTK có tốc độ bình quân thấp nhất và có xu hướng giảm dần với 99,74%. Để thấy rõ hơn việc chênh lệch nguồn huy động vốn từ các đối tượng trên ta có biểu đồ sau:

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

2013 2014 2015

DN HTX LHKTK

Hình 3.2: Huy động vốn theo các đối tƣợng DN, HTX và các LHKTK ở huyện Thạch Thất giai đoạn 2013-2015

3.2.4.2. Đầu tư xây dựng các công trình công cộng có thu phí để thu hồi vốn Để có được nguồn vốn này không nhất thiết phải huy động bằng tiền mặt mà huy động bằng nguồn lực sẵn có của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trực tiếp tham gia đầu tư xây dựng các hạng mục công trình. Đây chính là một cách huy động vốn có lợi cho cả xã và doanh nghiệp, HTX, tổ chức kinh tế bởi không cần tập trung một lượng tiền lớn ngay một lúc mà có thể huy động dần dần. Với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng chú trọng tập trung đầu tư trực tiếp vào các hạng mục cơ sở hạ tầng, với các HTX quan tâm đến các công tình nông nghiệp, thủy lợi nhiều hơn.

Đầu tư các công trình công công có thu phí bao gồm các hạng mục như: Xây dựng chợ, xây dựng lịnh vực thuỷ lợi (xây dựng cầu nhỏ, xây dựng bến đò, bến phà...) và xây dựng lĩnh vực môi trường (khu thu dọn, chôn lấp rác thải).

Bàng 3.7: Huy động vốn đầu tƣ xây dựng các công trình công cộng ở huyện Thạch Thất giai đoạn 2013 - 2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 SL TL (%)

(%) SL TL

(%) SL TL

(%)

1. Xây dựng Chợ 3.174 19,72 820 5,97 400 1,59 37,31 2. Lĩnh vực môi trường 810 5,03 1.162 9,83 1.921 7,09 154,39 3. Lĩnh vực thuỷ lợi 12.108 75,24 9.842 71,60 24.757 98,41 166,41 Tổng số 16.092 100 11.824 100 27.078 100 119,37

(Nguồn: BCĐ XDNTM huyện Thạch Thất) Việc huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình công công từ các Doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác cho thấy qua bảng 3.7, việc huy động vốn xây dựng trong lĩnh vực thuỷ lợi thường chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2013 mức huy động là 12.108 triệu đồng (chiếm 75,24%), năm 2014 là 9.842 triệu đồng (chiếm 71,60%) và năm 2015 là 24.757 triệu đồng (Chiếm 98,41%). Sau đó đến vốn đầu tư huy động cho xây dựng chợ chiếm từ 1,59% năm 2015 đến 19,72% năm 2013, với số vốn từ 400 triệu đồng năm 2015 đến 3.174 triệu đồng năm 2013.

Vốn đầu tư cho lĩnh vực môi trường cũng được đầu tư đáng kể chiếm tỷ trọng từ 5,03% năm 2013 đến 7,09% năm 2015. Vốn đầu tư cho lĩnh vực này đã tăng đáng kể, thể hiện sự quan tâm về bảo vệ môi trường của các xã trong huyện, thể hiện qua mức đầu tư, lượng vốn tăng lên hàng năm, năm 2013 là 810 triệu đồng, năm 2014 là 1.162 triệu đồng và năm 2015 là 1.921 triệu đồng (tăng 1.111 triệu đồng so với năm 2013).

Về huy động vốn đầu tư cho các công trình công cộng ở huyện Thạch Thất giai đoạn năm 2013-2015 chủ yếu phục vụ cho xây dựng chợ, đầu tư cho

xây dựng lĩnh vực môi trường và xây dựng lĩnh vực thuỷ lợi là chủ yếu, thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền và người dân trong công tác xây dựng các công trình công cộng đảm bảo cho sinh hoạt hàng ngày và có ý thức bảo vệ môi trường.

Như vậy, Tốc độ huy động bình quân vốn mục đích để xây dựng trong lĩnh vực thủy lơi là lớn nhất với 166,41%, tiếp đến là vốn đầu tư trong lĩnh vực môi trường với 154,39% và tốc độ bình quân vốn xây dựng chợ là thấy nhất, đang giảm xuống với 37,31%.

3.2.4.3. Đầu tư kinh doanh các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, cung cấp dịch vụ

Đầu tư kinh doanh các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, cung cấp dịch vụ ở huyện Thạch Thất được thực hiện qua các công trình như:

Đầu tư xây dựng kho hàng, Trang trại chăn nuôi tập chung và Xưởng xấy nông sản là chủ yếu.

Bảng 3.8: Đầu tƣ kinh doanh các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, cung cấp dịch vụ ở huyện Thạch Thất giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

(%)

SL TL

(%)

SL TL

(%)

SL TL

(%)

1. Kho hàng. 2.246 25,95 7.957 23,85 2.158 15,88 190,70 2. Trang trại CN tập trung 5.310 61,34 15.563 46,65 7.561 55,63 170,84 3. Xưởng sấy nông sản. 1.100 12,71 9.842 29,50 3.872 28,49 467,03

Tổng số 8.656 100 33.362 100 13.912 100 276,19

(Nguồn: BCĐ XDNTM huyện Thạch Thất) Qua Bảng 3.8 cho thấy huy động vốn cho xây dựng trang trại chăn nuôi tập chung là chủ yếu, chiếm tỷ trọng từ 46,65% (năm 2014) đến 61,34%(năm 2013) với mức đầu tư được nâng dần qua các năm, năm 2013 là 5.310 triệu

đồng, năm 2015 là 7.561 triệu đồng và lớn nhất là năm 2014 là 15.563 triệu đồng (tăng 10.253 triệu đồng so với năm 2013).

Thấp nhất là vốn đầu tư cho xây dựng Kho hàng, mức đầu tư từ 2.158 triệu đồng năm 2015 đến 7.957 triệu đồng năm 2014, với tỷ trọng từ 15,88%

năm 2015 đến 25,95% năm 2013. Như vậy, cho thấy mức đầu tư của các Doanh nghiệp chủ yếu cho phát triển chăn nuôi.

Xét về tốc độ huy động bình quân cho thấy, Vốn đẻ đầu tư cho xây dựng Xưởng sấy nông sản có tốc độ huy động lớn nhất với 467,03%, tiếp đến là Kho hàng với 190,70% và thấp nhất là đầu tư cho xây dựng Trang trại CN tập trung với 170,84%.

3.2.4.4. Đầu tư trong lĩnh vực SX - KH - CN

Đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, khoa học công nghệ huyện Thạch Thất giai đoạn 2013-2015 chủ yếu là đầu tư chuyển giao công nghệ, tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật tiên tiến cho người dân, đồng thời tổ chức các hoạt động dịch vụ khuyên nông, khuyến công phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

Bảng 3.9: Đầu tƣ trong lĩnh vực SX- KH - CN ở huyện Thạch Thất giai đoạn 2013 -2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

(%) SL

TL

(%) SL TL

(%) SL

TL (%)

1. Đầu tư chuyển giao CN 587 26,93 1.152 30,80 1.202 28,17 150,30 2. Tổ chức ĐT và HDKT tiến tiến 825 37,84 953 25,48 1.042 24,42 112,43 3.Dịch vụ khuyên nông, khuyến công... 768 35,23 1.635 43,72 2.023 47,41 168,31

Tổng số 2.180 100 3.740 100 4.267 100 143,68

(Nguồn: BCĐ XDNTM huyện Thạch Thất)

Về lĩnh vực đầu tư này qua Bảng 3.9 cho thấy chủ yếu là đầu tư trong lĩnh vực khuyến nông, khuyến công, năm 2013 mức đầu tư cho khuyến nông, khuyến công là 768 triệu, đến năm 2015 mức đầu tư là 2.023 triệu đồng (tăng 1255 triệu đồng so với năm 2013).

Sau đó đến đầu tư chuyển giao công nghệ từ 587 triệu đồng năm 2013 lên 1.202 triệu đồng năm 2015 (tăng gấp 2,05 lần so với năm 2013). Việc đầu tư cho tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật tiên tiến cho người dân còn ở mức trung bình thấp năm 2013 là 825 triệu đồng đến năm 2015 là 1.042 triệu đồng.

Nhìn về tổng thể trong lĩnh vực sản xuất và khoa học công nghệ cho thấy huyện đã chú ý đến dịch vụ khuyến nông, khuyến công thường chiếm từ 35,23% đến 47,41% hàng năm và sau đó đến đầu tư chuyên giao công nghệ từ 26,93% đến 30,80% năm và Tổ chức đào tạo và hướng dẫn ký thuật tiên tiến chỉ chiếm từ 24,42% đến 37,84% năm.

Như vậy, tốc độ huy động bình quân vốn đầu tư trong lĩnh vực Dịch vụ khuyên nông, khuyến công... được ưu tiên là lớn nhất với 168,31%, sau đó là vốn đầu tư cho chuyển giao công nghệ với 150,30% và thấp nhất là vốn đầu tư cho tổ chức ĐT và HDKT tiến tiến với 112,43%.

3.2.5. Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư và các nguồn hợp pháp khác

Huy động vốn từ nguồn đóng góp của cộng đồng dân cư và các nguồn hợp pháp khác ở huyện Thạch Thất cho thấy các nội dung đầu tư vào các lĩnh vực chủ yếu là: Đầu tư xây dựng các công trình tự làm trong cộng đồng dân cư; Đầu tư xây dựng công trình công cộng của làng, xã và các khoản viện trợ không hoàn lại của các TC, CN.

Bảng 3.10: Đóng góp của cộng đồng dân cƣ và các nguồn hợp pháp khác ở huyện Thạch Thất giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 SL TL (%)

(%) SL TL

(%) SL TL (%) 1. Các công trình tự làm trong

cộng đồng dân cư 3.015 27,83 10.242 51,12 10.157 51,34 219,44 2. Đóng góp xây dựng công

trình công cộng của làng, xã 4.570 42,18 6.563 32,76 6.631 33,52 122,32 3. Các khoản viện trợ không

hoàn lại của các DN, TC, CN 3.250 30,00 3.231 16,13 2.995 15,14 96,06 Tổng số 10.835 100 20.036 100 19.783 100 145,94

(Nguồn: BCĐ XDNTM huyện Thạch Thất) Đánh giá mức độ đóng góp của cộng đồng dân cư và các nguồn hợp pháp khác ở huyện Thạch Thất giai đoan 2013-2015 cho Chương trình Xây dựng nông thôn mới cho thấy nguồn vốn đóng góp của cộng đồng dân cư chiếm tỷ trọng lớn, còn các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không cao từ 15,14% năm 2015 đến 30,00% năm 2013.

Trong các khoản đóng góp của cộng đồng dân cư thì các công trình tự làm có xu hướng tăng lên từ 3.015 triệu đồng (đạt tỷ lệ 40,29%) năm 2013 lên 10.157 triệu đồng (đạt tỷ lệ 51,34%) năm 2015 (tăng 3,37 lần so với năm 2013) và mức đóng góp xây dựng các công trình công cộng của làng, xã có xu hướng giảm về tỷ trọng từ 42,18% năm 2013 xuống còn 33,52% năm 2015 (giảm 8,66% so với năm 2013).

Xét về mặt số lượng năm 2015 đã tăng 9.203 triệu đồng so với năm 2013, trong đó các công trình tự làm tăng 7.142 triệu đồng, đóng góp xây dựng các công trình làng xã tăng 2.061 triệu đồng, các khoản viện chợ không hoàn lại của các Doanh nghiệp tổ chức, cá nhân tăng 1.200 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)