Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Trảng Bom
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Trảng Bom là huyện trung du thuộc tỉnh Đồng Nai và được thành lập ngày 01/01/2004 trên cơ sở chia tách từ huyện Thống Nhất (cũ) theo Nghị định số 97/2003/NĐ-CP ngày 21/8/2003 của Chính phủ. Ranh giới hành chính của huyện như sau: Phía Nam giáp huyện Long Thành, phía Đông giáp huyện Thống Nhất, phía Tây giáp thành phố Biên Hòa và phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu. Trên địa bàn huyện có 17 đơn vị hành chính cấp xã-thị trấn, cụ thể là 16 xã và Thị Trấn Trảng Bom, với 71 đơn vị Ấp- Khu phố. Huyện Trảng Bom là một trong 11 huyện, thị, thành phố của Tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 50 km về phía Đông Bắc, có Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua. Tổng diện tích đất toàn huyện là: 32.369 ha, chiếm 5,5% trong tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Nai. Trong đó, đất nông nghiệp là 25.350 ha chiếm tỷ lệ 78,32%, đất phi nông nghiệp 7.019 ha chiếm tỷ lệ 21,68%. Dân số 275.021 người, mật độ dân số 849,64 người/km2 (Nguồn số liệu: Chi cục Thống kê huyện Trảng Bom).
Bảng 2.1: Diện tích và dân số huyện Trảng Bom
Stt Đơn vị Diện tích
( km2 )
Dân số
( người ) Mật độ dân số (người/km2)
1 Thị trấn Trảng Bom 9,31 23.559 2.531,05
2 Xã Cây Gáo 17,36 11.173 643,49
3 Xã Thanh Bình 29,192 12.866 440,74
4 Xã Sông Trầu 42,96 24.451 569,14
5 Xã Đồi 61 25,75 11.274 437,71
6 Xã An Viễn 22,12 6.873 310,73
7 Xã Bàu Hàm 22,48 10.704 476,07
8 Xã Sông Thao 26,49 11.462 432,64
9 Xã Hưng Thịnh 16,96 10.103 595,73
10 Xã Đông Hòa 11,319 12.283 1.085,17
11 Xã Trung Hòa 14,941 12.947 866,54
12 Xã Tây Hòa 14,73 13.572 921,57
13 Xã Quảng Tiến 7,10 14.932 2.102,80
14 Xã Bình Minh 14,47 23.078 1.594,78
15 Xã Giang Điền 8,93 6.526 731,12
16 Xã Bắc Sơn 22,211 48.778 2.196,12
17 Xã Hố Nai 3 19,07 41.122 2.155,35
Tổng cộng 325,41 295.703 908,71
Nguồn: Thống kê huyện Trảng Bom 2015 Huyện Trảng Bom thuộc vùng Tây tỉnh Đồng Nai – là một trong những vùng kinh tế phát triển của tỉnh, huyện có những điều kiện thuận lợi để xây dựng các khu công nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa và thương mại - dịch vụ. Trảng Bom có một vị trí quan trọng trong việc phát triển công nghiệp của tỉnh, là một trong những huyện có tốc độ phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế cao so với các huyện trong tỉnh. Hiện nay Trảng Bom đã là huyện tập trung số lượng không nhỏ các khu, cụm công nghiệp với 04 khu công nghiệp tập trung như: Hố Nai, Sông Mây, Bàu Xéo, Giang Điền;
các cụm công nghiệp: Cây Gáo, An Viễn, Hưng Thịnh, Suối Sao, Thanh Bình, vật liệu xây dựng Hố Nai 3; khu quy hoạch tổng kho Miền Đông... Kết hợp với
các huyện Nhơn Trạch, Long Thành và thành phố Biên Hòa tạo thành khu trung tâm công nghiệp của tỉnh. Hầu hết mọi vùng nông thôn của huyện đều có trình độ dân trí khá phát triển, cơ sở vật chất tương đối khang trang. Giao thông được nhựa hóa hoặc bê tông hóa các con đường nội bộ trong vùng.
2.1.1.2. Địa hình
Huyện Trảng Bom nằm trong vùng địa hình đồi thấp, thoải; cao độ thấp dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình của huyện có thể chia thành ba khu vực: (1) khu vực có địa hình thấp nằm ở phía Nam và ven Quốc lộ 1A; (2) khu vực địa hình cao nằm ở phía Bắc của huyện; (3) khu vực có địa hình trung bình nằm ở phía Bắc của Quốc lộ 1A.
2.1.1.3. Khí hậu
Huyện Trảng Bom nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, không có biến đổi lớn về khí hậu, rất thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất. Trong năm, khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 90% lượng mưa hàng năm, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với khoảng 10% lượng mưa trong năm. Lượng mưa bình quân năm 1.800-2.000 mm/năm; lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Số giờ nắng trung bình khoảng 2.600-2.700 giờ/năm. Nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình hàng năm khoảng 25-260C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 210C, tháng có nhiệt độ cao nhất từ 34-350C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 78- 82%. Các tháng mùa mưa có độ ẩm tương đối cao 85 - 93%. Các tháng mùa khô có độ ẩm tương đối thấp 72- 82%. Độ ẩm trung bình hàng năm cao nhất là 95%. Độ ẩm trung bình hàng năm thấp nhất là 50%.
2.1.1.4. Tài nguyên đất
Theo số liệu cung cấp của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trảng Bom, toàn huyện có 5 nhóm đất chính:
- Nhóm đất gley (Gleysols): có diện tích khoảng 300 ha, chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của huyện; phân bố chủ yếu ở các xã Hố Nai 3, Bắc Sơn và Bình Minh. Loại đất này được hình thành trên trầm tích phù sa sông Đồng Nai và một ít trên sản phẩm dốc tụ, do ảnh hưởng của quá trình ngập nước nên tầng đất từ 0 - 50cm bị gley mạnh, quá trình tích lũy mùn cao, tương đối giàu đạm, lân và kali, thành phần cơ giới nặng, thích hợp với việc trồng lúa nước.
- Nhóm đất tầng mỏng (Leptosols): có diện tích 76 ha, chiếm khoảng 0,2% diện tích tự nhiên của huyện; phân bố chủ yếu ở xã Hố Nai 3. Loại đất này có tầng đất hiện hữu mỏng, trơ sỏi đá trên bề mặt, không thích hợp với sản xuất nông nghiệp.
- Nhóm đất đen (Luvisols): có diện tích 16.425 ha, chiếm khoảng 50,7% diện tích tự nhiên; gồm đất đen điển hình, tầng đá sâu; đất nâu thẩm, tầng đá sâu và đất nâu thẩm, tầng đá nông; phân bố chủ yếu ở các xã Sông Trầu, Thanh Bình, Cây Gáo, Sông Thao và Bắc Sơn. Loại đất này được hình thành trên đá bazan, tầng đất lẫn nhiều đá bọt, có kết vón. Tuy vậy, đất lại rất giàu mùn, đạm đặc biệt là lân, đất chua, giàu bazơ, cacbon, kiềm cấu tạo viên hạt bền thích hợp cho nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái và hoa màu.
- Nhóm đất xám (Acrisols): gồm đất xám điển hình, đất xám vàng, đất xám có kết von, đất xám cơ giới nhẹ và đất xám gley; diện tích 11.737 ha, chiếm khoảng 37% diện tích tự nhiên. Đất này được hình thành trên mẩu chất phù sa cổ, có thành phần cơ giới nhẹ, sét bị rửa trôi mạnh, độ phì nhiêu thấp;
thích hợp với nhiều loại cây trồng kể cả cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa màu, cây lương thực.
- Nhóm đất đỏ (Ferrasols): gồm đất vàng đỏ (Xanthic Ferrasols) và đất đỏ thẩm (Radic ferrasols) diện tích 3.834 ha, chiếm khoảng 11,8% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành từ đá bazan, thành phần cơ giới nặng, cấu tạo viên, tơi xốp, giàu đạm, lân. Loại đất này thích hợp cho cây lâu năm như cao su, cà phê, cây ăn trái …
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất qua các năm
Đơn vị tính:ha Thứ
tự Chỉ tiêu Diện tích
năm 2010
Diện tích năm 2014
Diện tích năm 2015
1 2 3 4 5
Tổng diện tích tự nhiên 32.369,00 32.359,42 32.541,17 1 Đất nông nghiệp 25.350,00 25.337,72 25.821,25 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 21.726,00 21.712,99 22.847,92 1.1.1 Đất trồng cây lâu năm 5.212,00 5.205,63 5.064,53
1.1.1.1 Đất trồng lúa 2.116,00 2.113,34 1.443,03
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 7,00 7,19 0,00
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 3.089,00 3.085,09 3.621,50 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 16.514,00 16.507,36 17.783,37
1.2 Đất lâm nghiệp 2.191,00 2.181,97 1.486,24
1.2.1 Đất rừng sản xuất 2.175,00 2.166,61 1.470,69
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 6,00 5,60 6,01
1.2.3 Đất rừng đặc dụng 10,00 9,75 9,54
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 987,00 986,99 1.000,45
1.4 Đất làm muối 0,00 0,00 0,00
1.5 Đất nông nghiệp khác 446,00 455,76 486,72
2 Đất phi nông nghiệp 7.019,00 7.021,69 6.719,92
2.1 Đất ở 1.925,00 1.925,90 1.925,91
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 1.676,00 1.767,90 1.786,92
2.1.2 Đất ở tại đô thị 158,00 157,99 138,99
2.2 Đất chuyên dùng 3.868,00 3.870,02 3.548,15
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 24,00 24,03 291,82
2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 61,00 68,39 69,17
2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh, phi nông nghiệp 2.278,00 2.270,52 1.790,87 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 1.498,00 1.507,25 1.396,29
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 69,00 68,64 69,87
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 84,00 84,02 82,07
2.5 Đất sông, suối và mặt đất chuyên dùng 1.071,00 1.070,98 1.093,91
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 2,00 1,92 0,00
Nguồn số liệu Chi cục Thống kê huyện Trảng Bom 2015.
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Trảng Bom là 32.541,17 ha, chiếm 5,5% trong tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Nai; xếp vị trí thứ 8/11 địa phương trong tỉnh. Trong đó, đất
nông nghiệp là chủ yếu, chiếm 79,35% DTTN; đất phi nông nghiệp chiếm 20,65% DTTN và đất chưa sử dụng đã được đưa vào khai thác. Quá trình sử dụng đất chuyển dịch theo hướng giảm diện tích trồng cây hàng năm và tăng diện tích trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất ở, đất chuyên dùng.
Phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã được đầu tư thâm canh, nâng cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất. Như vậy, tài nguyên đất từng bước được khai thác sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng.
2.1.1.5. Tài nguyên nước, thủy văn
Tài nguyên nước mặt: nguồn nước mặt của huyện được dự trữ chủ yếu trong các hồ chứa như: hồ Sông Mây, hồ Trị An, hồ Bà Long và hồ Thanh niên. Ngoài ra, nguồn nước mưa có chất lượng khá tốt, song lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm. Do đó, việc sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt còn hạn chế.
Mạng lưới sông suối trên địa bàn ngắn và dốc, ít nước trong mùa khô:
module dòng chảy trung bình vào mùa lũ có thể đạt 30-35 l/s/km2 nhưng vào mùa khô chỉ còn 10-12 l/s/km2.
Tài nguyên nước ngầm: có trữ lượng tương đối lớn, chất lượng nước tốt. Nước ngầm tầng sâu (>100m) có lưu lượng khá lớn. Đây là nguồn nước chính phục vụ sinh hoạt và sản xuất tại địa phương.
Nhìn chung, nguồn tài nguyên nước trên địa bàn huyện là khá dồi dào, có chất lượng nước tương đối tốt ít bị ô nhiễm vì thế có giá trị rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, nếu được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, nông lâm nghiệp và đời sống của nhân dân.
2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn chủ yếu là đá và đất làm nguyên vật liệu xây dựng. Hiện tại các mỏ đá đang được khai thác làm nguyên vật liệu xây dựng như: Mỏ đá bazan Trảng Bom (trữ lượng khoảng 0,8 triệu m3),
mỏ đá Sông Trầu, mỏ đá Sóc Lu (trữ lượng khoảng 51 triệu m3) … Đặc biệt, trên địa bàn huyện có Puzelan (trữ lượng khoảng 0.8 triệu tấn) dùng làm nguyên liệu phụ gia xi măng nằm ở khu vực Đông Nam xã Cây Gáo. Ngoài ra, có một số loại khoáng sản khác như: than bùn, cát, sỏi, sét có thể khai thác làm nguyên liệu chế biến phân bón, gạch ngói và vật liệu xây dựng.
2.1.1.7. Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2015, diện tích đất rừng của huyện là 1.486,2 ha, trong đó đất rừng sản xuất 1.470,7 ha, đất rừng phòng hộ 6 ha và đất rừng đặc dụng 9,5 ha. Diện tích rừng của huyện chủ yếu là rừng sản xuất được trồng quanh hồ Sông Mây và rừng tràm thuộc xí nghiệp nguyên liệu giấy Đông Nam Bộ. Ngoài ra là các loại cây lấy gỗ của các hộ dân trồng do mục đích kinh tế. Tỷ lệ che phủ rừng khoảng 4,6%, tỷ lệ che phủ của cây xanh 59% (bao gồm cả cây rừng và cây lâu năm).
2.1.1.8. Tài nguyên du lịch
Huyện Trảng Bom có tiềm năng khá lớn để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển. Với các tài nguyên du lịch như: thác Giang Điền, thác Đá Hàn, Khu di tích căn cứ Tỉnh uỷ Biên Hoà (U1), khu bảo tồn thiên nhiên - văn hoá, cảnh quan hồ, hệ thống chùa, nhà thờ, làng nghề … tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, tham quan di tích văn hoá - lịch sử, du lịch làng nghề, giải trí, nghỉ dưỡng và các loại hình du lịch - dịch vụ … trong mối quan hệ tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Đồng Nai và vùng Đông Nam bộ.